Khi trẻ 8 tháng tuổi, đây là lúc trẻ trở nên hiếu động, ham học hỏi và rất thích làm người lớn. Tuy nhiên, chứng biếng ăn của trẻ cũng khiến mẹ phải đau đầu. Vậy, cham soc tre 8 thang tuoi bieng an như thế nào để con khỏe mà mẹ vẫn “nhàn tênh”? Cùng tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ 8 tháng biếng ăn?
Trẻ 8 tháng tuổi chính là thời điểm mà trẻ thường vẫn còn bú mẹ hoặc bú sữa pha theo công thức và đã biết ăn dặm (thường thì trẻ sẽ bắt đầu ăn dặm từ tháng thứ 6). Việc cham soc tre 8 thang tuoi bieng an cũng cần thực hiện theo khoa học, hợp lý để trẻ tăng cân, khỏe mạnh và lớn nhanh.
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thì chiều cao và cân nặng của trẻ 8 tháng tuổi thông thường đạt như sau:
+ Bé trai 8 tháng tuổi có cân nặng từ 7.0 10.5 kg và chiều cao từ 66.5 74.7 cm.
+ Bé gái 8 tháng tuổi có cân nặng từ 6.3 10.0 kg và chiều cao từ 64.3 73.2 cm.
Việc cham soc tre 8 thang tuoi bieng an cũng cần thực hiện theo khoa học
Đây cũng là giai đoạn có nhiều thay đổi lớn về dinh dưỡng và hệ tiêu hóa đối với trẻ. Chính vì vậy, có rất nhiều bà mẹ hay gặp phải tình trạng khó chịu, đó là trẻ biếng ăn. Các dấu hiệu cho thấy trẻ 8 tháng biếng ăn bao gồm:
- Trẻ không muốn và không ăn.
- Không đòi ăn, trẻ lười ăn dặm, lười bú mẹ hoặc bú sữa công thức.
- Cha mẹ phải ép, phải dỗ dành và làm đủ trò vui thì bé mới chịu nuốt, chịu ăn.
- Thời gian cho mỗi bữa ăn của bé rất lâu nhưng bé vẫn ăn được rất ít.
- Nghiêm trọng hơn, có bé chỉ cần nhìn thấy bát bột, thìa bột là đã quấy khóc, không chịu ăn rồi nhè thức ăn ra, nôn trớ mỗi khi bị ép ăn. Điều này khiến cha mẹ vô cùng căng thẳng, stress mỗi lần đút cho con ăn.
Cách cham soc tre 8 thang tuoi bieng an cho những ai lần đầu làm mẹ
Lên “thời gian biểu” ăn ngủ cho trẻ 8 tháng
Khi được 8 tháng, trẻ đã có thể ngủ qua đêm mà không cần thức đêm cho ăn. Tuy nhiên một số bé 8 tháng sẽ vẫn cần 1 2 cữ cho bú trong đêm cho đến khi bé đủ 9 tháng tuổi. Con yêu cần ngủ từ 2 3 giấc mỗi ngày, mỗi giấc kéo dài từ 2 3 giờ, cộng thêm từ 1112 giờ ngủ vào mỗi đêm.
Bố mẹ nên lên “thời gian biểu” ăn ngủ cho trẻ 8 tháng thật khoa học
Khi được 8 tháng, trẻ đã bắt đầu có ý thức về bản thân, người nhà và môi trường xung quanh nhanh chóng hơn. Con đã bắt đầu dự đoán được các thói quen mà mẹ tập cho mình hàng ngày như khi nằm ở trong cũi nghĩa là đã đến giờ ngủ, khi ngồi trên ghế ăn tức là lúc này đã đến giờ ăn. Do vậy, lên lịch ăn ngủ cho con là điều cần thiết mà bố mẹ nên làm.
Giao tiếp với bé 8 tháng như thế nào?
Khi 8 tháng, những tiếng la hét, bi bô gọi mẹ của bé sẽ bắt đầu có ý nghĩa. Mẹ sẽ thấy con gọi “bà”, “ba” hoặc “ma”, đồng thời hướng ánh mắt nhìn về phía người được gọi. Trẻ có thể hiểu được một vài từ ngữ đơn giản như “chào”, “tạm biệt”, “sữa”,… và có thể thực hiện theo các câu lệnh đơn giản của mẹ như chào tạm biệt “bye bye” mọi người.
