Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Trong giai đoạn thời tiết chuyển mùa, đau mắt đỏ là căn bệnh rất phổ biến, kể cả ở trẻ sơ sinh. Việc tìm ra nguyên nhân, cách điều trị, chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt luôn đòi hỏi sự cẩn trọng của cha mẹ.

Nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị đau mắt?

Tình trạng trẻ sơ sinh đau mắt nhiều ghèn là một hiện tượng bình thường. Nguyên nhân trẻ bị đau mắt có thể do nước ối và máu chảy vào mắt bé trong quá trình sinh nở gây ra nhiễm trùng. Hiện tượng này sẽ xuất hiện trong vài ngày, cho dù đã chữa trị nhưng thường tái đi tái lại.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn lâu ngày nếu đã điều trị từ 3 –5 ngày không khỏi hoặc sau một thời gian trẻ mới bị tình trạng ghèn vàng ở mắt thì nguyên nhân có thể là do:

Trẻ em sơ sinh bị đau mắt do tắc tuyến lệ: Theo ước tính của các chuyên gia y tế, có đến 10% trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng này. Nếu trẻ sơ sinh bị chảy nước mắt sống ngay cả khi chẳng khóc hay có dị vật rơi vào mắt thì có thể bé yêu đã bị ghèn do nguyên nhân tắc tuyến lệ.

Bình thường, mắt của trẻ sẽ có hiện tượng đỏ ngầu do viêm nhiễm. Nghiêm trọng hơn, tình trạng nhiễm trùng thứ phát ở mắt trẻ có thể xảy ra dẫn đến hình thành mủ.

Trẻ bị đau mắtTrẻ em sơ sinh có thể bị đau mắt có ghèn do bị nhiễm khuẩn

Do dịch nước ối và máu bị chảy vào mắt bé lúc sinh: Với những bé mới sinh, mẹ không cần phải quá lo lắng nếu mắt bé có ghèn và chảy nước. Bởi lẽ, đây chỉ là một hiện tượng nhiễm trùng mắt thông thường và sẽ hết trong vài ngày.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt ra nhiều ghèn do viêm kết mạc: Vi khuẩn ở mắt trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tình trạng nhiễm trùng với các triệu chứng thông thường như mắt có mủ xanh, vàng và ghèn nhiều khiến hai mắt như bị dính chặt lại với nhau. Hiện tượng này có thể xảy ra khiến cho trẻ sơ sinh bị đau mắt một bên hoặc cả hai bên mắt.

Việc giữ vệ sinh mắt cho trẻ kém: Nếu không chú ý giữ vệ sinh mắt cho trẻ sẽ khiến cho rỉ mắt xuất hiện nhiều, làm cho trẻ khó mở mắt khi ghèn mắt bị bết dính lại. Bố mẹ không biết cách chăm sóc mắt bé cho tốt, để lâu ngày như vậy rất dễ dẫn đến tình trạng viêm kết mạc và các biến chứng khác.

Do để trẻ chạm, dụi tay bẩn lên mắt: Trẻ thường có thói quen nghịch ngợm khiến tay chân và quần áo lấm bẩn. Nếu không cẩn thận, chẳng may bé đưa tay bẩn lên dụi vào mắt thì sẽ gây ra tình trạng trẻ sơ sinh bị đau mắt chảy nước mắt. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên lo lắng quá vì chỉ cần rửa sạch bằng nước ấm thì con yêu sẽ tự khỏi ngay thôi.

Trẻ bị đau mắtTrẻ sơ sinh bị đau mắt do mẹ để trẻ chạm, dụi tay bẩn lên mắt

Có vật thể lạ trong mắt khiến trẻ sơ sinh bị đau mắt có nhử: Hàng ngày, thật khó tránh khỏi những trường hợp trẻ bị các dị vật như cát, bụi bẩn,… bay vào mắt khiến trẻ đổ ghèn, nhử mắt. Nếu như bố mẹ nhanh ý loại bỏ luôn các loại hạt nhỏ này thì vấn đề đã được giải quyết. Còn không, phản ứng bình thường của cơ thể bé sẽ khiến cho mắt tự động tạo ghèn.

Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần lưu ý thêm, nếu bé có biểu hiện bị nhiễm trùng mắt và sau 3 – 5 ngày vẫn không khỏi được dù đã điều trị bằng kháng sinh thì cần phải đưa ngay trẻ đến bác sĩ vì khả năng vật lạ vẫn đang nằm trong mắt trẻ.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ cần biết

Tùy vào từng trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt có gỉ là do nguyên nhân gì thì mẹ sẽ có những cách chăm sóc cụ thể khác nhau. Chẳng hạn như khi mắt trẻ sơ sinh bị rỉ ghèn đùn lên dính với lông mi, bít kín mắt bé, các mẹ cần vệ sinh mắt cho bé ngay để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng.

Bởi vì tình trạng này sẽ khiến cho bé không mở được mắt do rỉ ghèn nhiều. Để loại bỏ rỉ ghèn ở mắt cho bé, các mẹ cần dùng bông gòn sạch, nhúng vào nước ấm pha một ít muối và lau quanh mắt cho bé thật nhẹ nhàng. Mẹ lưu ý nhé, chỉ nên lau bên nào bị rỉ mắt mà thôi.

Trẻ bị đau mắtCần vệ sinh mắt cho bé hàng ngày để tránh rỉ mắt khô và đóng tảng

Bố mẹ có thể vệ sinh mắt 2 – 3 lần/ ngày hoặc lau bất kỳ khi nào nếu thấy rỉ ghèn chảy ra nhiều. Ngoài ra, các mẹ có thể sử dụng nước muối sinh lý 0,9% (có bán tại các hiệu thuốc) để nhỏ mắt cho bé. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện.

Trường hợp trẻ sơ sinh bị tắc tuyến lệ, mẹ có thể tiến hành mát xa nhẹ nhàng tuyến lệ giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn. Tuy nhiên, mẹ cần tuân theo sự chỉ dẫn của chuyên gia khi mát xa nhé. Các bước mát xa cơ bản cho bé như sau: Đầu tiên, mẹ cần xác định vị trí tuyến lệ (nằm ở góc cuối của mắt gần với mũi).

Tiếp đến, mẹ rửa tay và cắt móng tay thật sạch sẽ để tránh nhiễm trùng. Tiến hành mát xa cho bé nhẹ nhàng từ góc trong của mí mắt dần chạy xuống đến mũi của con. Mẹ lưu ý nhé, chỉ nên thực hiện thao tác trên trong khoảng 5-10 lần, mỗi ngày lặp lại sáu lần để giúp bé thông tuyến lệ.

Với trường hợp trẻ sơ sinh bị đau mắt đỏ, mẹ cần lau mắt cho trẻ ít nhất 2 lần trên ngày để làm sạch mắt. Một số biểu hiện trẻ bị đau mắt đỏ thường gặp đó là mắt bé thường bị đỏ và đổ nhiều ghèn, đầu tiên là đỏ một bên và sau đó lây sang hai bên.

Buổi sáng ngủ dậy, bé có nhiều ghèn hơn trong mắt và ghèn mắt hoặc mủ màu xanh, vàng, trẻ hay dụi mắt, chảy nước mắt,… Bố mẹ cần vệ sinh tay chân cho bé cẩn thận và tuyệt đối không để bé lấy tay dụi mắt.

Đồng thời, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt trắng, mẹ cũng không nên sử dụng một số bài thuốc dân gian để điều trị. Vì nếu tùy tiện dùng các bài thuốc không có cơ sở khoa học có thể gây hại và tổn thương cho mắt của trẻ sau này.

Với những trường hợp trẻ em sơ sinh bị đau mắt có ghèn do nhiễm trùng nặng, các mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được thăm khám kịp thời. Bởi lẽ, việc sử dụng nước muối sinh lý hay nước ấm kết hợp với các biện pháp chăm sóc tại nhà thường chỉ giúp vệ sinh mắt chứ không thể tiêu diệt hết được vi khuẩn gây bệnh về mắt cho bé.

Mẹ nên cảnh giác với các bệnh nhiễm khuẩn mắt thường gặp ở trẻ

Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi cho biết, trong tháng đầu sau khi sinh, trẻ sơ sinh có thể gặp phải nhiều bệnh nhiễm khuẩn về mắt. Tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể làm ảnh hưởng đến thị lực của trẻ, thậm chí gây mù lòa.

