Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Cơ thể của trẻ sơ sinh thường rất yếu ớt nên việc mắc bệnh là điều khó tránh khỏi. Đặc biệt là trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho. Ngoài lý do bệnh cảm lạnh thông thường thì vẫn còn các tác nhân khác có thể khiến trẻ bị ho mà nhiều mẹ có thể chưa biết. Cho nên bài viết lần này của chúng tôi sẽ đề cập đến nguyên nhân, dấu hiệu để mẹ nhận biết và cách chăm sóc cho trẻ khi bị ho.

Trẻ 2 tháng bị hoTác nhân nào khiến trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho?

Lý do khiến trẻ sơ sinh 2 tháng bị ho

  • Cảm lạnh: các triệu chứng thường thấy khi bị cảm lạnh là hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi hoặc sốt và đặc biệt là biểu hiện ho khan hoặc ho có đờm.
  • Nhiễm virus hợp bào hô hấp: trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị mắc virus hợp bào hô hấp (RSV). Khi bị bệnh này, trẻ nhỏ thường có những biểu hiện khá giống với cảm lạnh nhưng ở mức độ nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới các bệnh viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
  • Dị ứng, hen suyễn: tình trạng dị ứng này có thể từ lông mèo hay bụi bẩn gây ra. Khi bị dị ứng, trẻ sẽ bị ngạt mũi, chảy nước mũi xuống cổ họng và gây ra ho. Với trường hợp trẻ bị hen suyễn, tình trạng ho sẽ nặng và nhiều hơn so với dị ứng. Bệnh hen suyễn này thường dễ mắc phải vào ban đêm. Nếu trẻ bị dị ứng từ trước, cộng với sự thay đổi của thời tiết khi về đêm là lạnh hơn thì sẽ càng dễ gặp tình trạng hen suyễn.
  • Bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản: sức đề kháng của trẻ yếu thì sẽ dễ bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus. Nếu bị thường xuyên thì có khả năng dẫn đến bệnh viêm phổi hay viêm phế quản. Các cơn ho sẽ tới và kéo dài dai dẳng. Cùng với đó, trẻ sẽ bị khó thở, sốt và đau nhức cơ thể.
  • Viêm xoang: trẻ đã bị ho và sổ mũi liên tục trong 10 ngày và vẫn chưa khá hơn. Khi đi khám, bác sĩ chẩn đoán trẻ không bị viêm phổi hay viêm phế quản mà là bị viêm xoang. Khi bị viêm xoang, các hốc xoang trong mũi đã bị nhiễm khuẩn, tiết ra chất nhầy và gây ra các cơn ho không ngừng.
  • Nuốt hoặc hít phải thứ gì đó: trẻ hít phải mùi khói thuốc lá từ người lớn cùng chất ô nhiễm có trong môi trường khiến niêm mạc mũi của trẻ bị kích thích gây ra hiện tượng tiết chất nhầy ở mũi. Nếu trẻ ho kéo dài mà không bị chảy nước mũi hay bị sốt… thì có thể bé đã bị kẹt thứ gì đó trong cổ họng hoặc phổi (có thể là có thức ăn hoặc đồ chơi có kích cỡ nhỏ).
  • Thói quen: lúc đầu bé bị ho do bệnh và trong quá trình này bé cứ ho liên tục tạo thành thói quen. Chính vì vậy, dù đã khỏi bệnh, bé vẫn bị ho

Làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho có đờm

  • Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý: cách này giúp bé giảm chất nhầy trong mũi, giảm sưng đường hô hấp. Nhờ đó, bé có thể ho dễ hơn và đẩy đờm ra ngoài. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ hút mũi.

Trẻ 2 tháng bị hoVệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý

  • Mẹ nên cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho sổ mũi bú sữa nhiều hơn bình thường một chút: khi cơ thể trẻ được cung cấp nhiều nước, chất nhầy ở đường hô hấp và mũi sẽ được giảm thiểu và bé cũng sẽ không bị khó thở nhiều nữa.
  • Nâng cao đầu cho bé mỗi khi nằm: kê cho bé một chiếc gối cao hơn hoặc thêm khăn trên gối để nâng đầu cao hơn cho trẻ. Trẻ sẽ có thể dễ dàng hơn và giảm được tình trạng ho.
  • Sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm: sử dụng máy này vào ban đêm trong phòng ngủ giúp bé giảm kích ứng gây ho, dễ thở hơn nhờ tăng độ ẩm cho không khí.

