Updated at: 08-05-2020 - By: admin

4 tháng tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu có những khám phá của riêng mình. Đây cũng là lúc trẻ có thể biểu hiện các cảm xúc của mình rõ ràng hơn. Cha mẹ cũng sẽ khởi hành trên một chặng đường mới với bé và dần dần hiểu rõ nhau hơn để tạo nên một mối liên kết chặt chẽ. Vậy trẻ 4 tháng tuổi có thay đổi gì khác so với lúc nhỏ và mẹ nên điều chỉnh sinh hoạt hằng ngày của bé ra sao cho phù hợp?

Xem thêm:

Tổng Hợp Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 12 Tháng Tốt Nhất Cho Mẹ

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 4 Tháng Tuổi Mà Mẹ Nên Biết 1Trẻ 4 tháng tuổi đã phát triển như thế nào?

Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì?

4 tháng tuổi là giai đoạn bắt đầu tăng trưởng nhanh của bé. Không còn như lúc mới chào đời, những giác quan cùng khả năng ngôn ngữ của trẻ bắt đầu phát huy tối đa từng chức năng của nó. Trẻ đối với mọi thứ xung quanh trở nên nhanh nhạy và ghi nhớ rõ hơn. Bên cạnh đó, trẻ còn xuất hiện những biểu hiện của việc mọc những chiếc răng bé xíu cùng nhiều sự thay đổi cơ thể khác. Không chỉ vậy, cha mẹ còn thấy được rõ từng tính cách, sở thích của con qua những hành động hằng ngày.

  • Thời gian ăn, uống, ngủ nghỉ của bé

Khác với lúc nhỏ, trẻ sẽ không còn ngủ nhiều ban ngày và hay thức dậy lúc nửa đêm nữa mà sẽ chuyển dần dần qua một giấc ngủ dài vào buổi tối và giấc ngủ ngắn vào buổi sáng. Mặc dù vậy, trẻ sau khi hoạt động, vui chơi được một lúc lâu đều sẽ mệt mỏi, đói bụng và buồn ngủ. Do đó, dù có chơi vui thế nào, mẹ cũng cần dỗ bé đi ngủ vì giấc ngủ với trẻ lúc này vẫn rất quan trọng.

Thêm nữa, thời điểm 4 tháng tuổi này còn thể hiện rõ tính cách của bé. Nếu như bé không thích, trẻ sẽ hay hét lên, khóc cùng những hành động ngăn cản khác. Những lúc này, bố mẹ cần phải thật kiên nhẫn, không nên quát mắng làm cho bé sợ mà phải nhẹ nhàng, dỗ dành. Khi đó, trẻ sẽ ngoan ngoãn nghe theo lời của bạn.

Ngoài giữ gìn, tạo lập thói quen ngủ cho trẻ, mẹ cũng sẽ thấy được rằng, trẻ 4 tháng tuổi đã bú sữa ngoan hơn. Vì trải qua một thời gian dài làm quen để học cách bú sữa nên bé sẽ làm theo bản năng, không chút khó khăn. Không những thế, mẹ cũng cần lưu ý cho bé bú sữa thường xuyên và nhiều hơn bởi sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho trẻ ở thời điểm này. Không nên cho bé tập ăn dặm khi chưa phù hợp vì nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ như dị ứng hay rối loạn đường ruột.

  • Hành động và cách ứng xử của trẻ

Lớn hơn cũng đồng nghĩa các giác quan hoạt động tốt hơn nên việc ghi nhớ đối với trẻ không còn là điều quá khó khăn. Lúc này, trẻ sẽ dễ dàng nhận được mặt ba, mặt mẹ và bất cứ người thân nào tiếp xúc thường xuyên với bé. Để rồi từ đó trẻ có thể đặt niềm tin cho những ai chăm sóc, nuôi dưỡng bé. Mỗi khi trẻ tỏ ra khó chịu hay bị đau, cha mẹ sẽ hay dùng những hành động bế ẵm, dỗ dành, nói chuyện ngọt ngào với trẻ để làm trẻ dễ chịu hơn. Chính những hành động san sẻ yêu thương này cũng góp phần giúp trẻ hiểu hơn tình cảm của bạn dành cho chúng.

