Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Cơ thể trẻ sơ sinh là chưa hoàn thiện và rất nhạy cảm nên chỉ cần một chút tác động từ bên ngoài như thời tiết thay đổi cũng có thể làm cho bé bị sốt. Bên cạnh đó, sự thay đổi của chính cơ thể bé như mọc răng cũng gây nên sốt. Vì thế, nhiều cha mẹ đang tự hỏi trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao? Và cách chăm sóc đúng cho bé là gì? Hãy để chúng tôi giúp bạn tìm hiểu bằng bài viết dưới đây nhé.

Trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ

Sốt là một biểu hiện thường thấy khi trẻ bị nhiễm virus, vi khuẩn có hại. Khi bị sốt, thân nhiệt của trẻ thường trên nhiệt độ tiêu chuẩn 37,5 độ C. Nguyên nhân gây ra sốt thường có rất nhiều, có thể là do bị các loại vi khuẩn, virus khác nhau gây nên, cũng có thể là do phản ứng cơ thể trước sự thay đổi cơ thể, mọc răng, chích ngừa. Nhưng hầu hết đều có các triệu chứng mệt mỏi, quấy khóc. Trong trường hợp trẻ chỉ bị sốt nhẹ, nguyên nhân được xác định thường là do:

  • Quấn tã: vì cơ thể của bé rất yếu và dễ nhiễm lạnh nên nhiều mẹ lo rằng trẻ sẽ không đủ ấm nên thường hay quấn nhiều lớp tã và quần áo. Tuy nhiên, tác dụng của việc làm này lại hoàn toàn ngược lại. Bé có thể sẽ ngộp và bị tăng thân nhiệt. Khi đó, trẻ sẽ có biểu hiện sốt nhẹ. Nhưng nếu sau khi bỏ bớt quần áo mà bé vẫn sốt thì mẹ cần đưa bé đi khám.Trẻ sơ sinh bị sốt

Quấn tã quá kín có thể khiến bé bị sốt nhẹ

  • Nắng nóng: cũng như người lớn, khi trời nắng nóng mà ra ngoài có thể làm cho nhiệt độ cơ thể tăng lên. Nếu ở ngoài quá lâu, trẻ có thể sẽ bị sốt. Một trường hợp khác cũng có thể khiến bé bị sốt nhẹ, đó chính là tình trạng sốc nhiệt. Khi đang ở bên ngoài nắng nóng mà đưa bé vào ngay nơi có nhiệt độ thấp như trong phòng bật điều hòa sẽ làm cho nhiệt độ bị thay đổi đột ngột, không kịp thích nghi.
  • Mọc răng: sốt khi mọc răng là triệu chứng mà trẻ nào cũng sẽ gặp. Khi bị sốt do mọc răng, bé thường hay chảy nhiều nước dãi, sốt nhẹ, bị ngứa lợi và hay khóc.
  • Tiêm chủng: đối với trẻ sơ sinh, sau khi tiêm phòng thường sẽ hay bị sốt nhẹ vì có sự thay đổi bên trong cơ thể. Với tình trạng này, bé sẽ tự hết sốt sau 1 đến 2 ngày hoặc được bác sĩ cho uống thuốc hạ sốt. Nhưng có những trường hợp trẻ sẽ bị sốt cao hơn và co giật. Đây là biểu hiện nguy hiểm nên mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ.

Xem thêm: Cách Giảm Đau, Hạ Sốt Nhanh Cho Bé Sau Khi Tiêm Phòng

  • Virus, vi khuẩn, vi trùng: loại sốt này là do sự xâm nhập của virus, vi khuẩn gây hại khi sức đề khám bị suy giảm hoặc do lây bệnh từ một người khác. Khi trẻ bị sốt virus, trẻ sẽ hay có triệu chứng đau đầu, sốt từ nhẹ đến cao, ngủ nhiều, nổi ban, hay chảy nước mắt, khóe mắt có nhiều ghèn cùng một số biểu hiện cảm cúm thông thường.

