Updated at: 22-04-2020 - By: admin

Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 1 tuổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi, ho gà… cũng rất dễ bị viêm phế quản. Những trẻ đẻ non, còi xương, suy dinh dưỡng cũng dễ mắc và thường diễn tiến nặng đến viêm phổi. Đây là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong rất cao ở trẻ em, đứng hàng thứ 2 sau bệnh tiêu chảy. Mời các bậc phụ huynh theo dõi thông tin sau để tìm hiểu nguyên nhân, cách chăm sóc trẻ bị viêm phế quản phổi nhé.

Viêm phế quản là một bệnh hay gặp , một bệnh lý của đường hô hấp trong đó niêm mạc của các phế quản trong phổi bị viêm. Niêm mạc phế quản bị kích thích sẽ phồng và dầy lên và làm hẹp hoặc tắc nghẽn các tiểu phế quản, sẽ gây ra ho và có thể kèm theo đờm (đàm) đặc.

Viêm phế quản được chia là hai loại Cấp tính và Mạn tínhViêm Phế Quản

Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản cấp tính: Tác nhân gây bệnh ban đầu thường là virus, sau đó có thể bị bội nhiễm vi khuẩn. Vi khuẩn hay gặp nhất là phế cầu khuẩn, H. influenzae rồi đến tụ cầu khuẩn, liên cầu khuẩn… Những vi khuẩn này thường xuyên có ở mũi – họng, khi sức đề kháng của cơ thể bị giảm sút thì chúng hoạt động mạnh lên, tăng độc tính và gây bệnh. Thời tiết thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh, môi trường ô nhiễm là những nhân tố thuận lợi cho bệnh phát sinh.

Virus là nguyên nhân chính gây nên bệnh giai đoạn đầu, thường thấy ở trẻ sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho, sổ mũi, cúm hay viêm xoang. Sau đó nếu không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng sốt kéo dài vài ngày hay ho kéo dài từ 2 – 3 tuần, có thể đã bị viêm phế quản.Sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, đau rát cổ họng và xuất hiện đàm đục, màu vàng hay xanh. Ngoài ra, trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

Viêm phế quản mạn tính: Thường do một hoặc nhiều yếu tố. Nhiều đợt viêm phế quản cấp lặp đi lặp lại theo thời gian sẽ làm suy yếu và gây kích thích ở phế quản, và có thể gây nên viêm phế quản mạn tính. Ô nhiễm công nghiệp cũng là một thủ phạm. viêm phế quản mạn tính thường gặp ở những người khai thác than, tiếp xúc thường xuyên với ngũ cốc, làm khuôn đúc kim loại, tiếp xúc liên tục với bụi.

Nhưng nguyên nhân chính là nghiện thuốc lá nặng trong thời gian dài mà có thể làm kích thích phế quản và khiến chúng tiết ra quá nhiều chất đờm nhầy. Các triệu chứng của viêm phế quản mạn tính có thể bị nặng hơn nếu trong không khí có nhiều SO2 hay các chất ô nhiễm khác.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị viêm phế quản phổi

a . Các triệu chứng có thể gặp trong viêm phế quản cấp tính là:

Bệnh Viêm phế quản cấp thường xuất hiện cùng lúc hoặc ngay sau khi bị viêm đường hô hấp trên với các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho khan, rát họng. Diễn tiến bệnh viêm phế quản cấp thường qua hai giai đoạn:

Giai đoạn đầu kéo dài 3 – 4 ngày (còn gọi là giai đoạn viêm khô), bệnh nhân có các triệu chứng: Sốt 38 – 39 độ C, 40 độ C, mệt mỏi, đau đầu, đau nhức người, khó thở nhẹ, có thể có tiếng rít, ho khan, ho thành cơn về đêm.

Giai đoạn 2 thời gian từ 6 – 8 ngày, còn gọi là giai đoạn xuất tiết, các triệu chứng ở giai đoạn đầu giảm, bệnh nhân ho khạc đờm nhầy hoặc đờm mủ.

