Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy vô cùng lo lắng khi thấy trẻ bị nôn không sốt vì đây có thể là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng như: viêm dạ dày ruột, ngộ độc thực phẩm, dị ứng các loại thực phẩm,… Để xử lý kịp thời, nhanh chóng và chính xác nhất khi trẻ bị nôn không sốt, bố mẹ cần phải nắm rõ những việc cần làm dưới đây.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị nôn không sốt?

Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến khiến cho trẻ bị nôn không sốt:

Trẻ bị nôn trớ do say xe: Khi bé đi ô tô, đi tàu thuyền hoặc chơi các trò chơi đu quay cảm giác mạnh ở công viên giải trí, bé có thể bị nôn do say xe. Các triệu chứng của say xe ở trẻ bao gồm ngáp ngủ, đổ mồ hôi, quấy khóc, không chịu ăn uống. Nếu bé yêu chỉ thỉnh thoảng nôn trớ thì mẹ không cần phải quá lo lắng. Nhưng nếu tình trạng nôn mửa kéo dài, tiếp diễn dai dẳng thì bố mẹ cần gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.

 Trẻ bị nôn trớ nhiều khi ăn quá nhiều: Vì kích thước dạ dày của trẻ rất nhỏ nên khi bé ăn một lúc quá nhiều thức ăn thì cũng rất dễ bị nôn. Cách tốt nhất là nên cho trẻ ăn từng ít một.

Trẻ bị nônKhi bé ăn một lúc quá nhiều thức ăn thì cũng rất dễ bị nôn

 Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài do dị ứng thực phẩm: Một số loại thực phẩm đặc biệt có thể khiến bé bị dị ứng, dẫn đến tình trạng nôn mửa và đau bụng. Các loại thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé thông thường bao gồm có: trứng, sữa, các loại hạt, đậu phộng, sò, lúa mì và cá, tôm. Các triệu chứng dị ứng hiếm gặp khác là phát ban và sưng (đặc biệt sưng quanh miệng), bé thở dốc và hôn mê, mất ý thức.

 Trẻ bị nôn liên tục do trào ngược dạ dày: Khi cơ ở thực quản, cơ vòng của bé yếu đi thì bé có thể gặp phải tình trạng trào ngược dạ dày. Mẹ cần thông báo cho bác sĩ ngay lập tức để kiểm tra sức khỏe. Các triệu chứng khác kèm theo của tình trạng này là bé hay bị ợ hơi, buồn nôn, quấy khóc, khó chịu sau khi ăn và rất chậm tăng cân.

 Trẻ bị nôn đi ngoài không sốt do viêm dạ dày ruột: Đây là một căn bệnh do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Khi bé bị viêm dạ dày ruột sẽ cảm thấy buồn nôn, tiêu chảy, đau quặn bụng, đau cơ hoặc đau nhức người. Đôi khi bệnh còn có thể kèm theo cơn sốt nhẹ.

 Trẻ bị nôn nhiều lần trong ngày do tắc ruột: Đây là bệnh lý hiếm gặp ở trẻ nhưng lại rất nguy hiểm. Triệu chứng dễ thấy nhất của chứng tắc ruột là đau bụng dữ dội, bên cạnh đó, trẻ còn có các triệu chứng khác hiếm gặp như nôn ra mật xanh vàng, nôn vọt thành tia, sắc mặt nhợt nhạt, người vã mồ hôi,…

 Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt do bị nhiễm trùng tiết niệu: Nếu các mẹ thấy trẻ bị nôn sốt trong vài ngày, đi tiểu cảm thấy đau rát hoặc nước tiểu có mùi khó chịu thì mẹ nên nghĩ đến khả năng bé có thể bị nhiễm trùng đường tiết niệu.

 Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt do lồng ruột: Với những trẻ em dưới 4 tuổi, nôn ói có thể là biểu hiện của chứng lồng ruột. Một số biểu hiện hiếm gặp khác đi kèm là bé thường co 1 chân về phía bụng, đi ngoài phân lỏng, có thể có lẫn máu trong phân. Nếu mắc bệnh lý này thì các bé cần phải được điều trị cấp cứu ngay lập tức vì nó rất nguy hiểm.