Với những trường hợp sốt nhẹ này thường không quá gây hại tới tính mạng của bé nhưng bố mẹ vẫn cần theo dõi bé hằng ngày. Một khi phát hiện được dấu hiệu bất thường xảy ra thì mẹ đều sẽ kịp thời chữa trị cho bé. Ngoài ra, cần cho bé không gian thoáng mát nhưng vẫn đủ ấm. luôn đo nhiệt kế, cho uống nhiều nước và sữa hơn và lau người bằng nước ấm. Như vậy thì tình trạng sốt của bé có thể giảm xuống.

Trẻ sơ sinh bị sốt chân tay lạnh

Bên cạnh trường hợp sốt nhẹ, sẽ có một số trẻ sơ sinh bị sốt kèm theo chứng lạnh chân, lạnh tay. Tuy nhiên, biểu hiện này không gây nghiêm trọng. Việc cơ thể bị sốt thường là do phản ứng của cơ thể trước sự tấn công của các virus, vi khuẩn có hại. Đến khi những tác nhân gây hại đã xâm nhập vào cơ thể, hệ miễn dịch sẽ tự động sản sinh ra các kháng thể để ngăn cản quá trình đi vào và gây bệnh của chúng.

Không chỉ có hệ miễn dịch mà thần kinh trung ương cũng sẽ làm việc. Nó sẽ cho ra một tín hiệu để báo hiệu cho cơ thể biết rằng virus, vi khuẩn gây hại đã vào trong cơ thể và cơ thể sẽ cần giải thoát nhiệt. Chính quá trình giải nhiệt ra ngoài đã tạo nên hiện tượng sốt. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh mà nhiệt độ sốt của trẻ có thể cao hoặc thấp. Với trường hợp sốt nhẹ thì cơ thể trẻ thích ứng được từ từ và ra mồ hôi cũng chậm hơn. Còn khi sốt cao, thân nhiệt của bé sẽ đột nhiên tăng lên khiến cho trung tâm điều khiển cũng đột ngột cho giải nhiệt. Do đó, mặc dù bé vẫn đang sốt nhưng khi sờ chân tay thì lại thấy lạnh.

Khi bé trong tình trạng này, mẹ muốn giúp bé hạ sốt thì chỉ cần vệ sinh cho bé hằng ngày, thường xuyên lau người, bổ sung nhiều nước cho bé, luôn kiểm tra nhiệt độ cơ thể bằng nhiệt kế, cho bé ăn những món dễ tiêu và mát và đảm bảo bé được ngủ nghỉ đầy đủ. Trong trường hợp bé sốt cao trên 38 độ, bé sẽ cần được đưa đi gặp bác sĩ khám.

Trẻ sơ sinh bị sốtThường xuyên đo nhiệt độ để theo dõi nhiệt độ cơ thể bé

Trẻ sơ sinh bị sốt ho sổ mũi

Với trẻ sơ sinh, đường hô hấp của bé sẽ rất nhạy cảm nên thường sẽ bị các loại virus, vi khuẩn, vi trùng gây hại xâm nhập và tạo nên các biểu hiện sốt ho sổ mũi. Việc bé bị sốt ho sổ mũi có thể do:

  • Cảm cúm: bệnh cảm cúm là bệnh thường gặp và dễ mắc phải nhất là trong giai đoạn chuyển mùa hoặc khi thời tiết trở lạnh. Đối với những bé sơ sinh và trẻ nhỏ, bệnh cảm cúm sẽ hay làm phiền bé đến 6-7 lần. Nhưng đến khi lớn hơn, sức khỏe của bé cứng cáp hơn thì số lần bị cảm cúm có thể sẽ giảm xuống. Bệnh cảm cúm không khó để điều trị. Việc mẹ cần làm chỉ là chăm sóc kỹ càng, để bé nghỉ ngơi nhiều hơn và uống thêm nước. Sau 1 tuần, bé sẽ khỏi bệnh.
  • Cảm lạnh: giống như cảm cúm, cảm lạnh cũng dẫn đến sốt ho sổ mũi. Bên cạnh đó, khi bị cảm lạnh, trẻ có thể luôn thấy ớn lạnh và cần được ủ ấm nhiều hơn.
  • Viêm họng, viêm amidan: khi bị viêm họng, viêm amidan, trẻ cũng sẽ bị sốt ho và sổ mũi. Không những thế, các triệu chứng rát họng, đau họng, họng bị sưng đỏ, amidan sưng lớn… cũng sẽ xuất hiện.
  • Viêm mũi do dị ứng, bị xoang: hiện tượng viêm mũi này thường xảy ra khi có sự thay đổi thời tiết, ô nhiễm môi trường, hít phải nhiều khói bụi… Khi đó, mũi trẻ sẽ không lọc được hết và chuyển sang viêm. Về sau, bé sẽ gặp phải các tình trạng sốt cao, sổ mũi…

Để giải quyết tình hình này, điều đầu tiên là mẹ nên kiểm tra thân nhiệt. Từ đó mới áp dụng điều trị phù hợp cho từng trường hợp sốt nhẹ, sốt cao, sốt kèm theo ho sổ mũi. Đặc biệt, mẹ cần chú ý cung cấp đầy đủ lượng nước cho bé bằng nước lọc, sữa, nước trái cây.

Trẻ sơ sinh bị sốt có nên nằm điều hòa

Khi trẻ sơ sinh bị sốt, bố mẹ thường sợ con sẽ bị cảm lạnh nếu nằm trong phòng có điều hòa. Nhưng theo nhiều chuyên gia, mặc dù đang sốt nhưng để giúp cho cơ thể của bé được mát hơn, dễ chịu hơn thì vẫn có thể cho bé ngủ trong phòng có bật máy lạnh. Tuy vậy, cha mẹ vẫn cần lưu tâm tới những vấn đề sau để sức khỏe của bé không bị ảnh hưởng:

  • Đặt nhiệt độ thích hợp

Khi đặt nhiệt độ điều hòa trong phòng, mẹ cần điều chỉnh phù hợp với nhiệt độ cơ thể bé. Có thể mẹ sẽ thấy chưa mát nhưng với bé nhiệt độ như vậy là vừa đủ bởi các cơ quan điều hòa nhiệt, hệ thần kinh giao cảm, phó giao cảm vẫn còn yếu và chưa phát triển đầy đủ. Vì lý do này, bé thường có cảm giác nóng lạnh nhanh hơn người lớn. Nếu nóng quá bé có thể bị rôm sảy còn lạnh quá sẽ bị cảm, ho. Cho nên, khi cho bé ngủ trong phòng chạy máy lạnh cần để ở nhiệt độ 27 đến 29 độ C.

Trẻ sơ sinh bị sốtĐiều chỉnh mức nhiệt điều hòa phù hợp khi bé đang bị sốt

  • Không nên để máy lạnh chạy suốt ngày, suốt đêm

Mặc dù máy lạnh giúp cho không khí mát mẻ hơn trong những ngày nắng nóng nhưng nó có thể trở thành tác nhân gây hại nếu được mở 24/24. Khi đó, trẻ sẽ không còn mát nữa mà sẽ chuyển sang hô hấp khó khăn vì khí lạnh bị tù đọng lại từ điều hòa. Chính vì vậy, điều hòa cần được tắt 2 lần, đồng thời mở cửa, bật quạt xua tan khí lạnh và cho ánh nắng chiếu vào. Điều này sẽ giúp cho khí lạnh không bị tồn đọng mà bé cũng sẽ được sưởi ấm.

  • Tuân thủ quy tắc 3 phút

Khi đã bật điều hòa thì sẽ tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa nơi có khí lạnh và nơi có khí nóng. Nếu đột ngột cho trẻ di chuyển từ trong phòng mát mẻ ra ngoài có thể làm cho bé bị sốc nhiệt, ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của bé. Vì thế, trước khi cho bé ra ngoài mẹ cần mở cửa ra từ trước và chờ 3 phút. Sau 3 phút này hãy cho bé đứng ở gần cửa để bé quen với hơi nóng bên ngoài. Khi đã quen rồi thì thân nhiệt của bé sẽ không gặp vấn đề lúc ra đến bên ngoài.