Ở trẻ em, nguyên nhân thường do virus bắt đầu điển hình sau khi bị viêm hô hấp trên, cảm lạnh, ho sổ mũi , cúm hay viêm xoang. Nếu trẻ không được điều trị và sức đề kháng yếu thì virus có thể lây lan tới hai cuống phổi (bộ phận nối họng và hai lá phổi với nhau), làm cho khí quản sưng phồng, tấy đỏ, tiết dịch nhầy trong phổi, gây kích thích.

Lúc đó, trẻ sẽ ho nhiều và thở mệt do đường thở bị viêm và tiết dịch. Nếu trẻ có những biểu hiện trên cùng với sốt kéo dài trong vài ngày hay ho kéo dài trong vòng từ 2 – 3 tuần, có thể trẻ đã bị viêm phế quản. Tiếp sau đó, trẻ bắt đầu ho nhiều hơn, có cảm giác đỏ rát cổ họng và xuất hiện đờm đục hoặc có màu vàng hay xanh. Ngoài sốt ra trẻ có thể có cảm giác đau ngực, mệt mỏi, chán ăn hoặc nôn ói.

b . Các triệu chứng có thể gặp trong viêm phế quản mạn tính là :

Ho kéo dài có đờm màu vàng, trắng hoặc xanh lá cây (kéo dài ít nhất 3 tháng trong 1 năm và liên tục trong hơn 2 năm). Hơi thở khò khè, đôi khi ngừng thở.

Điều trị bệnh viêm phế quản cho trẻ sơ sinh, trẻ 5 tháng bị viêm phế quản:

Viêm phế quản do một loại virus gây nên, đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị. Kháng sinh chỉ dùng khi có bằng chứng rõ nhiễm khuẩn, và điều này sẽ được bác sĩ đánh giá và cho y lệnh. Cũng không nên tự ý cho uống thuốc ho. Nguyên tắc điều trị là giữ ấm, cho uống nhiều nước ấm để giúp bé không bị tắc nghẽn sung huyết, làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để trẻ dễ thở hơn. Bác sĩ có thể cho thuốc làm loãng đàm.

Phản xạ ho sẽ giúp tống hết đàm ra ngoài giúp bé mau bình phục. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều, hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đàm dễ đưa đến nghẹt đàm, cần phải đưa bé đi tập vật lý trị liệu hô hấp hoặc hút đàm nhớt.

Nhà ở phải được vệ sinh sạch sẽ, không bụi bẩn, không khói thuốc sẽ tránh cho bé cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Khi bé sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi, không nên ủ kín hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp, nếu sốt cao trên 38 độ có thể cho uống acetaminophen hay ibuprofen giúp hạ sốt và giảm đau.Viêm Phế Quản

Ngay khi trẻ chỉ bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi cũng cần điều trị dứt điểm để tránh các biến chứng về sau. Trong trường hợp bé có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn tất cả thì đưa tới bệnh viện ngay vì đó là dấu hiệu bé đang gặp nguy hiểm.

Ở trẻ sơ sinh, nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở, có những cơn ngừng thở, tím tái, sùi bọt mép, cần đưa trẻ đi bệnh viện ngay.

Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái… rồi khỏi. Khi trẻ bệnh không nên ép ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu như nước xúp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa nghĩa là bắt đầu hồi phục. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, bồi dưỡng cho trẻ) để tránh tái phát bệnh. ​​

Cách phòng các bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phế quản cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Để hạn chế trẻ mắc bệnh hô hấp, nhất là bệnh viêm phổi, viêm phế quản thì cần hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn.

