Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Với hệ tiêu hóa còn non yếu và chưa hoàn thiện, tình trạng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy là vấn đề thường gặp ở nhiều gia đình có con nhỏ. Mặc dù chỉ là hiện tượng thông thường nhưng tiêu chảy vẫn có thể dẫn tới một số hậu quả nghiêm trọng nếu không được chữa trị từ sớm. Nếu vậy, mẹ cần làm gì vào lúc này? Trẻ có thể hết tiêu chảy bằng cách nào? Chúng ta cùng xem qua các phân tích ngay sau đây nhé.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Tiêu chảy là tình trạng hoạt động mạnh của nhu động ruột làm cho phân bị mềm hoặc biến thành dạng lỏng. Thời điểm bị tiêu chảy là không cố định. Nó có thể diễn ra bất cứ lúc nào ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ sơ sinh, tiêu chảy là vấn đề thường xuyên gặp phải do hệ tiêu hóa của bé vẫn còn non yếu và chưa ổn định. Lý do khiến bé bị tiêu chảy thì bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân. Nhưng phần lớn là từ các vi khuẩn gây nhiễm khuẩn ruột. Từ đó, gây nên các bệnh về đường ruột.

  • Đa số các trường hợp tiêu chảy ở trẻ nhỏ (khoảng 40%) thường do một loại virus gây nên, Rotavirus. Loại virus này thường sản sinh nhiều và dễ gây bệnh nhất vào mùa đông. Kể từ thời điểm mắc phải Rotavirus, thường thì 12 giờ đến 5 ngày sau khi ủ bệnh, trẻ sẽ có các biểu hiện của tiêu chảy. Bệnh do Rotavirus gây nên sẽ diễn ra trong 3 ngày cho đến 1 tuần.

Trẻ bị tiêu chảyRotavirus là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy

  • Ngoài Rotavirus, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy do các loại vi khuẩn gây hại đường ruột như vi khuẩn Coli, lỵ trực trùng Shigella, tụ cầu, tả…
  • Tình trạng tiêu chảy đa phần chịu ảnh hưởng từ việc ăn uống hằng ngày. Nếu mẹ không thường xuyên vệ sinh nhà ở, vệ sinh cơ thể, tay chân cho bé và của chính mình hay đậy điện đồ ăn kỹ lưỡng thì đều tạo điều kiện cho nhiều ký sinh, vi khuẩn gây bệnh có cơ hội phát triển. Cũng chính vì thế, khi ăn uống đồ ăn từ bên ngoài vào, vi khuẩn đã có thể dễ dàng đi vào cơ thể và phát tán bệnh.
  • Không chỉ vấn đề vệ sinh sạch sẽ đồ ăn thức uống, đôi khi tiêu chảy còn xuất hiện vì ngộ độc thực phẩm. Với trường hợp ngộ độc thực phẩm, triệu chứng tiêu chảy sẽ diễn ra nặng hơn và chuyển thành tiêu chảy cấp có kèm theo nôn, ói, đi đại tiện liên tục. Có những bé sẽ tự hết sau 24 tiếng nhưng cũng có những bé nặng hơn sẽ cần nhập viện gấp để điều trị.
  • Bệnh tiêu chảy này phát sinh từ nhiều nguyên do qua nhiều con đường khác nhau. Bên cạnh hệ tiêu hóa bị nhiễm khuẩn, các bệnh mà trẻ mắc phải như cúm, sởi, tay chân miệng, viêm phổi, nhiễm trùng tiểu, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, hiv… đều có thể khiến trẻ sơ sinh bị nhiễm trùng gây tiêu chảy.
  • Các loại thuốc mà bé có sử dụng: amoxicillin, penicillin, erythromycin, cephalosporin đều có tác dụng phụ gây nên chứng tiêu chảy.
  • Ngoài các tác động bên ngoài, bản thân trẻ sơ sinh cũng có thể bị tiêu chảy nếu như bé mắc phải các bệnh đường ruột, viêm ruột, tắc ruột, viêm ruột thừa….
  • Nếu trẻ bị hội chứng kích ruột làm cho các hoạt động của dạ dày và ruột rơi vào trạng thái rối loạn, không bình thường thì trẻ cũng có thể sẽ bị tiêu chảy.
  • Mỗi ngày bé đều ăn hoặc uống những món chứa nhiều đường (nước trái cây, bánh, kẹo…) cũng có khả năng cao mắc phải chứng tiêu chảy khó chịu này.

