Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Sức khỏe trẻ nhỏ là rất quan trọng, đặc biệt là trong những tháng đầu tiên. Vì khoảng thời gian này, trẻ vẫn đang trong quá trình thích nghi với môi trường xung quanh. Cho nên, khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị ho, mẹ cần có các kỹ năng cùng kiến thức cần thiết để chữa trị cho trẻ. Bất cứ dấu hiệu bất thường nào cũng sẽ giúp mẹ biết được để kịp thời đưa trẻ đi khám. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn các thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cùng cách xử lý khi trẻ bị bệnh.

Tại sao trẻ sơ sinh 3 tháng bị ho

  • Cảm lạnh: đây là bệnh thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ mà đi kèm theo đó là các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, sốt.
  • Nhiễm virus hợp bào hô hấp: bệnh này cũng thường xảy ra trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, mẹ có thể thấy các triệu chứng khá giống bệnh cảm lạnh nhưng ở mức độ nặng hơn, có thể khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi.

Trẻ sơ sinh bị hoTrẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi

  • Viêm thanh quản: trẻ bị viêm thanh quản sẽ bị ho khàn tiếng và thường nặng hơn vào ban đêm. Mẹ có thể nghe thấy tiếng huýt sáo mỗi khi trẻ thở ra. Bệnh viêm thanh quản này do các loại virus, vi khuẩn gây ra.
  • Dị ứng, hen suyễn: dị ứng này do lông mèo, bụi bẩn gây ra khiến trẻ bị dị ứng làm cho trẻ bị nghẹt mũi hoặc hắt hơi, sụt sịt mũi liên tục, chảy nước mũi. Do đó, trẻ sẽ bị ho. Còn với những trẻ bị hen suyễn, các cơn ho sẽ nhiều hơn và khi đêm xuống tình trạng ho này sẽ nghiêm trọng hơn, ho nhiều hơn nữa. Lý do khiến cho hen suyễn phát sinh và ngày càng trở nặng hơn là do trẻ bị dị ứng, vận động nhiều và mạnh, thời tiết lạnh hơn.
  • Bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản: bệnh này bắt nguồn từ việc trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus. Dấu hiệu cho biết điều này là các cơn ho kéo dài dai dẳng, đi cùng với đó là sốt, khó thở và đau nhức cơ thể.
  • Viêm xoang: hiện tượng ho và sổ mũi đã trải qua hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa khỏi. Bác sĩ cũng đã chẩn đoán rằng trẻ không bị viêm phổi hay viêm phế quản. Lúc này, bạn có thể nghĩ tới bệnh viêm xoang. Các hốc xoang trong mũi lúc này đã bị nhiễm khuẩn khiến cho trẻ ho suốt và có sự xuất hiện của chất nhầy.
  • Nuốt hoặc hít phải thứ gì đó: niêm mạc mũi của trẻ có thể bị kích thích và tiết ra chất nhầy do hít phải khói thuốc lá, chất ô nhiễm có trong môi trường. Nếu trẻ chỉ bị ho mà không bị sốt hay chảy nước mũi thì trẻ có thể đã nuốt phải vật gì đó khiến nó mắc kẹt ở cổ họng hoặc phổi. Lúc này, bạn thực hiện các biện pháp sơ cứu giúp trẻ tống vật đó ra hoặc đưa đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
  • Bệnh ho gà: căn bệnh này rất dễ lây lan nhưng cũng đã có vắc xin phòng bệnh. Nó có các triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh thông thường. Với trẻ dưới 1 tuổi mà bị ho gà sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng đủ lượng, đúng liều để phòng bệnh.
  • Xơ nang: bệnh này không thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải, trẻ sẽ ho liên tục, có chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể bị nhiễm trùng xoang, viêm phổi tái phát, trẻ không tăng cân, da có vị mặn và phân như dầu mỡ.
  • Thói quen: trẻ đã ho liên tục khi bị bệnh. Tới khi đã khỏi và khỏe mạnh, trẻ có thể vẫn bị ho do có thói quen từ trước.

