Tiêm phòng là một hoạt động không thể thiếu từ khi chúng ta còn nhỏ. Nó giúp chúng ta tăng kháng thể, chống lại các virus có hại muốn xâm nhập vào cơ thể. Tuy vậy, vẫn xảy ra trường hợp trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng. Rốt cuộc chuyện này là thế nào, sao sau tiêm lại bị sốt, đây có phải là bệnh hay không? Hãy giải đáp các thắc mắc này qua bài viết này nhé.
Trẻ sơ sinh có thể bị sốt sau khi tiêm phòng vắc xin
Tại sao sau khi tiêm phòng trẻ lại bị sốt?
Tiêm vắc xin là cách phòng tránh bệnh tật tốt nhất hiện nay. Nó không chỉ giúp tăng hệ miễn dịch cơ thể mà còn ngăn chặn được khả năng truyền nhiễm và phát triển bệnh. Nhờ có vắc xin, cơ thể sản sinh được nhiều kháng thể kháng bệnh tốt hơn và luôn khỏe mạnh. Chính vì vậy, việc tiêm phòng vắc xin là rất quan trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Bên cạnh đó, tùy vào khả năng tiếp nhận của mỗi cơ thể mà sau khi tiêm có thể xuất hiện các triệu chứng như sốt, sưng đau chỗ vừa tiêm… Đối với trẻ sơ sinh lần đầu được tiêm phòng thường sẽ có những phản ứng như vậy. Và thường gặp nhất là tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt sau khi tiêm vắc xin. Nhiều ba mẹ thường lo lắng khi thấy con sốt sau khi tiêm phòng và nghĩ rằng con đang bị bệnh. Nhưng thực chất, hiện tượng sốt sau tiêm này là hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là một kiểu phản ứng của cơ thể khi phát hiện sự xâm nhập của vắc xin vào bên trong.
Như một phản xạ tự nhiên, cơ thể sẽ xem vắc xin như một tác nhân “lạ mặt” đang cố đi vào trong người. Phản ứng này tất nhiên cũng chỉ nhằm mục đích phòng vệ, chống nhiễm trùng. Vì bị sốt nên đôi khi trẻ sẽ có những biểu hiện khó chịu, hay khóc và có cảm giác đau tại nơi tiêm. Ba mẹ lúc này chỉ cần theo dõi bé cẩn thận từ 24 đến 48 giờ sau khi thực hiện tiêm phòng. Nếu mẹ thấy bé cứ khóc thét không ngừng, sốt cao hay bị nổi mề đay thì cần đưa bé đi khám ngay.
Nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng
Mặc dù đa số trường hợp trẻ sẽ bị sốt ngay sau khi tiêm nhưng cũng có bé lại có chứng sốt muộn. Thời gian xuất hiện sốt muộn ở mỗi bé là không giống nhau. Có bé sau 1 ngày mới sốt nhưng cũng có bé phải sau 5 ngày mới thấy biểu hiện. Hơn nữa, có trẻ sẽ sốt nhẹ rồi tự hết nhưng cũng có trẻ lại sốt cao đến 39 độ, luôn quấy khóc, không chịu ăn. Vì vậy, bố mẹ phải luôn ở bên chú ý tới các phản ứng từ bé từ sau thời điểm tiêm phòng vắc xin.
Ngoài sốt ra thì bé cũng có thể nổi các nốt cứng, nốt dưới da, nổi mẩn, ngứa, nổi mề đay, phát hồng ban. Không chỉ vậy, bé còn luôn trong trạng thái chán ăn, mất ngủ, khó chịu, bứt rứt, tiêu hóa thất thường. Thường thì những dấu hiệu này có thể xảy ra sau khi bé được tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị.
Sốt làm cho bé khó chịu, biếng ăn
Bên cạnh những dấu hiệu nhẹ kể trên, khi cơ thể bé hoàn toàn không tiếp nhận được vắc xin, trẻ sẽ có các triệu chứng sốt cao 39 độ C, có chứng co giật, tay chân lạnh run, cơ thể tím tái, hay cảm thấy khó thở, ngực bị co lõm, có tình trạng lừ đừ, không chịu bú sữa, chỗ tiêm phòng bị sưng to lên và nổi đỏ, khóc nhiều và liên tục dù mẹ đã cho bé uống thuốc hạ sốt. Khi trẻ có một trong những biểu hiện nguy hiểm như này thì ba mẹ cần nhanh chóng cho bé nhập viện cấp cứu.
Những loại vắc xin nào có thể làm cho trẻ sốt sau khi tiêm?
