Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh là đối tượng cần được chăm sóc rất đặc biệt và cẩn thận, nhất là trong và ngày hoặc vài tuần sau sinh bởi khi đó cơ thể của trẻ còn rất non nớt, yếu đuối và chưa thích ứng được với môi trường xung quanh. Trong thời gian đó trẻ thường dễ mắc phải một số triệu chứng trong đó có những vấn đề về da liễu như nổi mụn, mẩn đỏ hay bị kê. Vậy nói trẻ sơ sinh bị kê là như thế nào, nguyên nhân, triệu chứng khi trẻ bị kê là gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu dưới bài viết dưới đây.

Trẻ bị kêKê là hiện tượng thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị kê là gì? Triệu chứng trẻ bị mụn kê.

Theo kết quả khảo sát của các bác sỹ chuyên khoa nhi cho thấy có đến 20% trẻ sơ sinh bị nổi mụn kê trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh, điều này hầu hết đều khiến các bố mẹ đều lo lắng, nhất là những người lần đầu nuôi con. Trẻ bị kê là hiện tượng xuất hiện những mụn đỏ nổi trên da của trẻ với đầu trắng như những mụn trứng cá thường thấy ở người lớn. Những nốt mụn kê này thường xuất hiện tập trung vào một vùng mà ta thường gọi là vầng cháy.

Mụn kê thông thường sẽ có từ vùng má hoặc bẹn của bé trước bởi lẽ đây là nơi dễ bị nhiễm khuẩn hơn cả, ngoài ra nó còn xuất hiện ở vùng trán, cằm, cánh tay, gò má, mũi… nhưng không làm cho trẻ đau rát hay ngứa ngáy. Thông thường trẻ sơ sinh bị nổi hạt kê sẽ không có ảnh hưởng gì đến sức khỏe, nó sẽ kéo dài khoảng vài tuần đến vài tháng tùy thuộc vào cơ địa của trẻ cũng như cách chăm sóc.

Trong một vài trường hợp trẻ bị kê ở mặt hoặc trẻ sơ sinh bị kê ở mông có thể bị trầy xước do đây là vị trí có khả năng nhiễm khuẩn cao hơn, khi đó vùng da bị kê của bé sẽ xuất hiện mủ kèm chảy máu. Những vùng da của trẻ bị nổi hạt kê thường sần sùi, luôn trong trạng thái bị tấy đỏ, đặc biệt là khi tiếp xúc với môi trường hay những vật dụng bị nhiễm khuẩn. Với những biểu hiện, triệu chứng khi trẻ bị kê nêu trên, các mẹ cũng nên phân biệt với một số hiện tượng da liễu khác của trẻ như mề đay, rôm sảy để có cách điều trị đúng đắn nhất.

Theo đó rôm sảy là hiện tượng da bé xuất hiện các mụn nước tròn dưới da, có sưng tấy mẩn đỏ và tập trung thành từng cụm trên lưng, bụng, trán, vai, cổ; mề đay là hiện tượng xuất hiện các ban đỏ, sưng tấy, phù nề, mẩn ngứa trên khắp vùng da ở cơ thể bé. Với mỗi hiện tượng này luôn có các cách điều trị phù hợp và khác nhau nên các mẹ cần lưu ý kĩ về triệu chứng của bé để tránh nhầm lẫn. Vậy nguyên nhân bị kê ở trẻ sơ sinh là gì, tại sao trẻ sơ sinh bị lên kê ở mặt, tại sao trẻ sơ sinh bị kê ở cổ…. hãy cùng chúng tôi tìm hiểu.

Trẻ bị kêMụn kê thường xuất hiện tập trung thành từng cụm ở má, ở mông bé.

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng bị kê ở trẻ sơ sinh.