Các kiểu ho thường gặp ở trẻ 3 tháng tuổi

  • Ho khan: khi bị cảm lạnh hoặc cảm cúm, trẻ có thể bị ho khan. Cổ họng của trẻ trong tình trạng khô nên khi ho có tiếng khàn khàn.
  • Ho ăng ẳng: khi bị viêm thanh quản, trẻ thường thở khó khăn hay thở rít thành tiếng. Tiếng ho phát ra nghe như sủa, âm thanh to và đặc.
  • Ho có đờm: các chất tiết dịch và chất nhầy trong mũi chảy xuống cổ họng tạo thành đờm. Thường là lúc bị nhiễm trùng và bệnh hen suyễn, trẻ sẽ ho ra có đờm.
  • Ho gà: mẹ sẽ thấy trên cơ thể trẻ có các biểu hiện gần giống với cảm lạnh nhưng ngày càng nặng dần, nhất là vào ban đêm. Da dẻ của trẻ lúc này sẽ trở nên xanh xao, không còn được hồng hào.
  • Ho thở khò khè: đây là dấu hiệu cho thấy đường thở bên dưới cùng của phổi của trẻ bị sưng lên. Tiếng khò khè này mẹ có thể nghe thấy mỗi khi bé ho. Nguyên nhân chính khiến trẻ bị ho như thế chính là tình trạng hen suyễn hoặc viêm phế quản.
  • Ho về đêm: bé thường có biểu hiện ho nhiều vào ban đêm khi bị bệnh hen suyễn. Vào ban đêm, các đường dẫn khí của trẻ không còn được như bình thường nữa mà bị sưng lên. Thêm vào đó, không khí lạnh khiến cho chất nhầy từ mũi chảy xuống cổ họng và làm cho bé bị ho.
  • Ho ban ngày: vào ban đêm thường là do thời tiết lạnh hơn khiến trẻ bị ho. Còn ban ngày tác nhân chính lại là khói bụi, khói thuốc lá, chất làm mát không khí hoặc lông vật nuôi…
  • Ho kèm sốt: khi bị cảm lạnh, bé thường có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho và sốt nhẹ. Nhưng nếu bé bị sốt trên 38 độ thì có khả năng cao là bị viêm phổi. Lúc này, mẹ cần đưa ngay bé đến bệnh viện khám.
  • Ho kèm nôn mửa: tình trạng ho nhiều có thể khiến bé cảm thấy ngứa bên trong cổ, thậm chí là buồn nôn. Nếu nôn với lượng ít và chỉ bị vài đợt nhỏ thì không sao nhưng nếu bé cứ nôn liên tục thì đây chính là dấu hiệu nguy hiểm cảnh báo cho mẹ.
  • Ho dai dẳng: nếu là triệu chứng của nhiễm trùng xoang, dị ứng hoặc hen suyễn, hoặc do virus trong cơ thể chưa được loại bỏ hoàn toàn thì bé có thể sẽ bị ho liên tục và kéo dài. Trong tình trạng bé ho suốt hơn 3 tuần thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng bị ho sổ mũi như thế nào

  • Cho bé bú sữa thường xuyên với lượng nhiều hơn bình thường một chút
  • Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để cơ thể của trẻ có sức đề kháng tốt hơn, phòng tránh bệnh tật. Bên cạnh đó, các mẹ không nên tin vào những bài viết không được xác thực bởi các chuyên gia mà giảm xuống hay thay đổi khẩu phần ăn của bé.

Trẻ sơ sinh bị hoMẹ nên có chế độ ăn uống điều độ cho trẻ để cung cấp đầy đủ dưỡng chất

  • Tăng độ ẩm không khí xung quanh trẻ để trẻ được dễ thở và giảm được tình trạng ho. Mẹ có thể dùng một chiếc khăn ướt và treo vào phòng ngủ, dùng máy phun sương hoặc cho trẻ tắm nước ấm.
  • Đảm bảo phòng được kín gió, sau khi tắm xong phải lau khô người bé và mặc quần áo vào ngay để giữ ấm cho bé, tránh bị nhiễm lạnh
  • Hạn chế các hoạt động thể chất mạnh, vận động nhiều vì trẻ rất nhanh mệt và cần được nghỉ ngơi nhiều
  • Mẹ đưa trẻ đi tiêm phòng định kỳ để ngăn ngừa bệnh ho gà.
  • Khi cho trẻ nằm, mẹ nên kê thêm gối hoặc khăn để phần đầu được nâng cao hơn một chút giúp cho bé đỡ bị ho.
  • Hỉ sạch mũi cho bé và thường xuyên vệ sinh sạch sẽ mũi bé bằng nước muối loãng
  • Không cho trẻ sử dụng bất kỳ thuốc ho và thuốc kháng sinh nào ngoại trừ thuốc được kê đơn theo chỉ định của bác sĩ
  • Trong trường hợp trẻ có các biểu hiện ho nghiêm trọng như nôn nhiều và liên tục trong 24 tiếng đồng hồ, tiêu chảy nặng trong vòng 24 tiếng, sưng phồng ở bụng, bụng bé căng tròn và nhạy cảm hơn, bé bị khô miệng, khi đi tiểu có màu vàng, biểu hiện mất nước và sốt trên 38 độ C, mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để khám và chữa trị nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh 3 tháng bị như thế nào thì cần gọi cấp cứu

  • Trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi bị ho và đã được 3 tháng trở lên.
  • Bé bị tình trạng thở nhanh hơn bình thường, thở một cách khó khăn, thở khò khè.
  • Bé bị ho ra đờm có màu vàng, xanh lá cây hoặc máu.
  • Trẻ dưới 6 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ và trẻ trên 6 tháng tuổi bị sốt trên 39 độ.