Trong các loại vắc xin thì có 3 loại vắc xin dưới đây là dễ khiến cho bé bị sốt mà mẹ cần chú ý:
- Vắc xin phòng lao: khi tiêm ngừa bệnh lao xong, trẻ sẽ hay có triệu chứng sốt. Tình trạng sốt này là biểu hiện của 2 khả năng: thứ nhất là bé có sức đề kháng tốt, khả năng thứ 2 là kháng thể miễn nhiễm vi khuẩn lao đã có trong cơ thể bé. Lúc này, mẹ nên cho trẻ đi khám hay tham khảo bác sĩ tiêm phòng cách hạ sốt phù hợp.
- Vắc xin 5 trong 1: tình trạng sốt do chích ngừa vắc xin 5 trong 1 không xảy ra ở tất cả trẻ sơ sinh. Tùy vào thể trạng và sức đề kháng có được ở mỗi bé mà có bé sẽ sốt sau tiêm, có bé thì lại không. Cho nên, khi mới tiêm xong, kháng thể trong cơ thể trẻ bị vắc xin tấn công gây giảm bạch cầu. Từ đó, trẻ mới bị sốt.
- Vắc xin sởi: tiêm phòng sởi là một việc làm rất quan trọng vì độ nguy hiểm của bệnh sởi là rất cao và dễ lây truyền. Bên cạnh đó, việc bị sốt sau khi tiêm phòng sởi thường vì bé có sức khỏe yếu, khả năng miễn dịch không được cao. Vì điều này nên nếu muốn bé không bị sốt sau tiêm, các cha mẹ nên đưa trẻ đi tiêm khi bé đang khỏe mạnh.
Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng cần làm gì?
Tuy trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng là một hiện tượng không quá nghiêm trọng nhưng nó vẫn có thể chuyển biến xấu nếu bố mẹ không biết cách chăm con. Bên cạnh đó, thời gian hồi phục nhanh hay chậm của trẻ cũng có một phần phụ thuộc vào quá trình điều trị. Vì vậy, các ông bố bà mẹ cần phải tìm hiểu kỹ càng các kỹ năng và có kiến thức đầy đủ để làm sao bé nhanh chóng khỏe lại.
- Khi tiêm phòng xong mà bé bị sốt, bố mẹ nên đo nhiệt độ cơ thể của bé thường xuyên để theo dõi. Vì cơ thể của bé còn yếu nên thân nhiệt có thể thay đổi. Việc để ý sát sao tới nhiệt độ sốt của bé sẽ giúp bố mẹ nhanh chóng cho bé đi bệnh viện khi có triệu chứng sốt cao.
Sau khi tiêm phòng, mẹ cần theo dõi nhiệt độ cơ thể bé liên tục
- Không để trẻ nằm, chơi ở trong phòng kín, chật chội, ẩm thấp vì có thể khiến bé bức bối và làm bệnh tình của bé nghiêm trọng. Thay vì vậy, bố mẹ nên cho bé nằm ở nơi thoáng mát, thoải mái.
- Không nên mặc cho bé những bộ quần áo kín, dày bởi điều này có thể khiến cho thân nhiệt của trẻ tăng lên, bé sẽ khó chịu và quấy khóc. Do đó, mẹ nên thay sang những trang phục rộng rãi, thoáng mát, thoải mái.
- Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng khăn đã nhúng nước mát để chườm cho bé giúp cho bé cảm thấy mát mẻ hơn. Tuyệt đối không chườm cho bé bằng đá hay nước lạnh vì hai thứ này có thể khiến nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, bé cũng có thể bị cảm lạnh.
- Nếu trong trường hợp bé bị sốt cao, mẹ có thể cho bé uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, phải hỏi qua ý kiến bác sĩ trước khi mua và cho bé dùng để tránh tình trạng uống sai thuốc, sai liều lượng dẫn đến bé gặp nguy hiểm.
- Hiện tượng sốt do tiêm phòng cũng có thể làm cho bé mất nước, khát nước nhiều hơn. Vì thế trong quá trình chăm sóc, mẹ nên thường xuyên cho bé uống nhiều nước hoặc thuốc oresol giúp bù nước hay húp cháo muối loãng. Làm vậy, cơ thể bé được bổ sung đủ nước và điện giải trong cơ thể cũng được cân bằng.
- Mẹ luôn phải chú ý trong khâu lựa chọn thực phẩm hay món ăn chế biến. Vì sức khỏe bé còn yếu chưa thể ăn khỏe như bình thường nên khẩu phần ăn cần chú trọng nấu những món lỏng, dễ tiêu hóa nhưng vẫn đảm bảo được các chất dinh dưỡng cần thiết.
- Chú ý vệ sinh cơ thể cho bé hằng ngày. Khi tắm, nên cho bé tắm bằng nước ấm và không tắm ở nơi nhiều gió vì bé có thể bị cảm lạnh. Cũng không nên tắm quá lâu sẽ khiến bé mệt mỏi, mất sức, sốt cao. Hơn nữa, luôn đảm bảo bé sẽ không bị lạnh kể cả tắm lẫn lúc ngủ.