Khí hậu nóng bức, khó chịu và dễ gây nhiều bệnh ngoài da cho trẻ em như rôm sảy, mụn nhọt, viêm da, dị ứng da… Do vậy, các bậc cha mẹ đã chuẩn bị rất nhiều thực phẩm cũng như làm nhiều việc để trẻ giải nhiệt trong ngày hè như sử dụng điều hòa, quạt điện, cho trẻ đi bơi, ăn kem, ăn chè lạnh. Tuy nhiên, giống như con dao hai lưỡi, những việc làm này của phụ huynh nếu không đúng mực hoặc không dừng đúng lúc sẽ dễ khiến trẻ mắc một số bệnh về đường hô hấp.

Những nguy cơ gây mắc bệnh viêm phế quản cần cảnh giác:

Đồ ăn lạnh: Mùa hè là mùa nóng nực, vì vậy, một số sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày có nhiều thay đổi so với các mùa khác trong năm. Điều đáng quan tâm là thói quen trong sinh hoạt ăn, uống đồ lạnh như dùng nước đá trong các cốc nước giải khát như nước cam, chanh hoặc luôn luôn dùng nước mát lạnh mỗi khi khát nước, tắm, sử dụng quạt gió cũng như máy điều hòa nhiệt độ.Viêm Phế Quản

Nhiều gia đình vào mùa hè luôn chuẩn bị sẵn các loại quả hoặc các loại chè (chè lam, chè đỗ đen…) để sẵn trong tủ lạnh để cho trẻ ăn mỗi lúc trẻ có nhu cầu. Nếu trẻ dùng đồ ăn, nước uống lạnh liên tục trong nhiều ngày thì rất có thể làm cho trẻ khó thích nghi và đặc biệt các bộ phận rất nhạy cảm ở họng, miệng, hầu, thanh quản cũng như các bộ phận khác của đường hô hấp dưới cũng bị tổn thương. Biểu hiện của sự nhiễm lạnh là viêm họng, hầu hoặc viêm thanh quản hoặc viêm amiđan, viêm VA. Và từ các bệnh này, trẻ sẽ bị viêm phổi từ mức độ nhẹ đến mức độ nặng nếu không phát hiện kịp thời.

Sử dụng máy điều hòa không đúng cách là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm phế quản

Thói quen trong mùa hè của hầu hết bậc phụ huynh và được trẻ rất hưởng ứng là sử dụng điều hòa. Nếu sử dụng máy điều hòa mà nhiệt độ quá chênh lệch giữa nhiệt độ ngoài trời và nhiệt độ trong phòng thì sẽ không thích hợp với sức khỏe của trẻ do trẻ khó thích nghi (ngay cả người lớn cũng bị ảnh hưởng).
Qua nghiên cứu cho thấy nếu trẻ ở trong phòng có máy điều hòa nhiệt độ liên tục trên 4 giờ thì da, họng hầu, đường hô hấp của trẻ sẽ bị khô và rất dễ để các loại vi sinh vật tấn công, nhất là các loại vi khuẩn đã có sẵn ở đường hô hấp trên của trẻ như H. influenzae, phế cầu… Nếu cho trẻ ra vào phòng điều hòa liên tục nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định thì trẻ cũng dễ bị cảm lạnh do thay đổi nhiệt độ một cách đột ngột quá mức, nhất là đang lạnh đột ngột lại bị nóng làm xuất hiện viêm đường hô hấp trên, thậm chí cả viêm phổi cấp tính.

Cho trẻ tắm quá lâu cũng là nguyên nhân gây bệnh

Trời nóng nực cho nên trẻ thường được tắm, thậm chí tắm nhiều lần trong ngày, đặc biệt là khi trẻ được đi tắm biển. Nếu tắm nhiều lần trong ngày hoặc ngâm mình dưới nước biển với thời gian lâu thì trẻ cũng rất dễ bị cảm lạnh gây viêm họng, viêm amiđan hoặc nặng hơn là viêm phổi. Nếu không phát hiện kịp thời và có biện pháp xử trí thích đáng thì bệnh tình của trẻ sẽ nặng thêm mà biểu hiện là thân nhiệt tăng cao, ho cũng tăng lên, li bì, khó thở nhiều, liên tục.