Kê là một hiện tượng xuất hiện trên da của bé trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh, có đến 20% trẻ em sinh ra đều bị kê trong giai đoạn đó, vậy tại sao lại có hiện tượng này, nguyên nhân nào dẫn đến việc trẻ bị kê. Có khá nhiều nguyên nhân được cho là gây ra hiện tượng bị kê ở trẻ, trong đó kể đến một số nguyên nhân chính như: Ảnh hưởng từ lượng hoocmon mà trẻ nhận được từ mẹ thông qua bú mẹ, khi đó các tuyến bã nhờn bị bít lại làm lỗ chân lông bị tắc và xuất hiện nhiều mụn nổi mẩn. Cơ thể của em bé trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh còn rất non nớt và dễ bị tổn thương nên những yếu tố bên ngoài cũng có thể gây tác động xấu lên da trẻ làm xuất hiện hiện tượng kê.

Trẻ bị phì đại tuyến bã nhờn trên da cũng là một nguyên nhân dẫn thường xảy ra. Với những yếu tố trên khi gặp điều kiện thuận lợi sẽ nhanh chóng phát triển hơn nếu cơ thể trẻ bị nóng lên hay tiếp xúc với môi trường chứa chất tẩy rửa, nước bọt hoặc ngay cả là sữa mẹ. Các bố mẹ khi có con bị kê chắc chắn sẽ rất lo lắng liệu triệu chứng này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé hay không, câu trả lời sẽ được giải đáp ở phần tiếp theo.

Trẻ bị kêNguyên nhân chủ yếu trẻ bị kê được xác định là do ảnh hưởng từ sữa mẹ.

Trẻ bị kê có nguy hiểm không?

Lo lắng là dấu hiệu sẽ thấy ở các bố mẹ khi con bị kê, đặc biệt là trong những trường hợp trẻ bị kê toàn thân. Tuy nhiên theo kết luận của các bác sỹ chuyên khoa cũng như các trường hợp trên thực tế cho thấy rằng kê không gây nguy hiểm đến sức khỏe cũng như sự sinh trưởng và phát triển bình thường của trẻ.

Thông thường kê sẽ tự biến mất trong vài tuần hoặc vài tháng sau đó. Trong một vài trường hợp trẻ bị kê kéo dài hơn hoặc có những biểu hiện mụn sưng tấy, trầy xước ở mức độ nặng hơn thì các mẹ cần đưa bé đến gặp bác sỹ để có những biện pháp điều trị kịp thời nhất. Tuy nhiên việc xác định đúng triệu chứng ở trẻ bị kê là rất quan trọng, bởi lẽ nếu các mẹ nhầm lẫn, không phân biệt được với các triệu chứng da liễu khác thì rất có thể cách chăm sóc và điều trị cho trẻ của bạn sẽ làm tình trạng của bé thêm tồi tệ hơn.

Trong một vài trường hợp việc này có thể để lại biến chứng nguy hiểm cho trẻ , da trẻ sẽ xuất hiện nhiều mụn hơn, sưng tấy và làm trẻ khó chịu, thậm chí gây viêm nhiễm và để lại di chứng trên da trẻ suốt đời. Có thể thấy kê là một hiện tượng xảy ra khá nhiều và không gây nguy hiểm nhưng nếu không biết chăm sóc và điều trị đúng cách thì rất nguy hiểm cho trẻ.

Trẻ bị kêMụn kê không được điều trị kịp thời có thể để lại di chứng trên da bé.

 Các cách điều trị kê cho trẻ sơ sinh.

Trẻ sơ sinh bị kê phải làm sao là câu hỏi mà các bố mẹ đặt ra nhiều nhất lúc này, một chế độ chăm sóc đúng cách kết hợp với các biện pháp điều trị hợp lý là rất cần thiết cho bé lúc này. Các bố mẹ cần lưu ý một số điểm sau đây để áp dụng với bé yêu:

  • Nguyên nhân bị kê ở trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh được xác định phần lớn cho ảnh hưởng từ hoocmon của người mẹ qua đường bú, chính vì vậy điều chỉnh nguồn sữa của mẹ là biện pháp ưu tiên cần thực hiện ngay. Nguồn sữa của mẹ chủ yếu bị ảnh hưởng qua việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày. Các mẹ cần điều chỉnh một chế độ ăn uống khoa học, hợp lý hơn, nên ăn những đồ ăn có tính mát, tránh đồ ăn cay nóng, tránh ăn những đồ ăn tanh như đồ biển, tôm, cua, ghẹ… tuyệt đối không sử dụng đồ uống có cồn, chất kích thích như rượu bia, thuốc lá, điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc bị lên mụn kê của bé mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển bình thường của trẻ. Ngoài ra các mẹ cần lưu ý tránh để sữa mẹ văng lên da bé trong lúc bú vì nó có thể làm mụn kê của bé xuất hiện nhiều hơn, nặng hơn.
  • Hạn chế nhiều nhất tiếp xúc với vùng da bị mụn kê, đặc biệt không được sờ nắn, nặn ép, cậy mụn kể cả khi mụn bị sưng tấy, đỏ hay xuất hiện đầu trắng như mụn trứng cá. Bởi lẽ việc tác động vào mụn kê của bé sẽ làm da bé có những vết thương hở, mà da trẻ sơ sinh trong vài ngày, vài tuần đầu còn rất non yếu, rất dễ bị những vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
  • Các mẹ nên chú ý để tránh cho tay, chân bé chạm vào những vùng xuất hiện mụn kê, tay chân bé khi va chạm vào sẽ gây ra những tổn thương, những vết xước, chảy máu dễ bị nhiễm trùng. Hơn nữa bạn cũng nên lựa chọn những bộ quần áo vải mềm, tránh chất liệu cứng, nóng, rộng rãi cho bé yêu.
  • Vệ sinh nhẹ nhàng bằng khăn mềm, nước sạch cho bé, đặc biệt vùng xuất hiện mụn kê cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm bé đau và mụn sưng tấy.
  • Các mẹ có thể tắm cho bé bằng các loại nước lá đun sôi theo dân gian truyền lại như nước lá sài đất, lá chanh, lá khế… tuy nhiên khi thấy bé có biểu hiện, phản ứng bất thường sau khi tắm lá bạn cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra.

Trẻ bị kêTắm lá là một biện pháp dân gian trị mụn kê cho trẻ.

  • Bạn có thể tắm cho bé bằng một số loại xà phòng đặc biệt, chuyên dụng, nhưng các mẹ cũng nên lưu ý về các thành phần trong đó, nên chọn những loại có thành phần từ thiên nhiên, an toàn cho trẻ sơ sinh, tốt hơn hết bạn nên hỏi ý kiến của các bác sỹ chuyên khoa trước khi quyết định sử dụng.
  • Luôn giữ cho vùng bị mụn kê của bé khô ráo, sạch sẽ, các mẹ cũng không nên bôi những loại thuốc, kem lên mụn, điều này là không cần thiết và gây ra sự bí bách ở da bé, thậm chí trong nhiều trường hợp sử dụng loại thuốc không đúng có thể gây ra tác dụng phụ và để lại biến chứng trên da cho trẻ.
  • Khi đã thực hiện các biện pháp chăm sóc đúng cách cho bé mà mụn kê vẫn không có biểu hiện thuyên giảm, thậm chí nhiều trường hợp còn sưng tấy hơn, xuất hiện mủ trắng ở đầu mụn, trẻ sốt cao, liên miên thì các bố mẹ cần đưa bé đến ngay cơ sở y tế gần nhất để có những biện pháp xử lý kịp thời, trong trường hợp này rất có thể bé đã bị nhiễm khuẩn.
  • Với các bố mẹ khi có con xuất hiện mụn kê, đặc biệt là những ông bố bà mẹ lần đầu nuôi con chớ nên nóng vội, cuống lên mà phải giữ tinh thần bình tĩnh để có thể tìm ra phương pháp điều trị tốt nhất, phù hợp nhất cho bé yêu của mình. Bởi lẽ kê không phải là một loại bệnh mà chỉ là một hiện tượng da liễu thường xuất hiện ở trẻ nhỏ và hoàn toàn có thể biến mất khi bạn chăm sóc và điều trị đúng cách.

Hi vọng rằng với những dòng chia sẻ trên có thể giúp các ông bố bà mẹ hiểu trẻ sơ sinh bị kê là như thế nào, tại sao trẻ lại bị kê cũng như cách chăm sóc, điều trị trẻ bị kê ra sao cho tốt nhất.

5/5 - (1 vote)