Ba mẹ nên nói chuyện nhiều hơn với con yêu về mọi việc ở trong nhà. Việc này sẽ giúp cho bé học hỏi được thêm nhiều từ ngữ mới và phát triển được khả năng giao tiếp sau này tốt hơn. Hãy lắng nghe và đáp lại thường xuyên những lời bập bẹ, bi bô của bé. Con sẽ cảm thấy được tình cảm yêu quý và biết lắng nghe.
Vào thời gian này, bé 8 tháng cũng rất thích nghe giọng nói của ba mẹ và thường chú ý đến những biểu cảm thay đổi trên gương mặt của người nói chuyện (còn gọi là “hóng chuyện”). Trẻ 8 tháng tuổi lúc này cũng rất thích chơi đùa với bố mẹ. Vì vậy bố mẹ hãy dành thêm nhiều thời gian để hát, chơi trò giấu đồ, trốn tìm, làm mặt cười,… cùng con. Điều này sẽ giúp cho bé cảm thấy thân thiết và trở nên gần gũi hơn đối với gia đình.
Đọc truyện hàng ngày cho con cũng là cách giao tiếp với con rất tốt. Mẹ hãy miêu tả các bức tranh được vẽ ở trong sách để giúp cho con tăng cường khả năng tưởng tượng.
Chọn quần áo cho bé 8 tháng
Khi mua đồ cho con, các mẹ cũng nên chú ý đo theo chiều cao và cân nặng của em bé để có thể chọn được kích cỡ quần áo phù hợp nhất. Trong giai đoạn này, bé yêu sẽ phát triển rất nhanh, cho nên mẹ không cần mua quá nhiều quần áo cho con, tránh lãng phí.
Chất liệu quần áo cho trẻ phải mềm mại, thoáng mát và thấm mồ hôi tốt, đặc biệt không gây kích ứng da vẫn là ưu tiên lựa chọn số một. Mẹ nên mua đồ cho con màu trắng để tránh ảnh hưởng bởi phẩm nhuộm. Trẻ 8 tháng tuổi đã có thể cầm nắm được những đồ vật nhỏ rồi nên quần áo cần tránh các loại cúc, các chi tiết trang trí nhỏ, rời mà bé có thể bứt ra và cho ngay vào miệng.
Chế độ ăn uống cho trẻ 8 tháng tuổi như thế nào?
Giai đoạn này, sữa cho trẻ 8 tháng biếng ăn chính là sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức, vì đây vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu để giúp bé yêu phát triển. Vì bé đã ăn dặm được rồi nên sẽ bú một lượng sữa ít đi so với các tháng trước. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng con yêu vẫn cần bú mẹ khoảng 4 lần/ ngày nhé.
Sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của em bé 8 tháng tuổi
Đối với các bữa ăn dặm của trẻ 8 tháng, mẹ nên cho con ăn thêm bột ngũ cốc, hoa quả tươi, rau cải và các loại thịt tươi nghiền nhuyễn. Một số bé 8 tháng sẽ rất hứng thú đối với việc ăn dặm, trong khi đó một số bé biếng ăn thì sẽ thờ ơ. Sau đây là những lời khuyên cho chế độ ăn dặm của bé 8 tháng tuổi biếng ăn:
- Nên cho trẻ ăn ít nhất là 3 bữa ăn dặm/ ngày.
- Một ngày, mẹ hãy cho bé uống không quá 60 120ml nước để có thể đảm bảo con vẫn được bú sữa mẹ hoặc sữa pha theo công thức đầy đủ.
- Nên cho trẻ ăn từ 2 3 phần ngũ cốc dành cho trẻ em/ ngày (1 phần = 1 thìa cafe).
- Trẻ cần từ 2 3 phần rau cải.
- 1 phần protein.
- 1 phần sữa (1 phần = 1/2 cốc sữa chua).
Trẻ 8 tháng tuổi đã biết làm những gì rồi?