Tác nhân gây ra một số bệnh nhiễm khuẩn về mắt, trong đó có bệnh đau mắt đỏ ở trẻ thường là vi trùng gây bệnh lậu, trùng roi và vi trùng staphylococcus aureus. Các vi trùng này được lây nhiễm từ mẹ qua bé thông qua máu, dịch ối,… trong lúc chuyển dạ sinh hoặc từ người khác khi chăm sóc.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị đau mắt do bị nhiễm khuẩn là mi mắt sưng đỏ, đau, chảy mủ từ 2 – 5 ngày sau khi sinh. Tuy nhiên, một số triệu chứng nhiễm khuẩn có thể xuất hiện sớm hoặc muộn hơn tùy vào tình trạng bệnh của trẻ.

Khi mắt đã bị nhiễm trùng, hiện tượng trẻ sơ sinh bị đau mắt có ghèn liên tục kéo dài trong khoảng từ 6 – 7 ngày. Lúc này, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám để biết chính xác nguyên nhân và cách điều trị dứt điểm, tránh những hậu quả đáng tiếc về sau.

Trẻ sơ sinh bị đau mắt mẹ nên kiêng ăn gì?

Khi trẻ còn bú mẹ bị đau mắt, mẹ cần lưu ý không nên ăn các thực phẩm cay, nóng và có mùi nồng như: tiêu, tỏi, ớt hay thậm chí là những loại gia vị có mùi đậm như cà ri, quế, hồi,… Vì các thực phẩm này sẽ khiến mắt bé bị chảy nước và phát sinh nhiều ghèn hơn. Đôi mắt luôn ẩm ướt là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi khiến cho tình trạng đau mắt của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.

Bên cạnh đó, khi trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi bị đau mắt thì mẹ nên hạn chế ngay các loại thực phẩm như tôm, cua , cá, mực,… Bởi lẽ, hải sản sẽ khiến mắt bé khó lành, thậm chí còn nặng hơn.

Đồng thời, khi trẻ sơ sinh bị đau mắt, mẹ tuyệt đối không nên uống nước ngọt và các loại nước uống có ga. Vì các thức uống này sẽ khiến cho lượng đường trong máu mẹ tăng cao, dẫn đến tình trạng cơn đau mắt của bé sẽ kéo dài và khó chữa hơn rất nhiều.

Trẻ bị đau mắtKhi trẻ bị đau mắt ghèn, mẹ không nên ăn các thực phẩm cay, nóng

Làm sao để phòng ngừa những bệnh về mắt cho trẻ sơ sinh?

Để phòng ngừa những bệnh nhiễm khuẩn về mắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, các bà mẹ nên nhớ dùng nước đun sôi để nguội để lau rửa mắt cho bé mỗi ngày. Đồng thời, khi vệ sinh cho bé cần sử dụng khăn mặt và khăn tắm riêng. Sau mỗi lần sử dụng, khăn mặt của trẻ cần phải được giặt sạch và phơi dưới ánh nắng mặt trời.

Nếu chẳng may trẻ bị đau mắt, nhiễm trùng mắt, viêm kết mạc hoặc đã áp dụng các phương pháp điều trị nhưng không có tiến triển tích cực thì mẹ cần đưa bé đi khám ngay nhé. Đồng thời, bố mẹ cần lưu ý không sử dụng bất kỳ loại thuốc nhỏ mắt nào cho con, kể cả nước muối pha loãng khi chưa có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, đối với các bé sơ sinh dưới 6 tháng tuổi – đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn mắt nặng, có nguy cơ dẫn đến mù lòa ngay trong tháng đầu sau sinh thì mẹ càng phải cẩn trọng. Tuyệt đối không nên tự sử dụng các loại thuốc để điều trị cho trẻ theo ý mình nhé.

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đau mắt không hề đơn giản mà đòi hỏi người mẹ phải trang bị nhiều kiến thức không chỉ về cách điều trị mà còn phòng bệnh từ việc nhận diện các triệu chứng thường gặp. Trong đó, nguyên nhân và cách chăm sóc mắt trẻ sơ sinh cần được mẹ quan tâm, tìm hiểu kỹ lưỡng để tránh để lại các di chứng nguy hiểm sau này.

Xem thêm:

Mẹ Có Biết Làm Thế Nào Để Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Vừa Sạch Vừa An Toàn?

Nguồn tham khảo:

  • https://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/nguyen-nhan-mat-tre-so-sinh-bi-ghen-nhieu-va-cach-cham-soc-288600.html
  • https://eva.vn/lam-me/cach-dieu-tri-khi-mat-tre-so-sinh-bi-ghen-moi-ba-me-deu-can-biet-c10a332378.html
  • https://www.medicalnewstoday.com/articles/324571.php

 

5/5 - (1 vote)