Trẻ 4 tháng tuổiHành động bế ẵm nhẹ nhàng chính là lời nói yêu thương dành cho trẻ

Không chỉ thế, cha mẹ cũng không nên cho bé tiếp xúc TV hay máy tính nhiều với lối suy nghĩ cho bé học hỏi sớm và nhanh hơn. Thực tế, việc làm này có thể khiến não bộ của trẻ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nếu bạn muốn tập cho bé làm quen, nhận biết những thứ xung quanh thì chỉ cần giọng nói cùng khuôn mặt của cha mẹ là đã có thể kích thích sự phát triển rất tốt cho não bộ của bé.

  • Đánh dấu khởi đầu của hành trình phát triển

Trong thời gian này, trẻ đã bắt đầu có thể ngẩng đầu lên nhưng việc ngồi dậy và giữ thẳng lưng thì vẫn chưa đủ khả năng. Ba mẹ vẫn phải luôn lấy tay đỡ lấy phần đầu và cổ của trẻ chứ không nên ép bé tập ngồi. Bởi vì trọng lượng của đầu thường nặng hơn so với người bé nên nếu không đỡ cẩn thận trẻ có thể sẽ bị ngã ngửa rất nguy hiểm.

Tuy rằng, trẻ chưa thể ngồi nhưng bé cũng đã biết lật người. Trong giai đoạn đầu, trẻ sẽ hay từ nằm ngửa lật sấp người lại. Sau một thời gian, trẻ bắt đầu thực hiện những động tác lật ngược trở lại từ sấp thành ngửa. Khi đã quen dần thì cũng là lúc trẻ đã trở nên cứng cáp hơn một chút. Với sự hiếu động và tò mò, chắc chắn rằng trẻ sẽ di chuyển và bắt đầu công cuộc khám phá. Để tạo thuận lợi cho trẻ, mẹ vệ sinh sàn nhà sạch sẽ và cho bé chơi.

Thêm vào đó, những biểu đạt cảm xúc của trẻ cũng dần được thể hiện rõ ra hơn. Với từng cảm xúc vui buồn, tức giận, thích thú, chán nản, trẻ đều sẽ thông qua tiếng khóc cùng những lời bi bô đơn giản để nói cho cha mẹ biết. Dù không hiểu được hết mọi ý muốn của con nhưng cha mẹ có thể phần nào cảm thấy hạnh phúc.

  • Khả năng phát triển

Thời điểm 4 tháng tuổi là giai đoạn được cho là tăng trưởng rất nhanh. Cả trọng lượng lẫn trí óc đều phát triển nhanh đến không ngờ. Cha mẹ có thấy được cân nặng của trẻ tăng lên gấp đôi chỉ trong một tuần. Cũng vì thế, khi thấy được các bộ phận đùi, bụng, bắp tay, khuôn mặt của trẻ không được mập lên và gầy đi nhiều thì nên đưa trẻ đi khám bác sĩ. Vì điều này có khả năng là trẻ bị vấn đề với tiêu hóa hoặc chế độ ăn của trẻ chưa đúng.

  • Thực hiện tiêm chủng

Với việc tiêm chủng, trẻ thường sẽ không thích và hay tỏ ra khó chịu, quấy khóc. Khi mẹ thấy điều này thì nên tìm hiểu một số cách giúp bé thoải mái hơn hay bàn trước với nhân viên y tế. Dù hơi khó nhưng phòng ngừa vắc xin là vô cùng quan trọng vì nó sẽ giúp ngăn ngừa nhiều loại bệnh tật.

