Khi nước ối bị rỉ ra, sẽ không còn có tác dụng bảo vệ thai nhi tránh khỏi những tác nhân va chạm từ bên ngoài nữa. Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu thường băn khoăn không biết rỉ ối có đau bụng không? Hãy cùng tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé.
Rỉ ối và tiết dịch nhầy có phải là một không?
Trong nhiều trường hợp, mẹ bầu không phân biệt được nước ối rỉ ra, nước tiểu hay là dịch nhầy. Trong thai kỳ 9 tháng 10 ngày, do có sự thay đổi hormone nên cơ thể người mẹ thường xuyên tiết ra dịch âm đạo nhiều hơn bình thường, chính vì vậy nên nhiều mẹ bầu thường lầm tưởng đó là nước ối rỉ.
Càng gần ngày dự sinh, dịch âm đạo sẽ tiết ra càng nhiều do cổ tử cung dần mở rộng hơn làm cho nút nhầy bị bật ra. Dịch này thường có màu trắng, xanh hoặc vàng nhạt, sờ vào thấy lầy nhầy như nước mũi đặc của người bị cảm, đôi khi còn dính chút máu, đó là dịch âm đạo.
Mẹ bầu rất dễ nhầm lẫn giữa rỉ ối và tiết dịch nhầy hoặc són tiểu
Khi nước ối bị rò rỉ, chất lỏng chảy ra từ vùng kín của mẹ bầu thường có màu trắng, trong suốt, đôi khi có dính chút nhầy, có lẫn một chút máu và đặc biệt không có mùi như mùi khai đặc trưng của nước tiểu.
Để nhận biết có phải là rỉ ối hay không, người mẹ nên đi tiểu cho bàng quang của mình thật rỗng, sau đó dùng băng vệ sinh đặt lên quần lót và theo dõi chất lỏng rỉ ra sau 1 tiếng (không rặn tiểu). Nếu thấy có chất lỏng có màu vàng là nước tiểu bị són ra, còn nếu không có màu là nước ối bị rỉ.
Để biết chính xác hơn nữa, ngay khi nghi ngờ bị rỉ ối, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám để các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm thai, nếu thấy khối lượng giảm đi cũng là căn cứ để chẩn đoán có bị rỉ ối hay không.
Cách nhận biết rỉ ối trong thai kỳ mà không cần đi bác sĩ?
Mẹ bầu cũng có thể tự tiến hành thử tại nhà để nhận biết rỉ ối non nếu không có điều kiện đi khám. Bởi lẽ, trong những tháng cuối thai kỳ, tình trạng rỉ ối ở mẹ bầu rất dễ bị nhầm lẫn với són tiểu. Do đó, khi thấy bất kỳ chất lỏng nào chảy ra từ âm đạo một cách bất thường, mẹ bầu cần chú ý quan sát và phân biệt bằng 3 cách dưới đây:
- Quan sát tốc độ chất lỏng chảy chậm hay nhanh: Các chị em nhớ nhé, tốc độ chảy của nước ối khi bị rỉ ối non bao giờ cũng chậm hơn so với nước tiểu. Tuy nhiên, chị em cần phải thật tinh ý mới có thể nhận biết được dấu hiệu rỉ ối này.
- Quan sát màu sắc và ngửi mùi: Khi thấy vết nước rỉ ra trên quần chíp, mẹ bầu hãy quan sát bằng mắt thật kỹ và đưa lên mũi ngửi. Nếu vết nước trong suốt, không có màu, không mùi thì tức là mẹ bầu đang bị rỉ ối, cần đến ngay bệnh viện để được trợ giúp. Ngược lại nếu vệt nước rỉ ra có mùi khai và màu vàng nhạt tới vàng sẫm thì mẹ không cần lo lắng, đó chỉ là nước tiểu bị són ra mà thôi.
- Thử bằng giấy quỳ tím: Nếu dùng 2 cách trên không có kết quả, các mẹ hãy dùng giấy quỳ tím để thử. Nhúng giấy quỳ tím vào chỗ nước rỉ ra, nếu chuyển sang màu xanh đen thì chính là nước ối, còn nếu quỳ tím không bị đổi màu thì đó chính là nước tiểu.
Cách nhận biết rỉ ối non bằng giấy quỳ tím
Mẹ bầu bị rỉ ối có đau bụng không?
Câu trả lời là rỉ ối không gây đau bụng. Trong thai kỳ, nhiều mẹ bầu thường bị đau bụng. Tuy nhiên, đây là một trong những triệu chứng phổ biến thường gặp, ít khi gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi nên mẹ không cần lo lắng nhé.