Nếu trẻ còn bú mẹ sẽ xuất hiện tình trạng trẻ bú ít hoặc bỏ bú. Tình trạng viêm hô hấp nặng lên khi trẻ có các dấu hiệu môi tím, các kẽ liên sườn bị co kéo, môi và các đầu ngón tay, ngón chân bị tím lại. Trẻ bị viêm phổi cũng có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy. Vì vậy, khi có các dấu hiệu sốt, ho, khó thở, tím tái và có tiêu chảy thì chớ hiểu lầm là trẻ không phải bị viêm phổi, đặc biệt quan tâm là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi. Một điều cần lưu ý là trẻ càng nhỏ tuổi khi bị cảm lạnh gây viêm đường hô hấp thì phụ huynh rất khó để nhận biết.

Đối phó thế nào?

Để hạn chế trẻ mắc bệnh hô hấp, nhất là bệnh viêm phế quản thì cần hạn chế trẻ dùng nước mát, nước đá, hoa quả và các thực phẩm chế biến sẵn để trong tủ lạnh. Về việc này, các bậc phụ huynh cần kiểm soát được hành vi sử dụng của trẻ, nhất là các trẻ lớn.

Mỗi khi sử dụng máy điều hòa nhiệt độ, nên có sự điều chỉnh nhiệt độ hợp lý (chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ngoài trời khoảng 2 – 3 độ là vừa). Không nên để gió của máy điều hòa quạt thẳng vào cơ thể trẻ. Ngoài giờ trẻ ngủ thì không nên để trẻ trong phòng máy điều hòa nhiệt độ quá nhiều giờ trong một ngày bởi vì trẻ sẽ bị cảm lạnh và rất có thể bị thiếu ánh sáng mặt trời làm cho trẻ dễ bị còi xương.

Mùa hè, không nên mặc quần áo quá dày hoặc quấn tã lót chặt làm cho trẻ dễ bị cảm lạnh do quần áo hoặc tã lót thấm mồ hôi làm cho trẻ cảm lạnh. Khi trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không nên cho quạt quạt xoáy vào trẻ và chỉ nên dùng tốc độ của quạt ở mức độ thấp hoặc trung bình.

Trong phòng trẻ chơi hoặc trẻ ngủ, không được có khói thuốc lá hoặc khói bếp (bếp dầu, bếp củi, rơm rạ, bếp than). Mặc dù là mùa nắng nóng nhưng khi tắm cho trẻ, nhất là trẻ dưới 5 tuổi, nên dùng nước ấm là tốt nhất và không nên cho trẻ tắm nước lạnh. Khi trẻ có biểu hiện viêm đường hô hấp trên như ho, hắt xì hơi, chảy nước mũi hoặc có kèm theo sốt thì cần nhanh chóng cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để khám bệnh, không nên chần chừ làm bệnh của trẻ nặng thêm gây khó khăn cho việc xử trí khi được khám bệnh.Viêm Phế Quản

Bé bị viêm phế quản – Cha mẹ phải làm gì

(Mẹ bé Bông): Bông nhà mình sốt hai ngày, uống kháng sinh theo đơn bác sĩ nói viêm họng cấp, uống đến ngày thứ 3 bắt đầu ho rất nhiều, tiếng ho sâu, có đờm. Ngày thứ 4 ho sâu, mình chú ý lắng nghe sau lưng có tiếng thở khò khè hay không thì chỉ có tiếng dịch mũi của bé ( bé sổ mũi nước mũi trong hơi đặc).
Kiên trì cho con theo toa kháng sinh của bác sĩ, đến một tuần sau thì đỡ ho – chỉ đỡ thôi, bác sĩ nói mình cho bé uống Bạch Long thuỷ, thì thấy con cũng giảm ho, nhưng tiếng thở khò khè thì chưa bao giờ rõ hơn thế. Bé nằm ngủ mình áp tai vào lưng, thấy khò khè lắm.