  • Đảm bảo an toàn cho bé

Bé sẽ hay có những hành động bất chợt như đá hay vung chân trong lúc đùa nghịch, vui thích. Vì vậy, mẹ cần dọn dẹp, sắp xếp các vật dụng có trên sàn nhà để tạo ra một khoảng trống rộng cho bé thoải mái vui chơi, khám phá. Tuy nhiên, mẹ cũng cần vệ sinh sàn nhà cho sạch trước khi cho bé xuống.

Mặc dù nên đảm bảo an toàn vệ sinh nhưng mẹ cũng không cần lo lắng quá mức và làm quá sạch bởi một chút bụi bẩn và vi trùng sẽ giúp ích cho vấn đề dị ứng của trẻ. Có thể tiếp xúc sẽ giúp cho bé thích nghi và đỡ mắc phải căn bệnh dị ứng. Ngoài ra, những con vật nuôi trong nhà cũng nên được cách ly với trẻ vì loài vật thường dễ có chấy rận và lây truyền bệnh.

Hơn nữa, mẹ cũng cần thường xuyên tắm rửa, trị chấy rận cho thú cưng, rửa lại tay với xà phòng sau khi tiếp xúc và luôn đóng cửa phòng ngủ cho bé. Mục đích là để giữ mọi thứ được sạch sẽ, vệ sinh, hạn chế nhiễm bệnh cũng như việc thú cưng có thể lẻn vào và ngủ chung với trẻ.

  • Vui chơi với bé

Những trẻ 4 tháng tuổi thường cảm thấy mới lạ và thích thú với nhiều điều mới xảy đến, kể cả là những món đồ chơi hằng ngày. Chính vì vậy, mẹ nên mua những món đồ chơi có thể gây ra tiếng động để thu hút mọi giác quan của trẻ. Thêm nữa, trẻ sẽ còn có thói quen hay cho đồ vào miệng từ ngón chân, ngón tay, mũi hay thậm chí là má của bạn. Bé sẽ không ngừng túm lấy chúng để giải tỏa cho sự hiếu kỳ của mình.

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 4 Tháng Tuổi Mà Mẹ Nên Biết 2Những món đồ chơi gây tiếng động sẽ giúp phát triển các giác quan của bé

Trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm mấy bữa

Mặc dù nhiều bác sĩ khuyến cáo rằng thời điểm ăn dặm tốt nhất dành cho trẻ sơ sinh nên là từ 6 tháng tuổi trở đi. Nhưng vẫn có thể có những trường hợp đặc biệt khác, chính là ăn từ 4 tháng tuổi. Điều này có diễn ra hay không là tùy thuộc vào thể trạng cùng khả năng ăn uống, hấp thụ dinh dưỡng của từng bé. Nếu bé nhà bạn đã có những dấu hiệu ăn dặm thì việc tập ăn lúc này cũng sẽ không gây ra nhiều ảnh hưởng. Vậy mẹ nên cho trẻ 4 tháng tuổi ăn dặm như thế nào cho đúng?

Vì đây là giai đoạn mới tập ăn và làm quen những loại thức ăn mới ngoài sữa nên trẻ sẽ cần khoảng 1 đến 2 tháng để thích nghi. Cũng vì vậy mà số bữa ăn dặm dành cho trẻ sơ sinh 4 tháng cũng chỉ nên có một bữa mỗi ngày. Mỗi lần ăn cũng không thể ăn quá nhiều vì sẽ khiến cho dạ dày của trẻ bị quá tải dẫn đến rối loạn. Do đó, cứ mỗi bữa mẹ chỉ nên cho bé ăn rất là ít và sau đó sẽ bổ sung bằng cách bú thêm sữa.