 Trẻ bị nôn trớ do hẹp phì đại môn vị: Với các bé yêu từ 3  5 tuần tuổi có triệu chứng nôn ói dữ dội nhiều lần, trẻ cứ bú vào rồi nôn, rồi lại đói, lại bú,… lặp đi lặp lại như vậy thì các mẹ cần nghĩ đến trường hợp bé có thể bị bệnh hẹp phì đại môn vị cũng rất nguy hiểm. Các bé bị bệnh này cần được các bác sĩ chỉ định phẫu thuật.

 Trẻ bị ho nôn trớ nhiều do bệnh cảm, nhiễm trùng đường hô hấp: Trẻ thường bị nôn trớ nhiều sau cơn ho nặng.

 Trẻ 3 tuổi bị nôn sau khi ăn do ngộ độc thực phẩm: Các thực phẩm đã hết hạn sử dụng hoặc các chế phẩm từ sữa, thịt, cá,… chưa được nấu chín có thể khiến cho các bé bị ngộ độc, dẫn đến tình trạng nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng dữ dội, chuột rút và đôi khi còn kèm theo sốt.

Trẻ bị nôn không sốt có nguy hiểm không?

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ 4 tuổi bị nôn như khó tiêu, khóc quấy hoặc do ho kéo dài. Bé cũng thường bị nôn trớ, trào ngược trong những tuần đầu và những năm tháng đầu đời. Hiện tượng nôn trớ ở trẻ em thường xảy ra từ vài giờ cho đến 24 giờ sau khi ăn. Mẹ không cần phải quá lo lắng nếu bé nôn, không sốt nhưng bé vẫn khỏe mạnh bình thường và tiếp tục tăng cân.

Trẻ bị nônTrẻ bị nôn không sốt, vẫn tăng cân đều thì mẹ cũng không nên quá lo lắng

 Khi trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài, bố mẹ cần được đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa nhi thăm khám và can thiệp điều trị y tế khi:

  • Có cử chỉ như mất tri giác; sốt cao, đau đầu,  đau bụng dữ dội, quằn quại.
  • Có dấu hiệu bị mất nước (miệng khô, đi tiểu ít) hoặc cha mẹ đang nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị ngộ độc thức ăn.
  • Nôn ra máu hoặc ra mật xanh mật vàng.
  • Trẻ bị lơ mơ hoặc rơi vào trạng thái kích thích.
  • Trẻ lên cơn co giật.
  • Liên tục nôn trớ dữ dội hay tiếp tục nôn trớ đến trên 24 tiếng.

Mặt khác, nếu trẻ 2 tuổi bị nôn liên tục, không sốt mà có kèm theo các triệu chứng khác như: tiêu chảy, đau bụng, phát ban,… thì có thể bé đang bị bệnh như: trào ngược dạ dày, viêm dạ dày, dị ứng thực phẩm, hay thậm chí là ngộ độc thực phẩm. Lúc này, bố mẹ cần nhanh chóng cho bé yêu đi khám tại bệnh viện gần nhất để cho các bác sĩ tìm ra biện pháp chữa trị kịp thời.

Trẻ bị nôn nhiều không sốt không đi ngoài mẹ phải làm sao?

Khi trẻ bị nôn không sốt, điều đầu tiên là bố mẹ cần tìm ra nguyên nhân chính xác gây nên tình trạng này ở trẻ. Sau đó mẹ có thể tùy theo tình hình mà thực hiện một số biện pháp, công việc sau đây để giúp bé yêu nhanh chóng hồi phục sức khỏe:

 Khi trẻ bị nôn sốt, cần giữ cho bé đủ nước: Nôn mửa có thể khiến cho bé bị mất nước. Để bổ sung hàm lượng nước cho bé, mẹ nên cho bé uống thêm các dung dịch bù nước và nước trái cây. Đối với các bé đang còn trong giai đoạn bú mẹ hoặc bú sữa công thức thì mẹ ưu tiên cho bé bú mẹ nhiều hơn.

 Để bé nghỉ ngơi đầy đủ: Khi bé ngủ, cơ quan dạ dày và ruột của bé sẽ ít bị kích thích, từ đó khiến cho bé ít bị nôn hơn. Khi trẻ bị nôn đi ngoài, cần cố gắng giữ cho bé ngủ ngon, như vậy bé sẽ nhanh chóng khỏe lại.