Bé lúc này đã có được rất nhiều kỹ năng mới, bé cũng có thể bám vào cũi để tự đứng lên. Trong khoảng 1 2 tháng tới, bé sẽ chập chững được những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, các mẹ cũng không nên quá lo lắng nếu như con yêu chưa chịu tập đứng vì có một số bé sẽ mất rất nhiều thời gian kể từ lúc biết bò cho đến lúc bé biết đi vững. Điều này cũng không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của bé.
Ở độ tuổi này, bé đã bắt đầu học được cách phối hợp các kỹ năng vận động chân tay để làm được điều mình muốn. Con yêu có thể phát hiện được đồ chơi từ các phòng và sẽ bò đi tìm để nhặt chúng. Thao tác tay của bé lúc này cũng trở nên thành thục hơn. Con có thể đập các đồ chơi vào nhau để tạo ra tiếng kêu, ném một quả bóng đi xa hoặc xếp những chiếc cốc chồng lên nhau.
Bé đã bắt đầu học được cách phối hợp các kỹ năng vận động chân tay
Các ngón tay của bé yêu đã có thể nhặt được những vật nhỏ và bỏ chúng vào miệng. Vì vậy mẹ cần bỏ đi tất cả những đồ chơi hoặc đồ vật có kích thước nhỏ xung quanh bé, bởi những thứ đồ chơi đó có thể khiến cho con bị nghẹt thở.
Các đồ chơi có màu sắc tươi sáng sẽ thu hút được nhiều sự chú ý của bé yêu hơn. Trẻ 8 tháng rất tò mò, hiếu động và thích khám phá về thế giới ở xung quanh mình. Bé muốn chạm tay, sờ vào và nếm thử tất cả mọi thứ. Bởi vậy, bố mẹ cần chọn những đồ chơi làm từ chất liệu an toàn, luôn giữ sạch sẽ để khi bé cắn thử cũng không gây hại.
Lưu ý những gì khi chăm sóc trẻ 8 tháng tuổi?
Ở độ tuổi này, bé cũng đã bắt đầu nhận ra được mình thích ăn gì và không thích ăn gì. Do đó, mẹ sẽ thấy con “cau có” khi phải ăn rau củ, bông cải xanh hay tỏ ra vui mừng khi được ăn món mà mình yêu thích.
Ngoài ra, lúc này con cũng đã có thể bò được đi khắp nhà và cũng rất hiếu động. Bởi vậy, bố mẹ cần dọn dẹp nhà cửa sao cho gọn gàng, bỏ tất cả các đồ dùng, mỹ phẩm, chất tẩy rửa, chất độc hại,… ra khỏi tầm tay của bé. Phòng tắm, tủ bếp và các cánh tủ cần khóa chặt.
Cầu thang lên xuống cũng cần lắp rào chắn và các cửa ban công phải luôn luôn đóng để đề phòng bé bò đi lung tung rất nguy hiểm.
Bé cũng đã bắt đầu nhận ra được mình thích ăn gì và không thích ăn gì
Thức ăn cho trẻ 8 tháng cần nghiền nhỏ, tránh cho trẻ ăn những loại đồ ăn có thể gây nghẹt thở như: nhãn, cà rốt sống, nho tươi, kẹo, nho khô, thạch rau câu và quả việt quất.
Mẹ tuyệt đối không nên cho bé xem TV cho đến khi bé đủ 2 tuổi, dù đó có là phim ca nhạc thiếu nhi hay chương trình giáo dục. Đọc, hát, kể chuyện,… chính là cách giải trí tốt nhất cho bé yêu ở trong độ tuổi này.
Kết luận
Khi cham soc tre 8 thang tuoi bieng an, mẹ cần chú ý gia tăng khẩu phần dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày cho trẻ, nhất là cho trẻ uống thêm sữa và các chế phẩm từ sữa, bổ sung thức ăn động vật, chất béo,… Tuy nhiên, cần chú ý tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng để trẻ ăn khỏe, lớn nhanh và phát triển toàn diện.
Xem thêm:
Giải Pháp Nào Cho Trẻ 10 Tháng Biếng Ăn?
Nguồn tham khảo:
- https://forikid.vn/bebiengan/tre8thangbiengan.html
- https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/nhi/tre8thangtuoibietlamnhunggi/
- https://www.webmd.com/parenting/baby/babydevelopment8monthold