Mỗi trẻ nhỏ đều có một kế hoạch ngủ, ăn và chơi của riêng mình. Trẻ 10 tháng tuổi cũng vậy, bé cần có những “lịch trình” cụ thể cho các kế hoạch ấy. Vậy mẹ đã biết chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi thế nào là đúng chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
Tổng Hợp Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 12 Tháng Tốt Nhất Cho Mẹ
Trẻ 10 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu kg là hợp lý?
Theo chuẩn tăng trưởng của WHO năm 2007, với trẻ em 10 tháng tuổi, nếu là bé trai sẽ có chiều cao trung bình là 73,3cm (dao động từ 68,7 – 77,9cm), cân nặng trung bình là 9,2kg (dao động từ 7,4 – 11,4kg). Bé gái sẽ cao trung bình khoảng 71,5cm (từ 66,5 – 76,4cm) và cân nặng khoảng 8,5kg (giao động từ 6,7 – 10,9kg) là chuẩn.
Trẻ 10 tháng tuổi có thể vận động khá linh hoạt, bé đã tự ngồi ở dưới đất trong nhiều tư thế và có thể xoay mình dễ dàng từ trái qua phải và ngược lại. Lúc này bé đã có thể nói bập bẹ, biết bắt chước những phát âm đơn giản của người lớn như “ba ba”, “ma ma”, “bà bà”,…
Trẻ 10 tháng tuổi có thể tự ngồi ở dưới đất
Nếu trẻ 10 tháng chưa mọc răng hay chưa bập bẹ nói được hay bắt chước những âm thanh đơn giản hoặc không thường xuyên với nhiều tư thế thì cha mẹ cũng đừng nên lo lắng quá. Bởi lẽ, mỗi trẻ có một sự phát triển và tính cách khác nhau, có những bé trầm tính, không ưa thích các hoạt động. Nếu bé vẫn ăn ngủ tốt, chơi vui vẻ, thể trạng bình thường thì cũng không có vấn đề gì đáng lo ngại.
Trẻ 10 tháng biết làm gì?
Khả năng vận động của trẻ 10 tháng tuổi đã tăng lên nhiều, trẻ có thể tự do bò đi khắp nơi để khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh. Bây giờ bé đã có thể tự đứng dậy khi đang ngồi và lân la đi “dò la”, thám hiểm xung quanh bằng cách vịn tay vào đồ vật hoặc vào tay mẹ.
Bé sẽ tiến tới đi vững trong 1 vài tháng tới vì vậy mẹ sẽ sớm nhìn thấy bé bò, trườn đi khắp nhà. Đặc biệt, trẻ 10 tháng tuổi đã nhận thức được nhiều thứ, thậm chí có thể phân biệt được tính chất đặc biệt của sự vật, phân biệt đồ vật này với đồ vật khác.
Về thắc mắc trẻ 10 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ của các mẹ, xin đáp rằng bé thường ngủ từ 1 – 2 tiếng vào ban ngày. Mẹ nên cho bé đi ngủ vào buổi trưa sau khi ăn để bé có thể linh hoạt, tỉnh táo vào buổi chiều, đồng thời cũng giúp cho tinh thần bé vui vẻ hơn. Hôm nào mẹ bận quá mà bỏ qua giấc ngủ trưa của bé thì cần cho bé ngủ bù thêm từ 1 – 2 tiếng vào buổi tối nhé.
Thói quen ăn uống của trẻ 10 tháng cũng thay đổi nhiều. Mẹ có thể tăng khẩu phần ăn, mở rộng thực đơn của con yêu bằng các loại trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và các loại thịt.
Khi cho trẻ ăn, các mẹ hãy tránh các loại thức ăn dễ gây bít đường thở dẫn đến nghẹt thở cho trẻ như bỏng ngô, các loại hạt, xúc xích cắt khoanh, nho khô, kẹo cứng. Lúc này bé đã có một vài chiếc răng, vì vậy mẹ có thể hấp chín đồ ăn rồi cắt thành dạng thanh, que để con tập cách nhặt thức ăn lên và tự đút vào trong miệng ăn.