Trẻ bị nônKhi ngủ sẽ khiến cho dạ dày và ruột không bị kích thích, bé sẽ ít nôn hơn

 Giúp bé trở lại thói quen ăn uống bình thường: Sau khi bé nôn mửa, mẹ cần giúp bé trở lại thói quen sinh hoạt, ăn uống hàng ngày. Mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn bằng các loại thức ăn mềm, dễ tiêu chẳng hạn như chuối, sữa chua.

 Khi trẻ ăn bị nôn, mẹ cần hạn chế thức ăn đặc: Khi bé bị nôn thì mẹ không nên cho bé ăn các loại thức ăn đặc nữa vì chúng sẽ khiến cho bé bị khó tiêu. Mẹ chỉ nên cho bé các loại thức ăn đặc 6 tiếng kể từ sau lần nôn cuối cùng của bé. Tránh cho bé ăn các loại thực phẩm cay, nhiều chất béo sẽ làm cho bé bị nôn trở lại nhanh hơn.

 Tạo môi trường sống cho bé thoải mái: Mùi hôi, ánh sáng quá chói hoặc đi xe (có mùi xăng) cũng có thể gây cho trẻ buồn nôn. Mẹ nên tránh các kích ứng từ bên ngoài như mùi nước hoa, mùi khói, hạn chế cho bé ở trong phòng kín vì rất bí bách.

 Không nên cho bé bị nôn uống thuốc chống nôn: Mẹ không nên tự ý cho bé uống các loại thuốc chống nôn hay bất kỳ loại thuốc nào của người lớn mà cần phải hỏi ý kiến của các bác sĩ.

 Khi bé nôn nhiều, hãy cho bé ngồi dậy: Mẹ đừng cố gắng ép cho bé tiếp tục uống hay ăn mà cần thực hiện các biện pháp sau: Để cho bé nằm nghiêng hoặc đỡ bé ngồi hẳn dậy, đề phòng khi bé bị nôn, chất nôn sẽ tràn vào trong khí quản, gây sặc rất nguy hiểm cho tính mạng trẻ.

 Khi trẻ bị nôn hãy cho trẻ uống Oresol: Một thìa nhỏ dung dịch Oresol hoặc từng ngụm nhỏ nước sôi để nguội có thể giúp ích cho trẻ lúc này. Khi trẻ nôn nhiều tức là cơ quan tiêu hóa của bé đang có vấn đề nên mẹ chỉ cho trẻ uống nước để tránh bị mất nước, đừng nên cố gắng ép trẻ ăn.

 Cho trẻ ăn thức ăn lỏng: Khi trẻ không còn nôn nữa thì mẹ nên cho trẻ ăn các loại thức lỏng, mềm, dễ tiêu hóa, chú ý cho ăn từng ít một.

Trường hợp trẻ bị nôn trớ kéo dài hoặc nôn dữ dội do bệnh lý, đồng thời trẻ có kèm theo các biểu hiện, triệu chứng như: sốt, đau bụng, cảm giác lơ mơ, co giật, hay nôn ói liên tục, các dấu hiệu mất nước ở trẻ như: miệng khô, ít nước mắt, tiểu ít,… thì lúc này cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và chữa trị kịp thời.

Kết luận

Trẻ bị nôn trớ có thể là biểu hiện sinh lý hoặc bệnh lý, thường xảy ra ở trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe sau này của bé. Do đó, các bậc cha mẹ cần tìm kiếm sự trợ giúp từ phía các bác sĩ để tiến hành thăm khám, kiểm tra, từ đó xác định nguyên nhân bệnh sớm, nhằm chữa trị, xử lý kịp thời tránh được những hậu quả xấu.

Xem thêm:

Trẻ Bị Hen Phế Quản Có Nguy Hiểm Không, Nên Ăn Gì

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tintuc/thongtinsuckhoe/mecanbietmotsocanhbaobenhkhitrenon/
  • https://careplusvn.com/vi/trenonoibamelamgi
  • https://www.fairview.org/patienteducation/89539

 

5/5 - (1 vote)