Nhận biết trẻ sơ sinh bị tiêu chảy

Cơ thể của các bé sơ sinh là không giống người lớn nên một ngày đi đại tiện nhiều lần là điều hoàn toàn bình thường. Thông thường, ở một bé dưới 3 tháng tuổi, số lần đi vệ sinh có thể từ 2 đến 5 lần và sẽ là 1 đến 2 lần nếu là những bé đã được 6 tháng tuổi trở lên. Khi đi ngoài, phân của bé thường mềm, lỏng, không nặng mùi và có thể thay đổi tùy vào chế độ ăn uống của mẹ. Với những bé dùng sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ thì bạn có thể thấy phân đặc và nặng mùi hơn. Chính vì thế, các mẹ cần cho mình cách nhận biết chính xác khi nào thì trẻ đi bình thường, khi nào thì trẻ đi tiêu chảy.

Tuy hơi khó để nhận ra biểu hiện của tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nhưng vẫn có những cách giúp mẹ dễ thấy:

  • Mẹ có thể dựa vào thói quen đi ngoài hằng ngày của bé. Nếu số lần đi đại tiện bỗng dưng nhiều hơn so với ngày thường thì rất có khả năng bé đang bị tiêu chảy.
  • Mẹ có thể quan sát hình dạng phân của bé. Nếu sau khi đi đại tiện, phân của bé mềm, lỏng, không quá nặng mùi thì chứng tỏ hệ tiêu hóa của bé vẫn bình thường. Còn nếu như phân trở nên lỏng hơn hoặc rất lỏng, loãng hơn, không thành khuôn mà chỉ có nước, có sự thay đổi màu sắc, mùi nồng, tanh hơn và có cảm giác nhợn thì chắc chắn trẻ đang có triệu chứng tiêu chảy.
  • Ở những trường hợp nặng hơn, mẹ có thể thấy bé đi ngoài có kèm theo máu. Cùng với đó, bé thường cảm giác khó chịu, quấy khóc nhiều hơn, không chịu bú sữa và bị nôn ói. Ngoài ra, có một số bé có thể có cả biểu hiện sốt. Khi bé nhà bạn mà ở trong tình trạng này thì nên đưa bé đi khám bác sĩ ngay để kịp thời tìm ra nguyên nhân và chữa trị.

Bên cạnh các dấu hiệu nhận biết như trên, mẹ cũng có thể phân biệt được mức độ tiêu chảy của bé qua từng biểu hiện: bé bị tiêu chảy nhẹ sẽ có cảm giác đau bụng, đầy hơi, buồn nôn, sốt, mất nước, đi đại tiện nhiều, có thể sốt nhẹ hoặc cao; trẻ bị tiêu chảy nặng thì sẽ có những triệu chứng nặng hơn như đau bụng, đi ngoài có máu, thường xuyên bị nôn ói, có cảm giác chán ăn, bỏ ăn. Hơn nữa, bé còn biểu hiện sốt cao, miệng bị khô, dính miệng, bị sụt cân, đi đại tiện nhiều nhưng đi tiểu thì ít hơn, luôn cảm thấy rất khát nước, đôi khi bé sẽ quấy khóc, nước mắt có thể chảy hoặc không, hay bị chóng mặt, mệt mỏi và ngủ nhiều hơn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy cấp

Với trường hợp tiêu chảy bình thường, bé thường chỉ ra phân hơi lỏng và số lần đau bụng mắc vệ sinh cũng sẽ nhiều hơn một chút. Tình trạng tiêu chảy này được xem là tiêu chảy nhẹ có thể tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, vẫn có những trẻ sơ sinh bị nặng hơn đến mức thành tiêu chảy cấp. Ở những bé này, số lần đi đại tiện trong một ngày của bé rất nhiều lần (có thể ngày 3 lần hoặc thậm chí là 10 lần). Mỗi lần đi đều cho ra phân dạng lỏng, chứa toàn nước. Đây là dấu hiệu chung khi bé bị tiêu chảy nặng.