Nhưng trong một số trường hợp cá biệt, hiện tượng đau bụng có thể là dấu hiệu báo trước những vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe thai kỳ. Vấn đề này thậm chí có thể đe dọa sinh mạng thai nhi đang ở trong bụng mẹ, tùy vào mức độ đau bụng và các triệu chứng đi kèm.
Nếu mẹ bầu đã bước vào tuần 38 mà lại bị đau bụng kèm theo hiện tượng rỉ ối thì đây có thể là dấu hiệu báo trước đã đến lúc lâm bồn. Trong trường hợp mẹ bầu bị rỉ ối, kèm theo đau bụng nhưng chưa đủ tuần sinh nở thì rất có thể mẹ đang phải đối diện với vấn đề sinh non.
Mẹ bầu chú ý nhé, tình trạng rỉ ối và đau bụng dữ dội trong những giai đoạn đầu thai kỳ (dưới 24 tuần) có thể dẫn đến sảy thai. Khi đó, mẹ bầu cần đi khám ngay nếu cảm thấy đau bụng dưới bất cứ hình thức nào trong thai kỳ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Tại bệnh viện, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm và kiểm tra sức khỏe tổng quát của thai nhi và đưa ra chẩn đoán xem đây có phải là một vấn đề nghiêm trọng cần can thiệp y tế hay không.
Mẹ bầu bị rỉ ối nhưng không đau bụng có biểu hiện như thế nào?
Nếu như bị rỉ ối nhưng không đau bụng, nếu không được can thiệp kịp thời có thể gây ra vỡ ối và sinh non. Hiện tượng vỡ ối thường kèm theo đau bụng dưới dữ dội, xảy ra vào giai đoạn gần cuối thai kỳ. Lúc này, mẹ bầu sẽ có cảm giác một lượng nước lớn bất ngờ chảy ào ra khỏi cơ thể mà không báo trước.
Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có khoảng 10-15% mẹ bầu bị vỡ ối trước khi sinh nở. Thông thường, mẹ bầu phải nhập viện để chờ đợi vỡ ối, cổ tử cung mở ra hoặc phải tiến hành mổ lấy thai nếu người mẹ không có các dấu hiệu chuyển dạ. Cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu bị rỉ ối nhưng lại không có cảm giác đau bụng như chuẩn bị sinh vì lúc này vẫn chưa đến thời điểm sinh.
Màu sắc nước ối rỉ ra sẽ thể hiện tử cung của mẹ có ổn định hay không, có khi báo hiệu nguy cơ ô nhiễm và gây nguy hại đến bé nên mẹ cần lưu ý. Nếu mẹ bầu bị vỡ ối sẽ có dấu hiệu giống như lúc bị són tiểu và sau đó xuất hiện các giọt dịch lỏng màu nâu hoặc hồng nhỏ chậm. Lúc này, mẹ cần kiểm tra xem dịch lỏng ở đáy quần có màu gì để kịp thời có biện pháp xử lý.
Hiện tượng rỉ ối nhưng không đau bụng gây nguy hiểm cho thai nhi
Và nếu dịch lỏng có màu xanh hoặc màu nâu sẫm thì đây rất có thể là biểu hiện nguy hiểm, gây ảnh hưởng đến tính mạng thai nhi. Khi mẹ cảm nhận được một lượng dịch lớn chảy ra từ cơ thể thì hãy kiên nhẫn đợi thêm khoảng 12 – 24 giờ xem có xuất hiện các cơn đau gò bụng, cơn co thắt hay không. Nếu có thì chứng tỏ bé yêu đã sắp chào đời rồi, mẹ cần chuẩn bị tinh thần đi sinh là vừa. Ngược lại, sau thời gian đó mà vẫn không có dấu hiệu chuyển dạ thì mẹ nên đến các cơ sở uy tín để kiểm trang tình trạng sức khỏe ngay nhé.
Hiện tượng rỉ ối nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Hiện tượng rỉ nước ối và cơn đau gò bụng xuất hiện sớm trước tuần 37 thì nguy cơ rất cao là mẹ sẽ sinh non. Không chỉ có vậy, dịch ối ra bất thường còn gây ra sự thiếu hụt oxy nuôi thai nhi, thậm chí còn có thể khiến mẹ bầu bị suy thai hoặc thai chết lưu.