Không chỉ có lượng ăn rất ít mà độ thô của món ăn dặm cũng cần được lưu ý. Trẻ lúc này vẫn chưa mọc đầy đủ răng và cũng chưa quen hết với việc nhai nuốt nên nếu đế trẻ ăn đặc như người lớn, bé có thể gặp tình trạng khó nuốt, trào ngược hay dạ dày không thể tiêu hóa kỹ để hấp thu. Cho nên, thức ăn dặm dành cho trẻ 4 tháng phải nấu loãng. Sau một thời gian, độ thô mới có thể dần dần tăng lên.

Bên cạnh những vấn đề về số bữa ăn cũng như độ đặc loãng khi chế biến, mẹ cũng phải biết rằng trẻ vẫn còn đang quen với độ ngọt cũng như vị của sữa. Chính vì vậy, mẹ nên nấu những món ăn dặm từ các loại rau củ quả có kết hợp với sữa bột ngoài hoặc là sữa mẹ để giúp cho thức ăn được thơm ngon hơn, kích thích được vị giác và bé sẽ ăn ngon hơn.

Còn nếu mẹ thấy bé có dấu hiệu không thích hay dị ứng thì nên bỏ ngay và chuyển qua cách nấu món ăn dặm khác để phù hợp với sở thích và khẩu vị của bé. Mẹ cũng nên tập cho bé ăn nhiều loại để thay đổi và tập nhiều món khác nhau. Không những thế, mẹ vẫn nên cho bé bú sữa thường xuyên và không ép trẻ ăn dặm. Hãy để bé tự nguyện và có cho bản thân những cách thích ứng riêng. Vì đây vẫn chỉ là đang tập làm quen nên việc ép buộc là không cần thiết.

Trẻ 4 tháng tuổi ăn được hoa quả gì?

Lúc trẻ tập ăn dặm với những món cháo mới thì cũng là lúc thích hợp cho bé ăn thêm một số loại trái cây. Đương nhiên khâu chế biến là không thể bỏ qua. Bé vẫn chưa có đủ cả hàm răng như người lớn nên những động tác nhai, nghiền nát thức ăn là vẫn chưa thể làm được. Vì thế, trước khi cho trẻ dùng mẹ cần nghiền nát hay xay nhuyễn trái cây hoa quả bằng máy xay sinh tố hoặc dùng máy ép để ép lấy nước cho trẻ uống.

Mẹ cũng nên thay đổi mỗi ngày với loại hoa quả khác nhau để cho bé thử nghiệm với nhiều hương vị khác nhau. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ uống thì nên pha loãng với nước cho dễ uống. Bên cạnh đó, hệ tiêu hóa của trẻ là vẫn còn yếu và chưa ổn định nên loại trái cây mà bé có thể ăn nên là loại dễ tiêu hóa như đào, bơ, lê, táo, chuối.

Trẻ 4 tháng tuổiTrẻ 4 tháng tuổi có thể ăn thêm sinh tố bơ hoặc uống nước ép đào để bổ sung dưỡng chất

Trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường không cố định và dài ngắn khác nhau nên sẽ có lúc trẻ ngủ rất nhiều nhưng lại có khi ngủ rất ít hoặc không hề ngủ. Việc trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày thường dễ dẫn đến tình trạng trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc hay trẻ 4 tháng tuổi ngủ ít vào ban đêm. Vì thế, mẹ thường gặp vất vả hơn khi phải thức cùng bé. Nhiều cha mẹ thường nghĩ con còn nhỏ, còn yếu nên cần phải ngủ nhiều để nghỉ ngơi và nạp đầy năng lượng. Do đó, thường thuận theo giờ giấc ngủ của trẻ mà không sắp xếp, điều chỉnh.