Nhưng vẫn có sự khác biệt từ nguồn sữa bé uống. Nếu bé hay bú sữa mẹ thì phân sẽ ở dạng khá lỏng, có màu vàng nhạt kèm theo các mẩu nhỏ trông như hạt. Thời điểm bé bị chứng tiêu chảy thường là sau khi ăn, uống sữa. Còn trong trường hợp bé dùng sữa ngoài nhiều hơn sữa mẹ thì bé sẽ ra phân vàng hoặc có màu rám và hơi rắn như bơ lạc. Dù tiêu chảy chỉ là triệu chứng bình thường có trên nhiều trẻ sơ sinh nhưng tiêu chảy cấp có thể khiến bé suy dinh dưỡng, giảm chức năng hệ miễn dịch. Từ đó, bé sẽ chậm lớn, lớn lên sẽ còi cọc, thiếu chất trầm trọng.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy phải làm sao?

Khi bị tiêu chảy, bé thường sẽ mất đi lượng nước có trong cơ thể. Nếu để càng lâu, tình trạng mất nước có thể càng nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Vì vậy, mẹ mà thấy trẻ có biểu hiện tiêu chảy thì nên:

  • Cho bé bú sữa nhiều hơn để giúp bé bù lại lượng nước đã mất qua những lần đi đại tiện.

Trẻ bị tiêu chảyMẹ nên cho bé bú sữa nhiều hơn giúp bổ sung lại lượng nước đã mất sau những lần đi ngoài

  • Có thể cho bé dùng thêm dung dịch có chứa điện giải như Oresol để cung cấp thêm nước. Bên cạnh đó, mẹ cần tham khảo kỹ để pha dung dịch cho chính xác. Như thế thì khi đưa dung dịch vào cơ thể bé mới có được hiệu quả tối ưu.
  • Luôn chú ý tới vấn đề an toàn vệ sinh: các vật dụng xung quanh, đồ chơi, tay của bé, tay và cơ thể của mẹ đều cần được vệ sinh cẩn thận. Nhờ đó, các loại virus, vi khuẩn gây tiêu chảy sẽ không thể tiếp cận gây bệnh được.
  • Mẹ nên chú ý hơn đến chế độ ăn hằng ngày của mình. Một số món mẹ có thể nghĩ là bình thường nhưng khi vào cơ thể và cho bé bú sữa có thể làm cho bé gặp phải chứng tiêu chảy.
  • Nếu như mẹ thấy bé dùng loại sữa này thường không tiêu hóa được tốt, hay tiêu chảy thì nên bỏ ngay và thay bằng một loại khác đảm bảo hơn. Đặc biệt, loại sữa mới có khả năng hỗ trợ cho đường ruột của bé thì mẹ nên ưu tiên.
  • Còn trong trường hợp nặng hơn và bé có các dấu hiệu như quấy khóc, đi quá nhiều lần trong ngày, có máu trong phân, sốt, biếng ăn, mệt mỏi thì mẹ cần đưa bé vào bệnh viện ngay lập tức để bác sĩ có thể khám và chữa trị nhanh chóng.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy uống thuốc gì?

Trước khi muốn dùng thuốc trị tiêu chảy cho bé, mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ. Bởi nhiều loại thuốc mẹ sẽ không thể rõ thành phần, tác dụng điều trị cũng như mức độ hiệu quả đạt được của chúng. Và trong hầu hết các trường hợp tiêu chảy của trẻ sơ sinh, bác sĩ có thể sẽ chỉ định một số loại thuốc như:

  • Smecta

Loại thuốc này thường được dùng khi bé bị tiêu chảy nặng, tiêu chảy cấp. Với những thành phần hỗ trợ giảm tiêu chảy có trong thuốc, bé sẽ hồi phục nhanh hơn, số lần đi đại tiện sẽ giảm, trẻ sẽ không cần phải ở lại quá lâu trong bệnh viện và hạn chế được một số phát sinh chữa trị khác. Khi dùng thuốc, mẹ sẽ cần chú ý đến liều lượng theo từng độ tuổi. Với những bé dưới 1 tuổi thì nên dùng mỗi ngày một gói. Trên 1 tuổi đến 2 tuổi thì nên dùng 1 đến 2 gói hằng ngày. Trẻ từ 2 tuổi trở lên thì dùng nhiều hơn, từ 2 đến 3 gói một ngày. Mẹ có thể pha với 50ml nước cho bé uống và cho uống nhiều lần hoặc cũng có thể trộn với thức ăn hằng ngày của bé.