Có phải là đờm không hả các mẹ? Hay bé đã bị viêm phế quản? Bé không sốt, giảm ho, nhưng người mệt và chán ăn. Mình rất stress vì con thời gian này ốm triền miên. Mong các mẹ có kinh nghiệm cho lời khuyên với. Có phải bé bị viêm phế quản? Cách chăm sóc bé giai đoạn này thế nào?

(Mẹ bé Chíp): Bé giảm ho mà bạn vẫn nghe rõ tiếng khò khè ở lưng thì bị viêm phế quản phổi rồi. Bé nhà mình lúc trước cũng bị tình trạng như vậy, hết ho nhưng mình đặt tay vào sau lưng vẫn nghe rõ tiếng khò khè, BS nói còn rất nhiều đờm và vẫn phải cho uống kháng sinh và thốc long đàm tiếp, đợt đó bé nhà mình uống gần 20 ngày kháng sinh. Mình cũng Strees luôn sau đợt bé nhà mình bị viêm phế quản phổi đó. Bạn nên cho con đi chụp phim phổi và khám bác sĩ lại đi, bệnh này để lâu sẽ nặng hơn và rất dễ tái đi tái lại( BS nói vậy), bạn nhớ giữ ấm cho con nhé.

Mẹ bé Bin tư vấn cách chăm sóc trẻ giúp trẻ không mắc bệnh viêm phế quản:

Em thấy bọn trẻ nhà chúng mình rất dễ bị mắc phải những bệnh về đường hô hấp như ho, chảy nước mũi hay viêm phế quản, mà những lúc bệnh bọn trẻ quấy kinh khủng, vừa thương vừa tức.

Theo em cách tốt nhất tránh bệnh về đường hô hấp cho các bé là giữ ấm thật tốt cho các bé nhất là thời tiết giao mùa như hiện nay. Nhà em có 2 đứa đi đâu em cũng bắt quàng khăn, bịt mặt và đi găng, hiệu quả lắm nhé, thứ nhất là bảo vệ được làn da mỏng manh nhạy cảm của các con, thứ nhì là tranh lây bệnh qua đường hô hấp, tránh được khí thải và khí ô nhiễm. Làm như vậy cũng tránh được gió, các con mình sẽ không bị chảy nước mũi nữa. Người ta nói phòng bệnh hơn chữa bệnh mà, thế nên nhiều khi bị mẹ chồng nói là “cẩn thận không cần thiết” em vẫn làm vậy, em nghĩ miễn tốt cho con mình thôi, các chị nhỉ.

(Mẹ bé Ốc): Đứa đầu nhà mình bị suốt từ hồi 10 tháng tới tận 2 tuổi mới hết. Nghe nói nếu nạo VA cho trẻ thì sẽ bớt nhưng mình sợ con đau. Bé nhà mình từ lần đầu đã đi khám, bác sĩ cho toàn thuốc ngoại, nên sau đó bị lại, mình dùng thuốc nội k ăn thua, cứ thấy uống kháng sinh hoài.Viêm Phế Quản

Hồi được 20 tháng, con mình bị sổ mũi rất nhiều, kèm ho, mình cho đi khám, thì bác sĩ có nói 1 phần nguyên nhân cũng có thể là do bị giun, nên tẩy giun rồi cho uống thuốc mà không đỡ. Sau đó mình cho ra khám Tai Mũi Họng nội soi ở Thái Thịnh, thuốc bác sỹ kê cũng khá nặng và nhiều loại, nhưng quan trọng là có dịch vụ hút mũi, nên bé nhà mình khỏi từ đó tới giờ.