Nhưng những bác sĩ đều kết luận rằng việc để mặc giấc ngủ không đồng đều này có thể ảnh hưởng đến việc tự giác, thói quen ngủ của bé sau này. Nếu để lâu thì sẽ không tốt cho sức khỏe của trẻ. Chính vì vậy, việc xây dựng giờ giấc ngủ nghỉ từ nhỏ sẽ giúp ích cho bé. Đối với trẻ 4 tháng tuổi, một ngày bé cần ngủ đủ 14 đến 15 tiếng cả ngày lẫn đêm. Ban ngày, mẹ nên giúp trẻ chia ra thành nhiều giấc ngủ ngắn sao cho tổng số giờ cộng lại đủ 6 tiếng. Tuy rằng, không ngủ nhiều nhưng ngủ thành nhiều bữa thì bé vẫn sẽ không bị mệt. Không chỉ vậy, trẻ còn có cơ hội tiếp xúc, hoạt động vui chơi, khám phá mọi thứ xung quanh.

Mẹ cũng cần chú ý bé còn nhỏ nên cũng rất nhanh bị mệt sau khi chơi và dễ ngủ gật. Vì vậy, mẹ cần lập ra lịch trình ngủ và tập dần thói quen ngủ đúng giờ, đúng giấc cho trẻ. Như vậy, thì bé sẽ không bị mệt, ngủ gật và được vui chơi thoải mái. Nhưng nếu bé có dấu hiệu rối loạn giấc ngủ trong nhiều ngày liên tiếp thì mẹ nên đưa bé đi khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân cùng cách khắc phục.

Trẻ 4 tháng tuổiMẹ cần đảm bảo bé ngủ đủ và đúng giờ đúng giấc để trẻ phát triển khỏe mạnh

Trẻ 4 tháng tuổi bị ho

Ho là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dù ở bất cứ lứa tuổi nào. Với trẻ 4 tháng tuổi, chỉ một thay đổi nhỏ của thời tiết cũng làm cho bé bị ho. Tuy vậy, để trị ho cho trẻ 4 tháng tuổi, các mẹ sẽ dùng tới những bài thuốc dân gian bình thường. Bởi cơ thể bé vốn chưa đủ cứng cáp về mặt miễn dịch, sức khỏe cũng còn yếu nên những loại thuốc chứa kháng sinh đều có thể làm hỗn loạn các hoạt động trong cơ thể, hệ miễn dịch mất cân bằng, sức đề kháng trở nên yếu ớt hơn.

Thêm nữa, việc dùng kháng sinh nhiều trong thời gian dài còn khiến cho các vi khuẩn có lợi có sẵn trong cơ thể bị tiêu diệt và gây ảnh hưởng tới sự phát triển tự nhiên của trẻ. Vì vậy, cách làm dân gian sẽ là phương thuốc thích hợp dành cho trẻ nhỏ tuổi: dùng đường phèn chưng lá hẹ, chưng quất xanh, chưng hoa hồng trắng, chưng bông đu đủ đực, chưng lá húng chanh, kết hợp rau diếp cá với nước vo gạo hoặc tắm nước gừng hằng ngày. Sau một thời gian bệnh ho của bé sẽ giảm hẳn.

Trẻ 4 tháng tuổi bị sốt

Cũng giống với trường hợp ho, tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh cũng là một hiện tượng không hề hiếm. Với sức đề kháng còn non yếu của bé thì khi có sự tác động, xâm nhập của virus, vi khuẩn thì đều khiến cho cơ thể phản ứng và tăng nhiệt độ cơ thể. Từ đó, xảy ra tình trạng sốt. Tuy nhiên, tùy vào nguyên nhân gây ra mà cơ sốt của trẻ có thể cao hoặc thấp và thời gian hồi phục cũng sẽ không giống nhau.

Nhưng đa phần, lý do khiến bé bị sốt thường là virus, vi khuẩn gây hại, sau khi tiêm phòng, trùm chăn hoặc mặc đồ quá ấm, quá kỹ cho trẻ hay do mọc răng. Bên cạnh đó, đôi khi sốt có thể đi kèm với tình trạng trẻ 4 tháng tuổi bị sổ mũi. Nhưng tất cả đều có mức độ nặng nhẹ khác nhau. Trẻ sẽ không gặp nguy hiểm gì nếu cơn sốt dưới 38 độ C và chỉ cần sự chăm sóc đúng cách từ cha mẹ là bé nhanh khỏi. Còn nhiệt độ cơ thể mà tăng cao hơn, trên 38 độ thì đây là mức nguy hiểm. Mẹ cần phải đưa bé đi bệnh viện khám ngay.