Không chỉ cần bé làm quen nhiệt độ từ trong phòng máy lạnh ra nhiệt độ thường mà từ bên ngoài muốn vào phòng bật điều hòa cũng vậy. Mẹ cũng nên cho bé chờ 3 phút và lau đi mồ hôi. Sau thời gian này, mẹ có thể cho bé vào bên trong.

  • Cho bé nằm xa hướng gió thổi trực tiếp của điều hòa

Bản thân trẻ lúc đang sốt có thể cũng bị viêm mũi, viêm phế quản, viêm phổi, đau họng. Vì vậy, việc nằm đúng hướng gió thổi của điều hòa sẽ làm cho tình trạng bệnh nặng hơn.

  • Luôn giữ cho phòng ốc và điều hòa sạch sẽ

Các loại nấm mốc rất dễ phát sinh trong môi trường dơ bẩn, không sạch sẽ. Do đó, khi không thường xuyên vệ sinh máy lạnh và căn phòng, các vi khuẩn, nấm mốc gây hại sẽ càng thuận lợi sinh trưởng và tấn công cơ thể. Vì thế, sau một thời gian sử dụng, mẹ cần vệ sinh cho điều hòa. Bên cạnh đó, không khí có thể bị khô khi bật điều hòa thường xuyên. Điều này làm mất đi độ ẩm cần thiết. Cho nên, ngoài việc dùng máy lạnh, mẹ có thể mang một chậu nước vào phòng hoặc nếu có thì dùng máy phun sương hay máy tạo độ ẩm.

Làm gì khi trẻ sơ sinh bị sốt?

Để bé có thể hạ sốt và nhanh khỏi bệnh, mẹ cần phải biết cách chăm sóc cho bé sao cho hiệu quả nhất:

  • Đầu tiên chính là lựa chọn trang phục cho trẻ. Vì khi bị sốt, cơ thể bé thường nóng hơn bình thường và hay toát mồ hôi nên nếu mặc quá kín, ủ quá ấm có thể làm cho bé bị ngộp, người bé sẽ càng ngày càng nóng hơn và tỏ ra khó chịu. Vì thế, mẹ cần chọn cho bé những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát và có khả năng thấm hút mồ hôi tốt. Tuy nhiên, quần áo mỏng, mát mẻ chỉ nên mặc vào mùa hè. Còn vào mùa đông mẹ cần chuyển sang loại trang phục khác. Quần áo lúc này sẽ cần tính năng giữ ấm nhưng vẫn tạo được cảm giác thoải mái. Khi bé không khó chịu thì sẽ ngủ ngon hơn. Mẹ cũng cần tránh đắp chăn dày, cho bé mặc nhiều quần áo khi thấy tay chân lạnh vì việc làm này có thể làm cho tình trạng sốt nghiêm trọng hơn.
  • Bên cạnh thay quần áo thoáng mát cho bé, mẹ cũng cần lau người cho bé thường xuyên. Để có thể giúp cho các mạch máu giãn ra, hạ được cơn sốt, mẹ nên sử dụng một tấm khăn sạch đem đi nhúng nước ấm. Tiếp đó, dùng nó lau các vùng nách, bẹn và những chỗ còn nóng trên người bé thật nhẹ nhàng. Mẹ cũng không nên lau người cho bé bằng nước lạnh hay nước có pha rượu vì có thể làm bé bị ngộ độc.
  • Ngoài ra, bé còn có thể được dùng thuốc hạ sốt nếu chỉ bị sốt nhẹ và vừa và đã được sự cho phép của bác sĩ. Với thuốc hạ sốt, để trẻ có thể tiêu hóa và hấp thu được dễ dàng, bạn nên mua loại gói pha hoặc siro. Sau khi cho bé uống, cần phải mất đến 30 phút thì thuốc mới bắt đầu phát huy tác dụng và trẻ có thể hạ sốt được. Tuy nhiên, khi dùng thuốc hạ sốt thì mẹ cần chú ý cho bé uống thêm nhiều nước hơn để bổ sung lại lượng nước đã mất, tránh cho tình trạng mệt mỏi, ngất xỉu có thể xảy ra vì mất nước. Tuyệt đối không dùng quá liều hạ sốt vì bé sẽ không kịp thời thích ứng được và có thể mệt mỏi hơn. Cũng không nên áp dụng cách cho nước chanh vào miệng trẻ đang sốt vì nó sẽ làm cho bé sặc, khó thở.
  • Khi bé có biểu hiện co giật, mẹ nên đưa bé đi bệnh viện thay vì vỗ hay giật tóc bé. Hành động này có thể gây ra những chấn thương không mong muốn.
  • Đặc biệt, khi trẻ sốt quá cao thì nên đưa bé đi khám chứ không nên dùng các loại thuốc Aspirin, kháng sinh mà chưa tham khảo bác sĩ.

