Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Việc tiêm vắc xin là rất cần thiết từ khi còn là trẻ sơ sinh. Nó tạo ra kháng thể giúp bảo vệ cơ thể khỏi sự tấn công của các vi khuẩn, virus gây hại, đặc biệt là liều phòng ngừa uốn ván. Tuy nhiên, tùy từng cơ thể mà sau khi tiêm uốn ván có thể xảy ra một vài triệu chứng. Vậy những triệu chứng này là gì, chúng có gây nguy hiểm không và sau khi tiêm uốn ván kiêng gì hay không. Để giải đáp thắc mắc, các mẹ hãy xem qua bài viết ngay sau đây.

Tại sao cần tiêm phòng uốn ván?

Bệnh uốn ván là loại bệnh nguy hiểm và khiến cho người mắc nó bị tử vong. Loại khuẩn uốn ván này thường dựa vào những vết thương có trên cơ thể người để phát triển bệnh. Trong khi đó, khi phụ nữ trong giai đoạn sinh đẻ thường sẽ bị xước xát ở âm đạo nên nếu không tiêm phòng từ trước cả mẹ và bé đều có thể mắc phải uốn ván. Chính vì vậy, vắc xin uốn ván là vô cùng quan trọng để tạo kháng thể giúp bảo toàn tính mạng của cả hai mẹ con, giúp cho sức khỏe cả hai được ổn định và khỏe mạnh sau khi sinh.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, vì sức đề kháng còn yếu và việc xây xát khi chơi giỡn có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên việc tiêm phòng uốn ván cũng là điều không thể bỏ qua. Nhờ đó, trẻ sẽ vẫn phát triển bình thường và không gặp phải các di chứng có thể xảy ra khi bị uốn ván.

Tiêm Uốn Ván Kiêng GìTrẻ luôn vui khỏe mỗi ngày khi không bị mắc uốn ván nhờ việc tiêm phòng vắc xin từ sớm

Biểu hiện có thể có sau khi tiêm phòng uốn ván ở bà bầu và trẻ nhỏ

Sau khi tiêm phòng, bà bầu có thể gặp các tình trạng như có quầng đỏ, sưng, ngứa ở chỗ tiêm, có thể sẽ bị sốt đến 38-39 độ C. Có trường hợp tuy không hay gặp nhưng vẫn có thể xảy ra là ở chỗ tiêm uốn ván bị nổi hạch lên. Cũng có thể mẹ sẽ bị thâm nhiễm vùng tiêm. Tuy nhiên, các hiện tượng này là hoàn toàn bình thường nên mẹ bầu không cần quá lo lắng. Với các tình trạng kể trên, chúng có thể tự biến mất sau 1-2 ngày hoặc bà bầu có thể sử dụng cách chườm đá, băng ép lạnh để chữa khỏi chúng.

Đối với trường hợp là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm phòng, các bé cũng có thể có các biểu hiện của sốt, mệt mỏi, xanh xao, biếng ăn hơn, không năng nổ chơi đùa như trước, đường ruột gặp vấn đề tiêu chảy và sẽ quấy khóc liên tục. Lúc này, để giúp trẻ khá hơn mẹ sẽ cần thực hiện các chế độ ăn uống bổ sung cần thiết cho trẻ. Khi đã khỏe hơn, trẻ sẽ lại vui vẻ và nô đùa như trước.

Tiêm Uốn Ván Kiêng GìTrẻ có thể bị tình trạng sốt sau tiêm ngừa uốn ván

Bà bầu tiêm uốn ván bị sưng và ngứa có sao không?

Việc tiêm phòng uốn ván là rất cần thiết cho phụ nữ mang thai vì không những giúp bản thân khỏi bị uốn ván mà thai nhi cũng được an toàn. Tuy nhiên, có một vài trường hợp bị đau đầu, sốt, chóng mặt, sưng và ngứa… sau khi thực hiện tiêm phòng. Điều này đã khiến nhiều mẹ bầu lo sợ, nghĩ rằng bản thân có thể đã bị bệnh nào đó.

Nhưng các bác sĩ đã khẳng định rằng hiện tượng này hoàn toàn bình thường và mẹ bầu không hề trong tình trạng nguy hiểm hay đang mắc bệnh. Xảy ra các biểu hiện này là do hệ miễn dịch khi mang thai của phụ nữ yếu hơn bình thường nên những tác dụng phụ có từ vắc xin uốn ván hay bất kỳ vắc xin nào khác  đều có thể bị phát tác.

