Updated at: 23-04-2020 - By: admin

Trẻ 15 tháng biếng ăn không phải là chuyện lạ lẫm xảy ra với những gia đình đang chăm con nhỏ. Các mẹ có con luôn muốn bé nhà mình ăn khỏe, mau lớn nên mỗi lần con bỏ bữa, chán ăn, quấy khóc vừa khiến bé sụt cân, ốm yếu vừa khiến bố mẹ lo âu. Để cải thiện tình trạng bé 15 tháng biếng ăn bố mẹ cùng tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!

trẻ 15 tháng biếng ănTrẻ biếng ăn là nỗi lo chung của những ai chăm con nhỏ.

Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn:

Là cha mẹ, chế độ ăn uống của con bạn là một trong những điều quan trọng nhất mà bạn quan tâm đến. Trẻ nên được ăn đầy đủ bữa, đủ số lượng, chất lượng cũng như đủ các nhóm chất và các loại thực phẩm lành mạnh từ khi còn nhỏ. Nếu bạn cho con ăn tốt ngay từ đầu, bé không chỉ sẽ lớn lên khỏe mạnh, mà thậm chí bé sẽ duy trì một thói quen ăn uống hợp lý, lành mạnh trong suốt cuộc đời.

Tình trạng biếng ăn ở trẻ thường xảy ra ở bất kỳ thời điểm nào, bắt đầu từ giai đoạn trẻ 7 tháng đến 18 tháng tuổi. Với trẻ 15 tháng tuổi đang trong giai đoạn ăn dặm để phát triển thể chất, trí não lại cần một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, nhiều dưỡng chất để có thể phát triển toàn diện. Trẻ có biểu hiện biếng ăn khi trẻ không có cảm giác ngon miệng, trẻ mất cảm giác đói hay thèm ăn và không ăn đủ lượng thức ăn ít nhất trong một tháng.

Một số nghiên cứu cho thấy nguyên nhân gây ra chứng biếng ăn ở trẻ có thể do trẻ mắc một số bệnh lý, hoặc vì lý do tâm lý thông thường có liên quan đến nhu cầu tình cảm hoặc thay đổi trong tâm lý trẻ. Khi trẻ lớn lên ở một giai đoạn nhất định, bé thể hiện ý muốn của bản thân bằng nhiều cách, trong đó có viện lựa chọn thức ăn hoặc từ chối việc ăn uống. Một trường hợp khác là trẻ đang muốn thu hút sự chú ý của mẹ và những người xung quanh.

Một số bố mẹ chuẩn bị nhiều thức ăn và ép con ăn quá no khiến bé chán và tìm cách tránh né bữa ăn. Trẻ chán ăn lại được mọi người trong nhà tìm cách cho bé ăn bằng đồ chơi hay các thiết bị điện tử, chương trình tivi trong giờ ăn sẽ khiến bé ăn uống thất thường hơn vì bị phân tâm và mất tập trung. Ngược lại, những bữa ăn không hấp dẫn, ăn nhiều ngày cùng một món, trẻ không có bố mẹ thường xuyên chăm sóc cũng là một nguyên nhân dẫn đến trẻ biếng ăn.

Ngoài các yếu tố tâm lý trên thì trẻ cũng có thể chán và biếng ăn vì đang gặp phải một số bệnh lý về tiêu hóa hoặc các bệnh khác mà bố mẹ cần đưa bé đến bệnh viện để được khám và xác định chính xác hơn.

Biểu hiện của trẻ 15 tháng biếng ăn:

trẻ 15 tháng biếng ănTrẻ biếng ăn thường ngậm thức ăn lâu

Trẻ 15 tháng đột nhiên biếng ăn có hai trường hợp: trẻ biếng ăn bệnh lý và trẻ biếng ăn sinh lý.

Trẻ biếng ăn bệnh lý nếu được chữa trị khỏi bệnh sẽ khỏe lại và ăn uống bình thường. Trẻ biếng ăn sinh lý có những nguyên nhân đến từ việc thay đổi thói quen ăn uống hoặc môi trường sống,… Sau đây là những biểu hiện của của trẻ 15 tháng bị biếng ăn:

  • Bé không thích việc ăn uống, không muốn ăn khi đến bữa ít nhất trong một tháng.
  • Bé không thể hiện điều gì liên quan đến cơn đói, không đòi ăn, thậm chí tìm cách tránh né bữa ăn.
  • Bé muốn trèo xuống khỏi ghế ăn, chỉ ăn những gì mình thích hoặc bỏ ngang bữa ăn.
  • Bé sụt cân hoặc không tăng cân theo lộ trình phát triển bình thường.
  • Bị phân tâm, xao nhãng, dễ bị thu hút bởi đồ chơi hay sự vật xung quanh trong giờ ăn.
  • Trẻ có thể khó chịu, ngậm miệng khi được bố mẹ đút thức ăn hoặc đổ thức ăn đi.
  • Trong một số trường hợp, các bé chỉ quan tâm và thích thú ăn một loại thực phẩm có mùi vị mình ưa thích. Bé sẽ không thử những món mới hoặc tránh ăn một số món ăn nào đó.