Các bài thuốc dân gian giúp trẻ 2 tháng tuổi trị ho

  • Sữa mẹ

Trẻ 2 tháng tuổi vẫn đang trong độ tuổi bú sữa mẹ nên việc bú sữa mẹ là vô cùng cần thiết. Không chỉ cho trẻ bổ sung dinh dưỡng mà còn giúp trẻ chữa ho vì bú nhiều sữa có thể long đờm. Từ đó, cổ họng bé sẽ dịu lại và trẻ sẽ bớt ho hơn. Thêm vào đó, khi trẻ bú được nhiều sữa, cơ thể trẻ sẽ tăng được lượng chất lỏng và đẩy các vi khuẩn nằm trong phổi của bé ra ngoài.

  • Lá hẹ hấp đường phèn

Có nhiều loại thuốc ho chữa cho trẻ thường sử dụng nguyên liệu đường phèn vì nó giúp cho thuốc có vị ngọt và trẻ có thể uống dễ hơn. Trong số đó có phương pháp kết hợp giữa lá hẹ và đường phèn. Lá hẹ là loại lá không có độc tính, dễ trồng và dễ làm. Mẹ chỉ cần lấy 5-10 lá hẹ, đem đi rửa sạch sau đó cho vào một cái bát cùng một lượng đường phèn vừa đủ. Tiếp đó, đem đi chưng cách thủy và chắt lấy nước cho bé uống. Mỗi lần cho bé uống thì nên uống khoảng 5ml (gần bằng một muỗng cà phê) hoặc có thể nhiều hơn một chút nếu trẻ lớn hơn 2 tháng tuổi, ngày uống hai lần.

  • Rau diếp cá và nước vo gạo

Ở phương pháp này, mẹ lấy rau diếp cá, rửa sạch và ngâm trong nước muối khoảng 15 phút rồi vớt ra. Tiếp đó đem chúng đi xay hoặc giã vào một cối giã nhỏ. Cho một bát nước vo gạo đặc vào nồi (nước vo gạo này có thể cho nước một lần vào tráng qua gạo và loại bỏ trấu, vo gạo và lấy nước lần hai) và bỏ rau diếp vào rồi đun sôi. Khi nước sôi, vặn nhỏ lại và chờ thêm 20 phút.

Khi đã đủ thời gian, tắt bếp, để nguội và dùng khăn lọc lấy nước ra cốc. Nước này có màu xanh đục, hơi sánh như nước cơm và có vị hơi chua của diếp cá nhưng bé vẫn có thể uống được. Mẹ cho bé uống 3-4 lần một ngày. Lưu ý là nước này chỉ dùng trong một ngày, qua ngày hôm sau mẹ cần làm nước mới. Sau khi đã dùng được hai ngày, mẹ sẽ thấy cơn ho của bé được giảm rõ rệt.

Trẻ 2 tháng bị hoRau diếp cá và nước vo gạo có công dụng chữa ho cho trẻ hiệu quả

  • Quất xanh với đường phèn

Cách làm này có tác dụng chữa ho và cảm lạnh rất tốt cho trẻ sơ sinh. Lấy 2-3 quả quất xanh rồi đem rửa sạch, cắt ngang, giữ nguyên hạt. Sau đó, đem trộn với đường phèn hoặc mật ong. Kế tiếp, để tất cả cho vào nồi hấp cách thủy. Khi quất chín, đem dằm cả vỏ quất, bỏ hạt và để nguội cho bé uống trong ngày. Lý do khi hấp mẹ nên giữ nguyên hạt vì hạt có công dụng làm ấm thanh quản, tiêu đờm. Chính vì vậy, mẹ không cần lo rằng hạt sẽ làm đắng thuốc và việc này sẽ giúp thuốc chữa ho của trẻ được hiệu quả hơn.

  • Trà cam thảo

Trà cam thảo có vị ngọt, thanh mát giúp trẻ dễ uống để giảm ho. Trong trà có chứa các thành phần kháng khuẩn, có thể làm dịu mát cổ họng cũng như đường hô hấp. Với loại trà này, mẹ pha cho bé uống ngày 3 lần và tùy thuộc vào tuổi của bé mà cho uống nhiều hơn hay ít hơn.