Vì vậy, khi bị sưng tấy và ngứa sau khi tiêm phòng, mẹ chỉ cần dùng túi chườm đá hoặc một chiếc khăn có bọc viên đá để chườm lạnh lên chỗ vừa tiêm. Việc chườm đá cần thực hiện liên tục trong 30 giây. Khi đã được 30 giây, mẹ nhất ra và tiếp làm lần nữa sau 5 giây. Cách này mẹ cứ làm lặp đi lặp lại với khoảng 20-30 phút, máu trong cơ thể sẽ lưu thông trở lại và chỗ được tiêm phòng sẽ không sưng tấy nữa.

Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý là không chườm trực tiếp đá lên chỗ sưng vì có thể gây bỏng lạnh hoặc làm vết thương nghiêm trọng hơn. Cũng có một cách khác để khi tiêm vắc xin xong, tình trạng tiêm uốn ván bị sưng tay không xảy ra chính là mẹ nên xoa xung quanh chỗ vừa chích đó thật nhẹ nhàng và xoa trong vòng 20-30 phút. Tuy nhiên nếu đã xoa được một lúc lâu hoặc đã sử dụng cách chườm đá mà vẫn không giảm thì mẹ nên đến gặp bác sĩ để được thăm khám.

Bà bầu nên làm gì khi gặp triệu chứng sốt sau tiêm uốn ván?

  • Mẹ cần làm một số thứ để giúp hạ nhiệt cơ thể xuống: nới lỏng quần áo; có thể thay sang bộ đồ khác rộng rãi, thoải mái hơn; dùng khăn đã được thấm trong nước ấm để vào những chỗ nách, bẹn, nếp gấp của tay, chân và làm liên tục cho đến khi nhiệt độ đã hạ xuống ở mức bình thường.
  • Nếu mẹ bị sổ mũi thì mẹ nên xì thật sạch ra và vệ sinh mũi bằng nước muối sinh lý.
  • Luôn chú ý tới vấn đề ăn uống. Đảm bảo các bữa ăn đều cung cấp đầy đủ các dưỡng chất. Bên cạnh đó, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại rau xanh, trái cây tươi, sạch sẽ. Vì có các chất xơ và vitamin nên cơ thể của mẹ có thể không bị sốt nữa.
  • Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hạ sốt mà không tham khảo ý kiến bác sĩ vì có thể có một số loại thuốc gây ảnh hưởng tới thai nhi mà mẹ không biết.
  • Luôn cung cấp đầy đủ nước cho cơ thể

Tiêm Uốn Ván Kiêng GìMẹ bầu nên chú ý uống đủ nước mỗi ngày để bổ sung lượng nước và giúp thân nhiệt được hạ xuống

  • Nếu tình trạng sốt cao này kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm dù mẹ đã thử hết các cách kể trên thì mẹ cần liên hệ ngay với bác sĩ để tìm ra hướng giải quyết.

Trường hợp nào cần tiêm phòng uốn ván nhất

Uốn ván có thể xảy ra với bất cứ ai nên mọi người đều cần đi tiêm phòng. Trong số đó, có 4 trường hợp cần chú trọng đến vấn đề này nhất:

  • Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ từ 15-44 tuổi cần tiêm đủ 5 mũi. Khi đó, kháng thể sẽ được tạo ra và bảo vệ họ suốt thời kỳ sinh đẻ (tác dụng lên đến 98, 100%).
  • Phụ nữ mang thai: ở các bà bầu thì chỉ cần tiêm 2 mũi là có thể phòng được bệnh uốn ván. Và 2 mũi chích này cần đảm bảo cách nhau một tháng và trước khi sinh 15 ngày. Mũi đầu tiên, mẹ bầu nên tiêm ở tháng thứ 4 hoặc 5 và mũi thứ 2 sẽ cách sau đó một tháng. Trong trường hợp bà bầu đã tiêm đủ 2 mũi hoặc chỉ mới tiêm một mũi thì cần tiêm thêm một mũi nữa vào tháng mang thai thứ 4 hoặc 5.
  • Những người có nguy cơ mắc uốn ván: đối tượng trong trường hợp này thường là những người làm vườn, làm ở trang trại, nông trường chăn nuôi gia cầm, gia súc, người làm công việc dọn vệ sinh, cống rãnh, công nhân xây dựng. Những người này có nguy cơ mắc cao hơn những người khác vì địa điểm họ làm việc là nơi tập trung nhiều vi trùng uốn ván nhất. Vì thế, để không bị bệnh uốn ván, họ cần tiêm đủ 3 liều trong 6 tháng. Khi đã tiêm đủ, họ sẽ được miễn dịch và bảo vệ trong vòng 5-10 năm. Sau thời hạn này, họ đi thực hiện tiêm phòng lần nữa là có thể ngăn ngừa được căn bệnh này suốt đời.
  • Trẻ sơ sinh: với trẻ sơ sinh sẽ áp dụng tiêm mũi vắc xin 3 trong 1 để chữa cùng lúc 3 loại bệnh là bạch hầu, ho gà, uốn ván. Độ tuổi thích hợp nhất để bắt đầu tiêm vắc xin cho trẻ là khi đã được 2 tháng tuổi.

