Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của em bé:

  • Em bé của bạn lúc này dài khoảng 45-49cm , nặng từ 2,6-3,1kg. Kích thước bằng 1 quả dưa vàng rồi đó mẹ.
  • Các lông tơ, tóc tiếp tục rụng cùng với sự giảm dần của lớp vernix. Em bé sẽ nuốt nước ối liên tục cùng với những thứ đó, kết hợp với chất bài tiết của cơ thể để tạo thành phân su.
  • Chất béo tiếp tục dưới da, chiếm khoảng 15% tổng trọng lượng của cơ thể.
  • Các cơ bắp tiếp tục phát triển đặc biệt là cơ ở vùng họng. Điều này cho thấy các bé đã sẵn sàng cho việc nuốt thức ăn bên ngoài.
  • Xương và sụn của bé vẫn còn khá mềm, đặc biệt là ở hộp sọ. Để bé có thể lọt qua vùng xương chậu và âm đạo ra bên ngoài.
  • Hầu hết thai nhi 36 tuần tuổi đều đặt đầu ở vị trí thích hợp là ở dưới vùng xương chậu, đừng quá lo lắng nếu bé nhà bạn chưa ở vị trí này. Nếu trong những tuần tới, bé vẫn chưa ở vị trí thích hợp, bạn có thể đề nghị phương pháp xoay thai.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-36

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Bụng của bạn ngày càng lớn và trở nên nặng nề, mặc dù có thể bạn không tăng cân nhưng em bé vẫn cứ tăng đều trung bình khoảng 28g/ngày.
  • Áp lực từ sự phát triển của tử cung sẽ khiến bạn di chuyển khó khăn, đau lưng, đau hông, thường xuyên và rất mệt mỏi.
  • Đầu em bé tiếp tục lấn sâu vào vùng xương chậu của bạn, từ đó càng gây áp lực lên bàng quang và những bộ phận quanh đó. Bạn sẽ thấy khó chịu và có thể đau vùng xương chậu.
  • Những vi khuẩn ở âm đạo, trực tràng hay ruột thừa là vô hại, song bạn cũng có thể bị nhiễm vi khuẩn gây hại khác hoặc bị nhiễm trùng (sự phát triển quá mức của vi khuẩn)
  • Tỉ lệ trẻ sơ sinh bị lây nhiễm những vi khuẩn này khi sinh là 1-2%, do vậy bạn cần được khám phụ khoa trước khi sinh.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks, sẽ tiếp tục gia tăng, rất nhiều trường hợp là báo động giả, chuyển dạ khiến các bà mẹ cảm giác thấy đôi lúc bực bội.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-36-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Trong lần khám thai tiếp theo này, bạn sẽ tiếp tục siêu âm, thử nước tiểu, kiểm tra sức khỏe, thảo luận với bác sĩ về việc sinh thường hay sinh mổ.
  • Nếu bạn thấy khó chịu hoặc đâu ở ngực, bạn có thể mặc những chiếc áo lót dành cho bà bầu.
  • Chuẩn bị mọi thứ cần thiết trước ngày sinh, thẻ bảo hiểm y tế, miếng đệm vú, quần áo dành cho bà bầu, băng/giấy vệ sinh, quần áo/tã/bỉm cho trẻ sơ sinh và đồ ăn…
  • Tùy vào điều kiện của mỗi người, bạn có thể nghỉ thai sản bắt đầu từ tuần này.
  • Ghi nhớ những kỹ thuật khi đẻ như hít thở, rặn đẻ, thư giãn… và các bước ứng xử khi có dấu hiệu chuyển dạ.
  • Nuôi dưỡng và chăm sóc một đứa trẻ không hề đơn giản. Nêu các mẹ hãy luôn giữ vững tinh thần và lạc quan nhé.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-36-2

Xem thêm:

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 35 Tuần Tuổi

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 37 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)