Hậu quả của việc trẻ biếng ăn:

Thiếu hụt dưỡng chất, ảnh hưởng đến quá trình phát triển: Cha mẹ có con biếng ăn đều lo lắng về tình trạng thiếu hụt dinh dưỡng ở trẻ vì trẻ biếng ăn sẽ không nạp đủ nguồn dưỡng chất cho nhu cầu phát triển. Một số chuyên gia cho biết trẻ biếng ăn trong 2 năm đầu có thể nhẹ cân hơn trẻ phát triển bình thường 3 lần. Mặt khác, khi biếng ăn, trẻ cũng thiếu hụt các vitamin cần thiết như: vitamin A cần cho mắt khỏe, vitamin B1; sắt ngăn ngừa thiếu máu; vitamin D, canxi cần cho sự phát triển xương và chiều cao, …

Trẻ chậm phát triển trí não: Dinh dưỡng là một trong ba điều kiện quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ của trẻ. Trẻ biếng ăn có thể thiếu hụt Protein, Omega 3, DHA, sắt, chất béo,… đều là những chất có vai trò quan trọng trong sự phát triển và hoạt động của bộ não. Theo một số nghiên cứu, trẻ biếng ăn sẽ thiệt thòi hơn những trẻ ăn uống tốt với đầy đủ dinh dưỡng suốt những năm phát triển về sau của trẻ.

Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch, dễ mắc bệnh: Khi trẻ không ăn đủ lượng thức ăn cần thiết, sức đề kháng của trẻ giảm đi đáng kể, điều này gây ảnh hưởng lớn đến hệ miễn dịch còn non nớt của trẻ, lúc này trẻ dễ mắc phải các bệnh đường tiêu hóa, bệnh về đường hô hấp,…

Ảnh hưởng đến chỉ số cảm xúc của trẻ: Trẻ ăn uống ngon miệng và đầy đủ có chỉ số EQ cao hơn sẽ phát triển khả năng giao tiếp, dễ hòa đồng, thích nghi với bạn bè, môi trường sống hơn,…

Trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn phải làm sao?

trẻ 15 tháng biếng ănChỉ nên cho trẻ ăn khi đói để hình thành thói quen

Để cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, mẹ cần biết nguyên nhân biếng ăn ở con mình, đến từ việc con đang mắc bệnh hay bắt nguồn từ những thay đổi tâm lý, thói quen sinh hoạt của bé. Khi đã biết được nguyên nhân, bố mẹ dễ dàng can thiệp để hỗ trợ con lấy lại việc ăn uống tốt và ngon miệng. Nếu trẻ đang mắc phải bệnh lý nào đó cần được chữa trị, cần đưa bé đến bác sĩ để mau chóng giải quyết tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ để lại ảnh hưởng xấu cho sức khỏe của trẻ về sau.

Dưới đây cũng là những gợi ý dành cho trẻ biếng ăn do các vấn đề tâm sinh lý mà những cha mẹ đang đau đầu trong giai đoạn con biếng ăn có thể tham khảo:

  • Chỉ nên cho trẻ ăn khi đói. Trẻ em thường không muốn ăn đôi khi chỉ vì trẻ chưa có cảm giác đói. Bố mẹ thử để quá bữa ăn và trẻ sẽ tự nhắc đến thức ăn.
  • Khi đã quan sát được thời gian con đói, bố mẹ hãy lập thời khóa biểu để cho con ăn vào những giờ cố định đó. Việc ăn uống đúng giờ là một thói quen tốt cho hệ tiêu hóa và cho lối sống của trẻ về sau.
  • Giảm lượng thức ăn trong một khẩu phần ăn và giảm bớt bữa ăn: Mẹ có thể giảm các bữa ăn đồng thời cũng giảm số lượng thức ăn cần trong một bữa ăn để bé không bị ngấy và quá no sẽ bỏ các bữa ăn còn lại. Một bát cơm quá đầy với nhiều thức ăn khiến bé thấy ngán và sợ. Thay bằng một chén cơm nhỏ, một ít thức ăn sẽ khiến bé luôn trong trạng thái muốn ăn thêm.
  • Hãy quan tâm đến tính đa dạng của các món ăn. Nên thay đổi cách chế biến và thay đổi thực đơn mỗi ngày để trẻ không cảm thấy ngán khi phải ăn một món trong nhiều ngày.
  • Bạn hãy cố gắng để các món ăn bày lên bàn trông thật màu sắc và ngon lành. Vẻ bên ngoài và mùi vị của món ăn cũng kích thích bé ăn nhiều hơn, vì vậy một bữa ăn bắt mắt và có hương thơm đặc trưng sẽ giữ chân bé nhà bạn lâu hơn bên bàn ăn.
  • Hãy để cho bé tự chọn. Bố mẹ có thể hỏi bé về sở thích hay lựa chọn món ăn hay nguyên liệu nào. Bé sẽ vui và hào hứng hơn nếu bữa ăn đó là sự lựa chọn của mình.
  • Hãy chấp nhận một số ý thích của bé. Nếu bé chỉ thích một vài lát bánh mì hay một nếm một ít canh, cứ cho phép trẻ cho đến khi trẻ cảm thấy muốn ăn nhiều hơn.
  • Đừng ép bé ăn cái mà nó không thích. Bố mẹ ép trẻ ăn sẽ khiến trẻ chán và sợ thức ăn, điều này gây nhiều khó khăn hơn cho trẻ sau này trong vấn đề ăn uống.
  • Đối với trẻ có thói quen ăn vặt nên cắt giảm các món ăn vặt sẽ khiến bé no ngang lưng và bỏ những bữa ăn chính trong ngày.

Chăm sóc trẻ 15 tháng tuổi biếng ăn:

Nếu mẹ vẫn đang cho bé bú trong giai đoạn 15 tháng tuổi cũng không cần phải cai sữa ngay. Mẹ có thể cho bé bú cho đến khi bé hoàn toàn không muốn nhưng nên giảm số lần trẻ bú để xen kẽ với các bữa ăn khác. Tạo cơ hội cho trẻ nhai thức ăn, ở 15 tháng tuổi trẻ đã có thể nhai nuốt và cần bố mẹ hỗ trợ để bé có thể tự nhai và ăn những thức ăn cứng, dai và hương vị lạ hơn.

Bé có thể bị các bệnh thông thường như cảm, sổ mũi, sốt và một số bệnh lây nhiễm khác.  Bố mẹ cần giữ gìn sức khỏe cho trẻ bên cạnh dinh dưỡng. Tăng cường hệ thống miễn dịch giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh. Trẻ cần được ngủ, ăn, nghỉ ngơi đầy đủ và tránh tiếp xúc với mầm bệnh.

Khuyến khích trẻ rửa tay trước khi ăn rồi lau khô tay giải thích lý do cho trẻ để hình thành một thói quen tốt. Cho trẻ vận động, hát, vẽ, vui chơi ngoài trời để tăng khả năng giao tiếp phản ứng với môi trường xung quanh của trẻ. Ngoài ra việc hoạt động cũng giúp trẻ phát triển khả năng học hỏi, quan sát và tiêu hao năng lượng, giúp bé ngủ tốt và ăn ngon hơn.

Thực đơn cho trẻ 15 tháng biếng ăn:

trẻ 15 tháng biếng ănThực đơn cho trẻ biếng ăn cần đủ các nhóm chất

Bố mẹ cần quan tâm đến các nhóm chất cũng như các thành phần dinh dưỡng của từng loại thực phẩm, sau đó còn tùy vào khẩu vị, sở thích của trẻ và điều kiện cũng như mùa vụ để chọn được những thực phẩm phù hợp cho con. Dù bố mẹ chọn nấu những món nào cũng nên đảm bảo đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất đường bột, protein, khoáng chất và vitamin, chất béo để bé được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cần thiết trong những năm tháng đầu đời.

Kết luận:

Trẻ 15 tháng biếng ăn không trở thành vấn đề lớn nếu bạn đã có bên mình những hiểu biết cụ thể về nguyên nhân, biểu hiện và giải pháp cho trẻ. Hy vọng qua bài viết giải đáp phần nào nỗi lo của các bố mẹ có con đang biếng ăn. Luôn tìm hiểu những kiến thức về dinh dưỡng cho trẻ để trở thành cha mẹ thông thái, thấu hiểu để đồng hành cùng con lớn lên khỏe mạnh nhé!

Xem thêm:

Trẻ 1 Tuổi Biếng Ăn Phải Làm Sao?

Nguồn tham khảo:

  • https://www.huggies.com.vn/chamsocbe/thucphamvathucanchobe/dinhduongchobe/khitrebienganphailamsao
  • https://dantri.com.vn/suckhoe/hauquatiemankhitrebiengan1434172065.htm
  • https://childrensnational.org/newsandevents/ourblogs/parentingblog/2012/december/feedingdisordersinfantileanorexia
5/5 - (1 vote)