Trẻ sơ sinh bị hoTrẻ bị sốt cao là dấu hiệu nguy hiểm và mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay

  • Trẻ bị mắc các bệnh mãn tính như bệnh tim, bệnh phổi hoặc hen suyễn.
  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi gặp tình trạng ho kéo dài hơn 72 tiếng.
  • Trẻ lớn hơn 3 tháng tuổi bị ho dai dẳng liên tục hơn 3 tuần.
  • Trẻ bị nghẹt thở và nôn mửa.
  • Trẻ 3 tháng tuổi ho nhiều và trở nên kém hoạt động, mất dần ý thức.
  • Có sự xuất hiện của cơn động kinh ở trẻ.

Một số phương pháp dân gian giúp trẻ 3 tháng tuổi trị ho

  • Ngâm chân cho bé bằng gừng và muối: mẹ lấy một củ gừng đem đi giã nát rồi lấy một nhúm muối ăn cho vào nước ấm 40 độ. Sau đó, ngâm ngập chân bé, mẹ vừa ngâm vừa mát xa chân cho bé. Khi nào thấy nước sắp chuyển lạnh lại thêm nước ấm để duy trì nhiệt độ. Cứ ngâm như vậy cho đến khi được 20 phút. Tiếp đó, lau khô, xoa dầu gió vào chân và đi tất cho bé để ủ ấm. Các mẹ cứ làm điều này hằng ngày, bé sẽ rất nhanh giảm các cơn ho.
  • Lá hẹ và đường phèn: mẹ lấy 5 lá hẹ, thái nhỏ và cho vào một cái chén với đường phèn. Tất cả đem chưng cách thủy. Sau khi chưng xong, mẹ chắt lấy nước và cho bé uống. Thuốc này uống hai lần mỗi ngày và mỗi lần là hai thìa cà phê.

Trẻ sơ sinh bị hoChữa ho cho trẻ bằng lá hẹ với đường phèn chưng cách thủy

  • Húng chanh và mật ong hấp cách thủy: lấy lá húng chanh đem rửa sạch rồi thái nhỏ và đem trộn với đường phèn hoặc mật ong. Sau đó, mang đi chưng cách thủy. Mỗi ngày mẹ nên cho bé uống 1-2 lần.
  • Quất xanh với đường phèn: lấy 2-3 quả quất xanh rồi rửa sạch. Tiếp theo, mẹ thái ngang quả quất nhưng vẫn giữ lại hạt. Sau đó, cho ít đường phèn hoặc mật ong vào rồi trộn lên, đem đi chưng cách thủy. Tới khi quất chín, mẹ dằm luôn vỏ và bỏ hạt. Đợi thuốc nguội rồi cho bé uống.
  • Trà cam thảo: mẹ pha lấy trà cam thảo và cho bé uống ngày ba lần. Loại trà này có tác dụng thanh mát, kháng khuẩn và giúp làm dịu cơn đau họng và ho của trẻ.
  • Củ nghệ tươi: mẹ mua củ nghệ tươi rồi đem giã nhỏ. Sau đó cho nước lọc và đường phèn để chưng cách thủy. Cho bé uống ngày ba lần.
  • Rau diếp cá và nước vo gạo: hái hoặc mua ít rau diếp cá, đem rửa sạch rồi ngâm trong nước muối 15 phút. Tiếp theo, mang diếp cá đi xay hoặc giã cho nhỏ ra. Lấy nước gạo đã vo lần 2 vào rồi và cho diếp cá vào, đun sôi. Khi thuốc đã sôi, vặn nhỏ để đun thêm 20 phút. Cuối cùng, chờ cho diếp cá nguội rồi chắt lấy nước uống. Mẹ nên cho bé uống 3-4 lần một ngày.

Kết luận

Khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị ho, mẹ có thể tham khảo và áp dụng một trong các phương pháp trên để trị ho cho trẻ. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần thường xuyên để ý các biểu hiện của trẻ. Khi có bất cứ điều gì bất thường xảy ra, mẹ có thể nhanh chóng đưa trẻ đi bệnh viện và được hỗ trợ kịp lúc.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Bị Ho – Nguyên Nhân, Cách Trị, Xử Lý Như Thế Nào

Nguồn tham khảo: utemshop.com, eva.vn, mekheochamcon.com

 

Rate this post