(Mẹ Candy): Chào các mẹ. Con em hay bị viêm phế quản nhưng thường thì sau khi uống kháng sinh sẽ chỉ mất khoảng nửa ngày là hết sốt. Nhưng lần này con uống kháng sinh (sau khi đi khám bác sỹ tư) từ hôm qua mà vẫn sốt khoảng 38.5 độ cả tối, cả đêm và từ sáng đến giờ, chỉ hạ một lúc mỗi khi uống hạ sốt. Em lo là thuốc kháng sinh không hiệu quả. Không biết các bé khác nếu bị viêm phế quản thì sẽ còn sốt bao lâu sau khi uống kháng sinh, có sốt liên tục không hay chỉ từng cơn? Em rất mong thông tin từ các mẹ để quyết định hoặc cho con đi bệnh viện khám và làm các xét nghiệm ngay chiều nay, hoặc cố gắng chờ đợi đến mai xem có đỡ không. Em sốt ruột quá chỉ sợ làm sao. Em cảm ơn các mẹ nhiều lắm.

Mẹ bé Nghé tư vấn:

Bé bị viêm phế quản tùy vào mức độ nặng nhẹ như viêm cấp hoặc là viêm hen, mà bác sĩ cho dùng kháng sinh theo liều tương đối, nhưng tối thiểu là phải được 5 ngày điều trị thì mới bắt đầu thấy kết quả của thuốc. Bên cạnh đó mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước, vỗ lưng ngày 2 lần mỗi lần 15 phút, buổi tối ngủ đeo yếm cho bé. Đặc biệt là lót khăn sữa (xô) vào lưng bé cho hút ẩm đừng để lưng bé đổ mồ hôi ra ẩm vì đây là nguyên nhân chính gây cho bé triệu chứng viêm phế quản (thăm chừng thấy khăn ẩm thì thay mới mẹ nhé), cuối cùng xoa dầu vào lòng bàn chân chà cho ấm lên rồi mang vớ vào cho bé.

Mẹ Candy theo những bước này mình xin bảo đảm có kết quả như ý. Đối với 1 số trẻ nhỏ khi kháng thể thấp, lúc dùng kháng sinh trong quá trình điều trị bệnh viêm phế quản sẽ kèm tác dụng phụ là tiêu chảy.
(Mẹ Hồng Yến): Bé nhà mình hôm nay đi khám lại, bác sĩ nói bé khỏi rồi mừng quá các mẹ ơi. Cả chục ngày trời ăn không ngon ngủ không yên vì con bị viêm phế quản, mỗi lần nghe con ho là mẹ lại thắt cả ruột gan các mẹ ạ.

Nhân đây mình xin chia sẻ kinh nghiệm để các mẹ có con bị viêm phế quản đừng quá lo lắng nhé Khi bắt đầu uống thuốc bé hay nôn và nôn ra khá nhiều đờm, sau 2 ngày uống thuốc bé ho nhiều hơn và bị sốt, khi bé sốt mình lấy khăn nhúng nước ấm vắt khô rồi chườm trán và hai bên háng bé, mặc quần áo thoáng mát, khoảng nửa ngày thì bé hạ sốt, mình lại đưa bé đi khám thì bác sĩ bảo con nôn ra được đờm là rất tốt mẹ có thể kích thích cho con nôn ra được càng nhiều càng tốt (rửa sạch tay cho 1 ngón tay vào gần cuống lưỡi bé để kích thích) con nôn được đờm sẽ bớt ho.

Và việc con ho nhiều hơn sau 1, 2 ngày đầu uống thuốc cũng là biểu hiện tốt vì lúc này cơ thể đang phản ứng chống lại vi khuẩn nên con có triệu chứng ho nhiều hơn sau đó sẽ giảm dần. Ngoài ra các mẹ cũng đừng sợ con lạnh mà mặc quá nhiều qần áo cho con, tốt nhất cứ mặc quần áo thoáng mát và giữ ấm cổ cho con là được.

Đừng nên cho trẻ uống kháng sinh ngay khi bị viêm phế quản!