  • Củ nghệ tươi

Nghệ tươi hay còn gọi là nghệ cái có tác dụng rất tốt trong việc trị ho. Mẹ mua củ nghệ rồi đem giã nhỏ. Sau đó thêm nước lọc và đường phèn rồi đem chưng cách thủy. Khi chưng xong, để nguội một lúc rồi cho bé uống. Uống ba lần một ngày, mỗi lần uống là nửa thìa cà phê hoặc hơn tùy vào độ tuổi của trẻ.

  • Tỏi và mật ong

Công thức này chỉ có thể dùng cho trẻ 18 tháng tuổi trở lên. Giã nát hai tép tỏi và trộn với hai thìa cà phê mật ong rồi hấp cách thủy. Lưu ý rằng chỉ hấp tỏi đến khi thấy mùi hắc là được, không hấp chín. Sau đó để nguội rồi cho bé uống. Uống ngày 1-2 lần, mỗi lần uống nửa thìa cà phê. Để giảm độ nóng của mật ong, mẹ nên cho bé uống nước lọc trước khi uống thuốc.

Những điều mẹ cần lưu ý khi chăm sóc trẻ 2 tháng tuổi

  • Mẹ nên đảm bảo cho bé bú đủ sữa thường xuyên vì trẻ đang trong giai đoạn cần được cung cấp nhiều chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, việc cho bé bú sẽ giúp bé có sức đề kháng tốt hơn để chống lại bệnh tật.
  • Để giảm các cơn ho cho trẻ, mẹ nên tạo không khí ẩm quanh chỗ bé như treo một chiếc khăn ướt trong phòng ngủ, dùng máy phun sương hoặc tắm nước ấm.
  • Mẹ nên để trẻ tránh xa các khói bụi, nhất là khói thuốc lá vì nó sẽ gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp của trẻ.
  • Đảm bảo phòng kín gió để khi trẻ tắm xong không bị nhiễm lạnh. Khi tắm cho bé xong mẹ cần lau khô người cho trẻ ngay trước khi ra ngoài.
  • Khi thời tiết trở lạnh, mẹ cần giữ ấm cho bé và không mở máy điều hòa ở nhiệt độ thấp hay mở quạt to hướng thẳng đến người bé khi đang ngủ.
  • Nếu bên ngoài trời đang lạnh, có gió to và nhiều, mẹ không nên đưa bé ra ngoài. Ngay cả ở những nơi đông người cũng vậy, mẹ cũng không nên đưa trẻ tới đó để tránh bị lây bệnh.
  • Không nên cho trẻ vận động quá nhiều, mạnh trong thời gian dài vì trẻ sẽ kiệt sức. Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều.
  • Có kế hoạch tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch cho bé để ngăn ngừa bệnh ho gà.

Trẻ 2 tháng bị hoCho trẻ đi tiêm phòng định kỳ để phòng bệnh

  • Khi cho trẻ ngủ nên cho trẻ nằm cao đầu.
  • Giúp bé hỉ sạch mũi và vệ sinh mũi bằng nước mũi loãng. Hoặc để giúp cho trẻ dễ thở hơn, mẹ có thể hút mũi cho bé đúng cách. Làm điều này hằng ngày từ 2-3 lần, trẻ không bị khó thở thì tình trạng ho cũng sẽ giảm thiểu đáng kể.
  • Các loại thuốc kháng sinh và thuốc ho không được phép sử dụng cho trẻ dưới 3 tháng tuổi trừ khi trẻ bị bệnh nặng và có sự kê đơn tử bác sĩ.
  • Mẹ cần quan tâm đến việc vệ sinh và chế độ ăn uống cho trẻ để bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Có như vậy, trẻ mới nhanh chóng khỏi bệnh.
  • Trong trường hợp, trẻ bị ho kéo dài, kèm theo đó là sốt cao, khó thở, bú kém… thì bé cần được đưa đến bệnh viện khám để được điều trị kịp thời.

Kết luận

Ngoài các cách như tránh gió, ủ ấm, bổ sung dinh dưỡng cho trẻ, các mẹ còn có thể áp dụng một trong số các bài thuốc dân gian. Những phương pháp này đều được ông bà ta sử dụng cho trẻ nhỏ rất có hiệu quả. Vì thế, mỗi khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho, mẹ không cần quá lo lắng. Nhưng để trẻ luôn khỏe mạnh thì cách tốt nhất vẫn là phòng bệnh nên mẹ hãy chú ý chăm sóc cho con thật tốt nhé!

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Bị Ho? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Xử Lý

Nguồn tham khảo: yeutre.vn, loveofmom.vn, eva.vn

Rate this post