- Với những bé được 2 hoặc 3 tháng tuổi, bé có thể dùng thuốc hạ sốt đã được bác sĩ hướng dẫn. Còn những trẻ dưới 3 tháng tuổi thì cần thông qua ý kiến bác sĩ mới được cho bé dùng.
Trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng bao lâu?
Thời gian kéo dài cơn sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ tùy thuộc vào sức khỏe của bé, khả năng miễn dịch, đề kháng và loại vắc xin tiêm phòng. Tuy nhiên vẫn có 2 trường hợp xảy ra là sốt nhẹ và sốt cao. Khi sốt nhẹ, cơ thể bé vẫn bình thường và nhiệt độ cơ thể chỉ vào khoảng 38 độ C.
Nhưng khi bị sốt cao, thân nhiệt lúc này đã tăng lên 39 độ. Cùng với đó là triệu chứng vật vã, quấy khóc liên tục, ở những bé lớn hơn còn có thêm tình trạng đau đầu. Thông thường, cả trường hợp sốt nhẹ và sốt cao đều có thể diễn ra trong vòng 24 tiếng hoặc 48 tiếng.
Không như thương hàn hay chích ngừa ho gà, kiểu sốt do tiêm phòng thường dễ bắt gặp hơn. Hơn nữa, dạng sốt khi tiêm phòng còn có thể phát sinh chậm, nghĩa là phải sau 5 hay 12 ngày, trẻ mới có biểu hiện sốt. Kiểu sốt chậm này hay có khi tiêm phòng bệnh sởi, bệnh quai bị còn các vắc xin khác sẽ sốt ngay sau đó.
Không những thế, hiện tượng sốt này là trường hợp hoàn toàn bình thường, cơ thể không bị ảnh hưởng gì và sẽ chấm dứt sau 1 đến 2 ngày. Nhưng nếu ba mẹ thấy bé sốt dai dẳng, mãi không hạ xuống thì cần nhanh chóng cho trẻ đến bệnh viện.
Mẹ nên làm gì để lần tiêm phòng tiếp theo bé không bị sốt?
Vì tình trạng sốt sau tiêm ở lần tiêm vắc xin đầu khiến cho nhiều gia đình lo lắng, sinh hoạt bị đảo lộn nên để giúp cho những lần tiêm sau bé vẫn luôn khỏe mạnh, bình thường, mẹ có thể áp dụng một số cách làm sau:
Sử dụng lá tía tô
Lá tía tô là một bài thuốc giúp bé không bị sốt sau khi tiêm phòng rất hiệu quả và đã được nhiều người sử dụng. Phương pháp này rất đơn giản, mẹ chỉ cần ra vườn hái hoặc ra chợ mua ít lá tía tô về rồi rửa sạch. Sau đó, đem là tía tô cho vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn rồi vắt lấy nước. Khi đã chắc xong nước, mẹ mang cho bé uống. Hoặc mẹ cũng có thể dùng lá tía tô nấu chung với món ăn nào đó rồi cho bé ăn. Chú ý là mẹ nên dùng nhiều lá tía tô một chút để tăng tính hiệu quả và nên cho bé dùng trước thời điểm tiêm phòng 1 ngày.
Mẹ có thể cho bé dùng lá tía tô trước một ngày đi chích ngừa để bé không bị sốt sau tiêm
Sử dụng nước mát
Với cách làm trên, mẹ cần làm trước khi đưa bé đi tiêm. Còn với cách làm này mẹ có thể áp dụng sau khi bé tiêm phòng xong. Sau khi bé đã được tiêm phòng vắc xin đầy đủ, mẹ dùng một khăn nhỏ có thấm nước mát rồi chườm liên tục lên chỗ da vừa tiêm. Phương pháp này sẽ giúp cho thuốc được tan đều ra, không bị tụ lại một chỗ. Nhờ đó, vết tiêm sẽ không bị sưng tấy, đau. Ngoài ra, mẹ cũng có thể lấy miếng hạ sốt dán lên chỗ tiêm để làm dịu vết tiêm, tránh cho bé bị phát sốt về sau.
Kết luận
Như vậy có thể thấy tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt khi tiêm phòng không phải là một dấu hiệu nguy hiểm mà chỉ là phản ứng bình thường của cơ thể. Do đó, các cha mẹ không nên lo lắng mà chỉ cần theo dõi, chăm sóc bé đúng cách thì rất nhanh bé sẽ lại khỏe mạnh, vui đùa như bình thường.
Nguồn tham khảo
- https://oeoe.vn/phai-lam-gi-khi-be-2-3-thang-tuoi-tiem-phong-bi-sot-sot-bao-lau.html
- https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/cach-ha-sot-cho-tre-so-sinh-khi-tiem-phong
- https://www.seattlechildrens.org/conditions/a-z/immunization-reactions/