Lắng nghe nhu cầu của trẻ 10 tháng tuổi
Trong lúc bố mẹ đang cố gắng lên một thực đơn cụ thể cho bé 10 tháng tuổi của mình, hãy lưu ý những điều sau:
- Ăn uống: Trong 1 ngày, bé cần 1 lượng thức ăn dạng rắn gấp 3 lần, xen kẽ là các cữ sữa từ sữa mẹ/ sữa công thức. Đến giai đoạn này, các bé đã có thể ăn được nhiều loại thức ăn khác nhau. Đặc biệt, các bé đã có thể tham gia tích cực hơn trong giờ ăn cùng với bố mẹ bằng cách tự ăn và tự uống.
- Ngủ: Trong quỹ thời gian 1 ngày 24 giờ, các bé sẽ cần đến 14 tiếng để ngủ, bao gồm cả thời gian ngủ ban đêm và ngủ trưa. Thông thường, các bé sẽ ngủ trưa 2 lần trong ngày, vào buổi sáng và buổi chiều.
- Các hoạt động khác: Các bé sẽ cần thêm thời gian để chơi và tương tác, “trò chuyện” với các bạn cùng trang lứa. Ngoài các mối quan hệ xã hội gần gũi này, trẻ sẽ tiếp tục phát triển các kỹ năng mới như ngôn ngữ, vận động. Bé cũng khéo léo hơn khi sử dụng linh hoạt sức mạnh của cơ thể để góp phần hoàn thiện các kỹ năng vận động của mình
Sau khi nắm rõ những nhu cầu về ăn – ngủ – chơi của bé, bố mẹ hãy lập ra một chế độ dinh dưỡng thật cụ thể, chi tiết cho bé 10 tháng tuổi. Có như vậy mới có thể kịp thời điều chỉnh những biểu hiện “lệch chuẩn” sao cho phù hợp.
Trẻ 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Bé 10 tháng tuổi đã quen thuộc với chế độ ăn dặm cùng bột gạo, rau và thịt cá. Và giờ đây,mẹ sẽ cho bé tiếp tục làm quen với các loại thức ăn mới như:
- Sữa chua và các loại sữa nguyên kem
- Pho mát cứng làm như Muenster, pho mát Thụy Sĩ và cheddar và
- Đậu hũ non
- Nui, mì, bún, phở
- Các loại đậu và ngũ cốc
Tuy nhiên, làm thế nào để bé làm quen với thực phẩm mới? Muốn bé làm quen và chấp nhận các loại thực phẩm bổ sung mới, bố mẹ nên dành thời gian để bé tập làm quen với mỗi loại thực phẩm ít nhất 4 ngày.
Mặt khác, mẹ nên cho bé thử món mới theo hàm lượng từ ít đến nhiều. Tránh tuyệt đối không ép trẻ ăn đúng với liều lượng dùng bằng với các món quen thuộc ngay trong lần đầu làm quen.
Các thực phẩm được bổ sung trong thực đơn dành cho bé 10 tháng tuổi nhằm đem đến những sự phát triển toàn diện cho trẻ. Các thức ăn trên có các dưỡng chất quan trọng giúp bổ sung cho trẻ đầy đủ hơn, bên cạnh sữa mẹ và sữa công thức.
Chính vì đóng vai trò hỗ trợ, bổ sung nên chúng không thể thay thế hoàn toàn cho sữa mẹ được. Mặc dù dinh dưỡng từ các thức ăn dặm rất quan trọng nhưng trong giai đoạn này, mẹ cần nhớ rằng sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé 10 tháng tuổi.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của bé 10 tháng tuổi
Thực đơn chuẩn cho trẻ 10 tháng tuổi
Lúc này, thói quen ăn thành 3 bữa ăn chính của bé đã hình thành. Và do đó, mỗi bé sẽ có sự lựa chọn riêng về món ăn và mẹ căn cứ vào nhu cầu của bé để cân nhắc lượng thực phẩm dùng trong bữa ăn.
- Để bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho bé với đủ 3 bữa ăn trong ngày, trả lời câu hỏi trẻ 10 tháng ăn gì, bố mẹ có thể dựa theo thực đơn mẫu sau:
- Bữa sáng nên cho trẻ ăn 1/2 chén bột ngũ cốc yến mạch, có thể thêm vài miếng chuối và 1 cữ sữa.
- Trẻ 10 tháng ăn trưa với ½ chén ngũ cốc xay nhuyễn, vài miếng thịt gà, ít miếng bơ tươi kèm theo 1 cữ sữa.
- Bữa ăn tối sẽ dùng bằng cháo yến mạch, thịt gà cùng với các loại củ quả như: lê, khoai tây và 1 cữ sữa.