Ngoài ra, cha mẹ cũng nên điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt hằng ngày: không nên để phòng quá kín mà phải tạo sự thông thoáng, mát mẻ; với quần áo cho trẻ thì nên chọn những bộ làm bằng bông, thoải mái, thoáng mát và thấm hút mồ hôi tốt; dùng khăn mềm đã nhúng nước ấm lau người cho trẻ; cho bé uống nhiều nước hơn; tắm nước ấm trong phòng kín gió và dùng siro hạ sốt. Nhờ đó, bệnh của bé sẽ khả quan và chóng khỏi.

Trẻ 4 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Trẻ 4 tháng tuổi cân nặng bao nhiêu là điều mà nhiều cha mẹ thắc mắc vì không biết trọng lượng như thế nào là vừa đủ, không bị suy dinh dưỡng cũng không bị béo phì. Và vấn đề này có thể được giải đáp thông qua bảng chiều cao cân nặng chuẩn dành cho trẻ sơ sinh. Ở những trẻ 4 tháng tuổi, 6,3kg đến 7,8kg là mức cân nặng chuẩn nhất. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng có thể đạt đến và duy trì trong khoảng trọng lượng này bởi thể trạng, chế độ ăn uống và khả năng hấp thu chất của mỗi bé là khác nhau.

Không chỉ vậy, cân nặng giữa bé trai và bé gái cũng sẽ có sự chênh lệch, con trai sẽ nặng hơn con gái. Dù có sự khác nhau như vậy nhưng sức khỏe của các bé đều không bị ảnh hưởng và vẫn khỏe mạnh. Mẹ không lo lắng quá nhiều mà chỉ cần cho trẻ những bữa ăn đầy đủ dinh dưỡng thì bé nhà bạn vẫn sẽ tăng chiều cao, cân nặng bình thường.

Trẻ 4 tháng tuổi 5 ngày không đi ngoài phải làm sao?

Hiện tượng nhiều ngày liền trẻ 4 tháng tuổi không đi đại tiện được có thể xác định rằng bé nhà bạn đang bị táo bón. Tuy rằng tình trạng này có thể giải quyết bằng cách điều chỉnh ăn uống nhưng cha mẹ vẫn không nên chủ quan vì vẫn có khả năng trẻ bị tắc ruột hay lồng ruột nghiêm trọng. Do đó, việc đưa đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chắc chắn vẫn là điều nên làm.

Nếu kết quả đưa ra sau khi khám không quá nguy hiểm thì mẹ vẫn có thể áp dụng một số biện pháp như massage vùng bụng cách 5cm so với chỗ rốn; mẹ nên bổ sung thêm nhiều loại thực phẩm mát nhiều vitamin, chất xơ để nguồn sữa cũng có được những chất này giúp cho hệ tiêu hóa của bé hoạt động tốt hơn sau khi bú sữa mẹ hoặc mẹ cũng có thể cho trẻ dùng thuốc kích thích việc tiêu hóa có sự cho phép của bác sĩ.

Trẻ 4 tháng tuổi có tiêm phòng lao được không?

Tiêm phòng vắc xin luôn là phương pháp tốt nhất giúp ngăn ngừa các bệnh có thể xảy đến với trẻ sơ sinh. Thời điểm thực hiện việc này thường sẽ là ngay trong tuần thứ 2 hoặc thứ 3 tính từ thời điểm sinh nở. Việc tiêm phòng từ sớm như vậy sẽ giúp cho hệ miễn dịch của trẻ được xây dựng từ sớm và được củng cố. Nhờ đó, bệnh lao mới không có cơ hội xâm nhập và gây bệnh cho bé.