Tiêm uốn ván xong có phải kiêng gì không?

Với trường hợp phụ nữ mang thai tiêm uốn ván, mẹ bầu chỉ cần kiêng rượu bia sau khi đi chích ngừa. Còn vấn đề ăn uống hằng ngày, mẹ bầu vẫn có thể ăn như bình thường không phải kiêng thêm thứ gì. Chỉ cần các mẹ có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý và làm theo các chỉ dẫn của bác sĩ là mẹ có thể yên tâm chờ tới kỳ sinh nở, con sinh ra vẫn khỏe mạnh.

Với trường hợp trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tiêm phòng vắc xin uốn ván, trẻ cũng không cần kiêng cữ gì trong việc ăn uống. Sau khi tiêm trẻ có thể bị sốt, biếng ăn, mệt mỏi nên mẹ chỉ cần phải bổ sung thêm một số chất như:

  • Vitamin A

Bổ sung vitamin A sẽ giúp cho sức đề kháng của trẻ tăng lên. Bé sẽ nhanh hết các triệu chứng khó chịu kia và lại vui vẻ như bình thường. Mẹ có thể cung cấp loại vitamin này thông qua việc dùng các thực phẩm như bò, cà rốt, khoai lang, các thực phẩm màu đỏ để nấu cháo cho bé.

Tiêm Uốn Ván Kiêng GìBên cạnh việc bổ sung nước, mẹ có thể cho bé uống các loại nước ép trái cây cam hoặc bưởi

  • Nước

Các dấu hiệu sốt, tiêu chảy sau khi chích ngừa thường xảy ra với trẻ nên cơ thể trẻ thường sẽ bị mất nước. Khi đó, mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước hơn bình thường để có thể bù lại lượng nước đã mất. Còn với trẻ sơ sinh mẹ có thể cho bé bú nhiều sữa hơn, vừa giúp bổ sung nước vừa tăng khả năng đề kháng ở trẻ. Ngoài ra, mẹ cũng có thể sử dụng nước ép trái cây từ các loại quả như chanh, cam, bưởi… Những loại thực phẩm này vừa chứa nhiều nước vừa có các loại vitamin A, C tốt cho cơ thể. Nếu mẹ không chú ý thực hiện điều này, trẻ có thể gặp phải các vấn đề bệnh khác.

  • Ăn các thức ăn loãng, dễ tiêu

Đường ruột của trẻ nhỏ thường còn yếu và bị tiêu chảy sau khi tiêm phòng nên mẹ cần phải quan tâm tới các món ăn hằng ngày cho trẻ. Để trẻ có thể dễ dàng hấp thụ và ăn tốt hơn, mẹ nên chế biến các món ăn loãng nhưng vẫn chứa đủ chất dinh dưỡng cần thiết như cháo đậu xanh nấu thịt, cháo hành nấu thịt, súp gà, súp cua… Một lưu ý khác mà bà bầu cũng không nên bỏ qua trong giai đoạn này chính là trẻ sẽ có cảm giác biếng ăn. Vì vậy, mẹ nên chia nhỏ bữa ra thay vì chỉ ăn ba bữa như bình thường. Làm như vậy, bé sẽ không bị đói mà cơ thể cũng không bị thiếu chất.

Kết luận

Thế là các mẹ đã có thể hiểu được các tình trạng xảy ra sau khi tiêm uốn ván cùng tiêm uốn ván kiêng gì rồi. Các triệu chứng xuất hiện sau khi uốn ván là hoàn toàn không gây hại gì tới sức khỏe. Mẹ có thể an tâm cho bé ăn uống như bình thường và giúp bé bổ sung đầy đủ dưỡng chất hơn nữa. Như vậy, bé sẽ luôn phát triển đầy đủ và khỏe mạnh hơn.

Xem thêm:

Chích Ngừa Uốn Ván Rồi Có Cần Chích Lại Không? BS Trả Lời

Nguồn tham khảo

  • http://tintonghophangngay.blogspot.com/2018/11/tiem-phong-uon-van-bi-sung-va-ngua-co.html
  • https://baomoi.com/nen-an-gi-uong-gi-truoc-va-sau-khi-tiem-phong/c/22961876.epib
  • https://www.cardiosmart.org/Healthwise/d011/68/d01168
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/323784.php

 

Rate this post