Cụ thể, hàm lượng thực phẩm cần thiết mỗi ngày cho bé 10 tháng tuổi bao gồm:
- Từ 3 4 cữ sữa mẹ/ sữa công thức mỗi ngày.
- Trẻ nên ăn 2 phần bột ngũ cốc/ ngày (1 phần ăn tương đương từ 1 2 muỗng canh bột ngũ cốc)
- 1 2 phần ngũ cốc được chế biến thành: 1 suất = 2 chiếc bánh ngũ cốc hoặc ½ lát bánh mì; ½ cốc Cheerios (loại bánh thường dùng để trộn chung với sữa); ½ chén mì, cơm, bún đều được.
- Trẻ 10 tháng tuổi cần 2 phần trái cây, trong đó 1 suất = 2 4 muỗng canh.
- 2 phần rau xanh (1 suất = từ 2 4 muỗng canh)
- Từ 2 3 khẩu phần dinh dưỡng đến từ protein, trong đó: 1 phần ăn = 1 2 muỗng canh.
- Trẻ buộc phải có 1 khẩu phần từ các sản phẩm từ sữa: 1 suất sẽ = 1/3 miếng phô mai hoặc ½ cốc sữa chua kèm theo ½ chén phô mai bào.
Gợi ý thực đơn dành cho trẻ 10 tháng tuổi
Trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn, mẹ phải làm sao?
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ 10 tháng tuổi biếng ăn. Có thể là do thức ăn không hợp khẩu vị của trẻ, có khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng nên đau lợi và chán ăn. Muốn trẻ ăn ngon miệng, bố mẹ cần chế biến thức ăn sao cho phù hợp với lứa tuổi, sở thích của trẻ. Hàng ngày, mẹ cần luôn thay đổi chủng loại cũng như cách chế biến thực phẩm nhé.
Biện pháp này không chỉ giúp cho trẻ ăn ngon miệng, không bị chán ăn mà còn cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho trẻ. Một số bà mẹ quan niệm rằng chỉ có một số loại thức ăn đắt tiền như các loại sữa cao cấp, thịt bò, thịt lợn nạc, chim bồ câu, thịt gà,… mới bổ và tốt nhất cho trẻ. Chính vì cứ chế biến chỉ theo một kiểu và 1 loại thức ăn nên trẻ ăn mãi sẽ chán mà thôi.
Mặt khác, khi trẻ bị biếng ăn, mẹ cần tìm cách trừ giun sán, từ đó, cải thiện tiêu hóa giúp trẻ ngon miệng hơn. Bên cạnh đó, có nhiều bố mẹ thường cho trẻ ăn bánh kẹo hoặc uống sữa, nước ngọt trước bữa ăn. Và đây cũng là một nguyên nhân hàng đầu làm cho trẻ chán ăn.
Mẹ cần đa dạng hóa thực đơn để trẻ khỏi biếng ăn nhé
Nước ngọt và bánh kẹo có nhiều đường sẽ gây cảm giác “no giả tạo” khiến trẻ không muốn ăn, nhưng thực chất là trẻ vẫn đang “đói”, vẫn bị thiếu chất dinh dưỡng như đạm, protein, lipid,… có trong các loại thức ăn khác.
Trẻ biếng ăn còn có một nguyên nhân khá phổ biến, đó là do bị nhiễm ký sinh vật đường ruột như giun, sán,… Hàng ngày, mẹ cần giữ vệ sinh trong việc ăn uống và dọn dẹp nơi ở cho trẻ. Nếu có điều kiện, bố mẹ nên làm xét nghiệm máu và phân cho trẻ để tìm ra các loại ký sinh trùng và điều trị kịp thời.
Kết luận
Chăm sóc trẻ sơ sinh chưa bao giờ là dễ dàng, chính vì lẽ đó, mẹ cần hết sức cẩn thận và có kế hoạch rõ ràng. Mong rằng với những thông tin chi tiết, cụ thể về chế độ dinh dưỡng dành cho trẻ 10 tháng tuổi trên đây, các mẹ sẽ dễ dàng hơn để lên một thực đơn ăn uống cụ thể cho con mỗi ngày.
Xem thêm:
Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 11 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết
Nguồn tham khảo:
- https://yeutre.vn/bai-viet/che-do-dinh-duong-cho-be-10-thang-tuoi.12465/
- https://mom.vn/be-10-thang-tuoi-bieng-an-phai-lam-sao/
- https://www.huggies.com.au/baby-care/months/10-month