Cũng vì lý do này nên những trường hợp phòng ngừa muộn thường sẽ không có hiệu quả. Khi đó, trẻ sẽ dễ dàng mắc bệnh, gây ra nhiều rủi ro và nghiêm trọng nhất chính là tử vong. Cho nên, cha mẹ phải là người nắm rõ lịch tiêm chủng của bé để bé được tiêm đủ mũi và phòng ngừa bệnh. Giờ thì mẹ đã có thể biết được trẻ sơ sinh mà được 4 tháng thì có tiêm phòng lao được không rồi.

Trẻ 4 tháng tuổiViệc tiêm phòng lao của trẻ cần được thực hiện từ sớm

Trẻ 4 tháng tuổi chảy nhiều dãi

Tình trạng trẻ sơ sinh bị chảy nhiều nước dãi phần lớn thường là do bé bước vào thời kỳ mọc răng. Sự xuất hiện của những chiếc bé xíu mới chắc chắn sẽ làm cho bé thấy khó chịu. Vì điều này mà bé sẽ không ngừng bị chảy nước dãi không kiểm soát.

Bên cạnh chảy nước dãi, mẹ cũng có thể thấy những biểu hiện mọc răng khác của trẻ như hay nhai mọi thứ ở gần bé, có những cảm giác khó chịu, bồn chồn, hay mất ngủ, nặng hơn thì có thể bị sốt nhẹ. Tuy nhiên, đây là một vấn đề hoàn toàn bình thường mà đứa trẻ nào cũng phải trải qua nên ba mẹ không cần lo lắng quá mức. Đến khi răng của bé nhú ra hoàn toàn thì hiện tượng này sẽ tự động chấm dứt.

Mặc dù, chảy dãi thường là do mọc răng gây nên nhưng nó cũng có thể bắt nguồn từ bệnh viêm mũi dị ứng. Dù số lượng trẻ mắc phải là không nhiều nhưng nó vẫn gây ra không ít phiền phức, khó chịu cho trẻ. Mẹ có thể thấy trẻ sẽ hay hắt hơi, dụi mắt, dụi mũi vì ngứa, kèm theo đó còn là ngứa cổ họng và chảy nước mắt. Nghiêm trọng hơn sẽ có cả chảy nước dãi. Lúc này, điều cần làm là mẹ phải đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay để kịp thời chữa trị.

Trẻ 4 tháng tuổi rụng tóc vành khăn

Việc trẻ 4 tháng bị rụng tóc vành khăn không phải là một căn bệnh nghiêm trọng bởi nguyên nhân gây nên chỉ là do sự tác động từ bên ngoài. Phần lớn những vấn đề như nằm sai tư thế, đội mũ sai kích thước hay thiếu chất đều sẽ gây ra tình trạng tóc rụng hình vành khăn. Biện pháp chữa trị cũng không hề quá khó khăn bởi từ mỗi nguyên nhân mẹ đều có thể thay đổi, điều chỉnh lại cho phù hợp là có thể chữa khỏi bệnh này.

Ở trường hợp tư thế nằm ngủ hằng ngày của trẻ, việc tóc rụng thành hình vành khăn là do trẻ nằm trong một tư thế quá lâu khiến cho vùng tóc được tiếp xúc đó bị cọ xát quá nhiều dẫn đến rụng dần đi. Để khắc phục điều này, mẹ chỉ cần thỉnh thoảng chỉnh lại tư thế ngủ của trẻ thì sau một thời gian, tóc vẫn có thể mọc lại và không bị rụng nữa.

Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là kích thước mũ nón cho trẻ. Nếu mẹ chọn những loại mũ không vừa kích thước đầu bé hoặc bé đã lớn hơn mà vẫn chưa thay nón mới, đội trong thời gian dài đều có thể làm cho tóc rụng dần đi và tạo thành hình vành khăn. Do đó, mẹ không nên cho bé đội nón khi không cần thiết, lựa chọn mũ có kích cỡ phù hợp, luôn giữ vệ sinh sạch sẽ mũ của bé và không đội mũ bẩn cho trẻ.

Còn vấn đề thiếu chất, việc trẻ sơ sinh 4 tháng rụng tóc là do sự thiếu hụt vitamin D và Canxi. Và việc bổ sung những chất này cho cơ thể trẻ sẽ không quá khó khăn. Mẹ chỉ cần mỗi sáng cho bé tắm nắng và bú sữa mẹ thường xuyên. Nhưng phải đảm bảo rằng trong sữa mẹ có đầy đủ vitamin D và canxi từ việc ăn uống hằng ngày của mẹ.

Trẻ 4 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ?

Khoảng thời gian 4 tháng tuổi vẫn là thời điểm cần nhiều dinh dưỡng để bé phát triển toàn diện. Vì thế, sữa mẹ vẫn là nguồn cung cấp chính cho trẻ. Tuy vậy, trẻ vẫn có thể bú thêm sữa ngoài để đảm bảo lượng sữa cần thiết trong một ngày trong trường hợp mẹ bị thiếu sữa. Theo các chuyên gia, mỗi trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đều cần uống 120 đến 150ml cho một lần, mỗi bữa sẽ cách nhau 2 đến 3 tiếng, một ngày như vậy cần bú sữa 7 đến 8 lần, tổng cộng là 900 đến 1200ml cho một ngày.

Dù đây là lượng tiêu chuẩn mà mỗi bé có thể bú sữa nhưng có những trẻ có thể trạng tốt thường có thể uống được nhiều hơn. Lúc đó, mẹ có thể thấy những biểu hiện thòm thèm, chưa no của trẻ. Và mẹ có thể pha thêm chút sữa nữa nhưng chỉ nên dừng ở lượng vừa phải, không quá nhiều. Nếu mẹ cho trẻ bú sữa quá nhiều thì không những bé không thể hấp thu mà còn xảy ra hiện tượng nôn mửa, trớ ra và khóc. Điều này sẽ làm cho bé bị thiếu chất và suy dinh dưỡng.

Trẻ 4 tháng tuổiMẹ cần cho trẻ bú đủ sữa mỗi ngày

Kết luận

Cùng với sự phát triển của con là sự đồng hành và kiến thức chăm sóc của cha mẹ. Trên mỗi chặng đường, trẻ sẽ có những sự thay đổi khác nhau, những khám phá mới và lớn dần lên đến khi trưởng thành. Và để trẻ 4 tháng tuổi có thể phát triển khỏe mạnh, thuận lợi, cha mẹ phải là những người luôn quan tâm, chăm sóc và hiểu trẻ. Có như vậy thì cả tinh thần lẫn thể trạng của bé mới phát triển được toàn diện.

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 5 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

Nguồn tham khảo

  • https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/phat-trien-cua-be-qua-tung-thang/be-4-thang-tuoi
  • https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tre-4-thang-tuoi-an-dam-nhu-the-nao
  • https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/dinh-duong-cho-be-an-trai-cay-dung-cach
  • https://www.conlatatca.vn/moi-sinh/benh-tre-em/giup-tre-4-thang-tuoi-bi-ho-khoi-nhanh-chong-khong-can-dung-khang-sinh-42502.html
  • https://www.fisher-price.com/en_US/parenting-articles/sleeping-and-soothing/how-much-should-a-4-month-old-sleep
  • https://www.pampers.com/en-us/baby/development/article/4-month-old-baby
  • https://www.thebump.com/baby-month-by-month/4-month-old-baby
  • http://www.bounty.com/baby-0-to-12-months/development/4-6-months/your-baby-at-4-months

 

Rate this post