Lớp nước ối bao quanh thai nhi không chỉ là nguồn dinh dưỡng để thai nhi hấp thụ và phát triển mà còn là lớp màng bảo vệ thai nhi trước những va chạm khi mẹ bầu vận động. Vì vậy, khi mẹ bị rỉ ối nhưng không đau bụng rất nguy hiểm cho thai nhi và khó khăn cho quá trình sinh nở của mẹ sau này.
Hiện tượng rỉ ối rất nguy hiểm cho thai nhi, nếu kéo dài mà không có biện pháp xử lý sẽ dẫn tới những dị tật bẩm sinh hoặc sảy thai. Với mẹ bầu, tình trạng rỉ ối làm cho vùng kín trở nên ẩm ướt tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở và xâm nhập vào bên trong âm đạo, gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Hơn nữa, rỉ ối kéo dài trong suốt 3 tháng cuối thai kỳ sẽ làm thiếu hụt lượng nước ối cần thiết cho thai nhi khiến thai chậm phát triển. Khi nước ối quá ít, dây rốn sẽ bị ép chặt, người mẹ sẽ phải đối mặt với nguy cơ sinh mổ cao.
Khi bị rỉ ối nhưng không đau bụng, mẹ bầu nên làm gì?
Khi mẹ bầu đã mang thai đủ 37 tuần trở lên và xuất hiện hiện tượng rỉ ối kèm theo các cơn co thắt, gò bụng thì nên chuẩn bị các vật dụng cần thiết để đi sinh càng sớm càng tốt. Còn đối với những chị em mang thai dưới 37 tuần mà gặp hiện tượng rỉ ối nhưng không đau bụng thì cũng nên bình tĩnh đến ngay bệnh viện uy tín gần nhất để được kiểm tra tình trạng sức khỏe thai nhi.
Lúc này, khi ối đã rỉ ra, nguy cơ nhiễm trùng túi ối là rất cao, đồng thời cũng gây nguy hiểm cho thai nhi do vi khuẩn đã xâm nhập được vào bên trong. Vì vậy, sau khi thực hiện một số thủ thuật kiểm tra để chẩn đoán bệnh thì bác sĩ sẽ dùng thuốc kháng sinh và thuốc giảm cơn co thắt nhằm giữ túi ối ổn định được vị trí trong tử cung.
Trong thời gian này, mẹ bầu nên tránh các hoạt động vận động mạnh, quan hệ tình dục hoặc thụt rửa âm đạo khi đi vệ sinh để tránh nguy cơ sảy thai. Bên cạnh đó, mẹ không nên ngâm mình trong bồn tắm để tránh khiến mẹ nguy cơ nhiễm trùng ối.
Khi bị rỉ ối, mẹ bầu nên tránh các hoạt động vận động mạnh
Để phòng tránh việc bị rỉ ối non trong suốt thai kỳ, hàng ngày mẹ bầu nên vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ bằng nước muối, nước lá chè, trầu không hoặc nước ấm và lau lại bằng khăn khô. Khi đi vệ sinh, mẹ bầu cần lưu ý, nên dùng khăn giấy chuyên dụng để vệ sinh và phải lau từ trước ra sau, không làm ngược lại để tránh nhiễm khuẩn. Đồng thời, mẹ bầu không nên dùng băng vệ sinh vì có thể gây ra viêm nhiễm nặng hơn.
Tốt nhất, mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kỳ để kịp thời phòng tránh được những dấu hiệu bất thường về nước ối và các biến chứng khác thai kỳ khác.
Trên đây là những dấu hiệu nhận biết hiện tượng rỉ ối khi mang thai các mẹ bầu cần nắm để có các biện pháp xử lý cũng như phòng ngừa hiệu quả. Nếu còn băn khoăn rỉ ối có đau bụng không, mẹ bầu cần đến các cơ sở y tế để nhận được sự trợ giúp, tư vấn chính xác từ phía các y bác sĩ.
Xem thêm:
Khi Mang Thai Rỉ Ối Có Nguy Hiểm Không
Nguồn tham khảo
- https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/khi-mang-thai-ri-oi-co-nguy-hiem-khong/
- https://www.conlatatca.vn/thai-nhi-37-tuan/ri-oi-nhung-khong-dau-bung-moi-nguy-tiem-tang-cho-thai-nhi-52131.html
- https://dantri.com.vn/suc-khoe/vo-oi-non-do-viem-nhiem-phu-khoa-1250982041.htm
- https://www.abclawcenters.com/blog/2018/08/01/leaking-amniotic-fluid/