Trẻ sơ sinh bị sốtCho bé khám bác sĩ khi bị sốt quá cao

Trẻ sơ sinh bị sốt uống thuốc gì?

Tình trạng sốt ở trẻ sơ sinh thường bắt nguồn từ nhiều nguyên do nên biểu hiện, mức độ sốt cũng sẽ khác. Chính vì thế, với từng loại sốt, trẻ sẽ được bác sĩ chỉ định dùng loại thuốc khác nhau để điều trị. Thông thường, nếu thấy phù hợp với thể trạng và tình trạng bệnh của bé, bác sĩ có thể sẽ cho uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, loại thuốc hạ sốt không thể uống tùy tiện mà phải làm theo hướng dẫn và biết cách sử dụng như thời điểm cho bé uống, loại thuốc hạ sốt thích hợp cho từng bệnh, có phương pháp kết hợp hiệu quả với việc chăm sóc hằng ngày. Nhờ vậy, bé mới hạ được cơn sốt và nhanh khỏi bệnh hơn.

FAQ – Câu Hỏi Thường Gặp

Trẻ sơ sinh bị sốt nên ăn gì cho nhanh khỏi?

Những cơn sốt dai dẳng không chỉ khiến trẻ sơ sinh cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, chán ăn mà còn làm giảm hoạt động tiêu hoá của dạ dày. Vì vậy, khi trẻ bị sốt, các mẹ hãy cố gắng cho bé ăn những thức ăn mềm, nhiều nước để bù lại lượng nước của bé đã hao hụt do bị sốt.

Chắc hẳn mẹ sẽ băn khoăn chưa biết nên cho trẻ sơ sinh ăn gì khi bị sốt? Với những trẻ nhỏ hơn 6 tháng, nên cho trẻ bú mẹ nhiều lần. Tốt nhất, mẹ hãy cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn. Nếu trẻ bú bình thì lượng sữa cần thiết trong một ngày là 150ml cho mỗi cân nặng cơ thể, có thể chia làm 8-10 lần ăn. Nên cho trẻ uống nước đến khi hết khát mới cho bú bình để bù đủ số nước bị mất do sốt. Nếu không được uống đủ lượng nước thì trẻ sẽ bỏ bú sữa.

Đồng thời, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn hàng ngày của bé những loại nước trái cây như cam, quýt, cà chua,… vì nó vừa cung cấp thêm vitamin cho cơ thể, vừa giúp trẻ giảm sốt. Mặt khác, trái cây còn giúp bù đắp lại các chất điện giải mà trẻ đã bị mất.