Khi trẻ bị viêm phế quản, nhiều bậc phụ huynh thường muốn giảm ho và bệnh nhanh khỏi nên thường tìm đến kháng sinh. Tuy nhiên, đối với căn bệnh này, không nhất thiết là phải dùng kháng sinh, chỉ dùng khi có bằng chứng rõ là nhiễm khuẩn và được bác sĩ khuyên dùng. Ở trẻ quá nhỏ phản xạ ho không nhiều, hoặc động tác ho yếu không đủ để tống đờm ra thì dễ đưa đến nghẹt đờm, cần phải cho trẻ đi hút đờm nhớt.

Các bậc phụ huynh không nên tự ý cho uống thuốc chống ho khi thấy con mình ho quá nhiều. Nếu ho giúp bé tống hết đờm ra ngoài, thì hoàn toàn lại là việc rất hữu ích, nó sẽ giúp bé mau chóng bình phục hơn.

Lưu ý: Viêm phế quản chủ yếu là do virut gây nên, điều này đồng nghĩa với việc thuốc kháng sinh sẽ không đem lại ích lợi gì cho việc điều trị.

Vì thế, hãy tìm đến những cách chữa trị viêm phế quản an toàn và ít tác dụng phụ hơn!

Nguyên tắc điều trị căn bệnh này là phải giữ ấm, làm sạch các đường phế quản nghĩa là giúp tống đàm nhớt ra khỏi cuống phổi để dễ thở hơn.

Bên cạnh đó, hãy uống nhiều nước ấm mỗi ngày, để giúp không bị tắc nghẽn sung huyết. Không khí trong nhà phải sạch sẽ, không bụi bẩn và không khói thuốc sẽ giúp tránh được cảm giác khó chịu, đề phòng viêm nhiễm đường hô hấp. Khi sốt nhẹ chỉ cần uống nhiều nước, mặc đồ thoáng mát, rút mồ hôi, không nên ủ ấm hoặc mặc đồ có nhiều chất liệu tổng hợp.

Ngay khi bị cảm lạnh hay bắt đầu ho sổ mũi, thì cũng nên điều trị dứt điểm ngay, để tránh các biến chứng về sau Trong trường hợp ở trẻ em có biểu hiện thở mệt, hay thở nhanh, da tái hoặc không ăn uống, nôn thì nên đưa bé tới bệnh viện ngay để nhờ tới sự giúp đỡ của nhân viên y tế.

Khi trẻ bệnh không nên ép trẻ ăn, chỉ cần cho uống nước nhiều, cho ăn thức ăn lỏng dễ tiêu, như nước súp, nước cháo, nếu trẻ đòi ăn nữa có nghĩa là cháu bắt đầu hồi phục bệnh. Sau khi khỏi bệnh, trẻ vẫn cần được theo dõi sát và chăm sóc chu đáo (giữ ấm cơ thể, tránh bị lạnh, ưu tiên bồi dưỡng cho trẻ) để tránh tái phát bệnh.

Ở trẻ sơ sinh nhất là trẻ đẻ non và trẻ dưới 2 tháng tuổi, bệnh thường rất nặng, trong khi triệu chứng lâm sàng lại rất sơ sài, có thể không thấy các biểu hiện bệnh ở phổi. Do vậy, khi thấy trẻ bú kém hoặc bỏ bú, sụt cân, rối loạn tiêu hóa (nôn trớ hoặc tiêu chảy), khó thở cần cho trẻ đi bệnh viện ngay. Thông thường, nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị tích cực thì sau vài ngày trẻ sẽ hết sốt, đỡ khó thở, hết tím tái…

Xem thêm:

Thai Giáo Đúng Cách – Nuôi Dạy Con Từ Trong Bụng Mẹ

Trẻ Bị Nôn Nhiều Không Sốt Không Đi Ngoài Mẹ Phải Làm Sao?

5/5 - (1 vote)