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh Bị Sốt Mẹ Nên Ăn Gì, Uống Gì Để Trẻ Mau Lành Bệnh

Triệu chứng nhận biết trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt

Có những trẻ sơ sinh sau hơn 10 ngày vẫn chưa rụng rốn hoặc đã rụng rồi nhưng do cuống rốn của trẻ quá to nên còn để lại lõi rốn. Khi đó, nếu mẹ vệ sinh rốn cho con chưa tốt sẽ dẫn đến nhiễm trùng rốn và gây sốt.

Thân nhiệt của trẻ sơ sinh 37 độ chưa phải là sốt. Thông thường, nhiều mẹ cho rằng sốt là khi nhiệt độ cơ thể trẻ đạt từ 38ºC trở lên. Nhưng sự thật không hẳn như vậy, vì thân nhiệt của trẻ sơ sinh khi đo ở các vị trí khác nhau sẽ thu được những kết quả khác nhau.

Theo đó, trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốt được xác định dựa vào một trong các tiêu chí như: nhiệt độ đo ở trực tràng > 38ºC, nhiệt độ đo ở miệng > 37.5ºC và nhiệt độ ở nách  > 37.2ºC.

Trẻ sơ sinh 10 ngày tuổi bị sốtTrẻ bị sốt có thể kèm các dấu hiệu nguy hiểm khác như nôn ói, ngủ li bì,…

Xem thêm: Trẻ Sơ Sinh 10 Ngày Tuổi Bị Sốt Phải Làm Sao, Hướng Dẫn Cách Hạ Sốt Cho Bé

Nguyên nhân gì khiến cho trẻ bị sốt phát ban?

Vì sốt phát ban bắt nguồn từ nhiều loại sốt khác nhau nên nguyên nhân gây nên tình trạng này cũng có rất nhiều. Nhưng trong hầu hết các trường hợp sốt phát ban thì có đến 70-80% là bị nhiễm các loại virus. Những virus gây bệnh này có thể được phát tán từ bệnh Rubella, bệnh sởi, Adeno…, các loại virus gây hại khác như Rnterovirus, Dengue, Echo, virus của bệnh tay chân miệng…

Các loại virus này đều gây ra những biến chứng nghiêm trọng nên nếu không chăm sóc kỹ và đúng cách, bé có thể sẽ bị đi bị lại bệnh sốt phát ban. Trong số đó có 2 loại virus thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là virus gây ra bệnh sởi (tạo ra nốt ban đỏ) và virus gây ra bệnh Rubella (tạo các nốt ban đào).

Hiện tượng sốt phát ban là một loại bệnh dễ lây lan, nhất là những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, khu vui chơi… Chỉ cần một cú hắt hơi hoặc ho cũng có thể truyền virus gây bệnh sang người khác. Vì thế, khi bé đã bị bệnh mẹ cần cách ly bé hoặc tiêm phòng vắc xin phòng bệnh từ trước để khi đến nơi đông đúc không bị lây bệnh.

Trẻ bị sốt phát banVirus gây bệnh thủy đậu cũng có thể khiến bé bị sốt phát ban

Xem thêm: Sốt Phát Ban Ở Trẻ Sơ Sinh: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Nhận Biết

Kết luận

Không chỉ bởi sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại lúc cơ thể yếu hệ miễn dịch mà các cơn sốt của bé còn từ nhiều nguyên nhân khác, trong đó có cách chăm sóc sai của các cha mẹ. Để giải quyết vấn đề trẻ sơ sinh bị sốt phải làm sao, bố mẹ nên là những người bình tĩnh, chuẩn bị trước cho mình những kiến thức chăm sóc trẻ hiệu quả để xử lý được các tình huống bất ngờ.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc Có Nguy Hiểm, Có Sao Không

Nguồn tham khảo

  • https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/lam-sao-khi-tre-so-sinh-bi-sot
  • https://oeoe.vn/tre-so-sinh-bi-sot-1-2-3-4-12-thang-tuoi-phai-lam-sao-dau-hieu-nguyen-nhan-cach-cham-soc.html
  • https://www.webmd.com/parenting/baby/fever-in-babies#1

 

5/5 - (1 vote)