Trẻ bị tiêu chảyTrẻ sơ sinh có thể dùng Smecta theo chỉ định của bác sĩ để điều trị tiêu chảy

  • Men vi sinh

Ngoài Smecta thì các mẹ cũng có thể sử dụng men vi sinh để trị bệnh tiêu chảy cho bé. Loại thuốc này có ưu điểm không chỉ giúp trẻ hết tiêu chảy mà còn làm tăng khả năng hoạt động của cơ quan tiêu hóa. Nhờ có men vi sinh, trẻ sẽ tiêu hóa được tốt hơn, hấp thu được các chất dinh dưỡng, tăng hệ miễn dịch hiệu quả. Thêm nữa, trong men vi sinh còn có brobiotic và prebiotic. Hai chất này sẽ giúp áp đi hoạt động của các vi khuẩn gây bệnh và thiết lập lại hệ thống vi sinh ở đường ruột sao cho cân bằng như lúc đầu. Chính vì vậy, sức khỏe của bé sẽ tốt hơn, ngăn chặn được khả năng phát triển bệnh viêm ruột và hoạt động tiêu hóa cũng không bị rối loạn.

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ nên ăn gì?

Hiện tượng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh phần lớn đều là vì quá trình ăn uống hằng ngày của mẹ. Vì lý do này nên muốn bé giảm tiêu chảy và cung cấp được nhiều chất dinh dưỡng tốt, mẹ cần phải thay thế các món ăn có hại thành những món có lợi:

  • Chế độ BRAT

Đây là một kiểu chế độ được nhiều bác sĩ khuyên mẹ nuôi con bằng sữa áp dụng. Với phương pháp này, mẹ sẽ tập trung ăn những món từ chuối (Banana), gạo (Rice), táo (Apple) và bánh mì (Toast). Các loại thực phẩm này đều không có quá nhiều đạm, chất béo mà còn chứa nhiều chất xơ hỗ trợ rất tốt cho hệ tiêu hóa non nớt của bé. Ngoài ra, kali có trong chuối có thể bù đắp lượng nước đã mất sau mỗi lần đi ngoài của bé vô cùng hiệu quả.

  • Các món mềm, ít xơ

Bên cạnh các thức ăn trong BRAT, mẹ cũng có thể dùng thêm bánh quy, trứng nấu chín, thịt gà bỏ da, khoai tây và đậu trắng. Những dưỡng chất có trong những loại này cũng có thể giúp cải thiện tình hình tiêu chảy của bé, ngăn ngừa tình trạng rối loạn tiêu hóa.

  • Dùng sữa chua

Đối với hệ tiêu hóa, các vi khuẩn có lợi trong nhóm đồ ăn sữa chua này là hiệu quả nhất. Chúng vừa có thể giúp tăng cường dưỡng chất phát triển vừa chống lại được vi khuẩn gây hại và tái tạo lại hệ thống cân bằng trong đường ruột. Tuy nhiên, mẹ cũng cần lưu ý là nên cho loại sữa chua ít đường vì đường cũng có thể khiến tiêu chảy trở nên nặng hơn.

  • Uống trà hoa cúc

Ở những trường hợp tiêu chảy mức nhẹ và vừa, việc dùng trà hoa cúc sẽ có hiệu quả tốt. Trà này sẽ giúp giảm các cơn đau bụng, ngăn chặn tình trạng viêm nhiễm, các cơ được thư giãn và giữ được nước.

Trẻ bị tiêu chảyTrà hoa cúc có tác dụng giúp bé giảm triệu chứng tiêu chảy

Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy mẹ kiêng ăn gì?

Trong những tháng đầu sau khi chào đời, nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh luôn là sữa mẹ. Vì vậy, mẹ ăn bất cứ thực phẩm nào cũng đều có thể ảnh hưởng lên cơ thể non nớt của bé. Cho nên, khi vẫn còn trong giai đoạn cho con bú, dù thích món ăn đó đến mấy mẹ cũng không nên ăn.

  • Các món dễ khiến cơ thể bị dị ứng: những món ăn làm từ đậu phộng, hải sản, sữa, đậu nành… đều là những thứ được liệt vào hàng dễ gây dị ứng. Mặc dù người mẹ ăn vào có thể không sao nhưng vì cơ thể còn chưa hoàn thiện và còn yếu nên trẻ khó có thể hấp thụ, tiêu hóa các chất có trong các loại thực phẩm này. Vì thế, trẻ có thể bị dị ứng.
  • Các món không sạch sẽ, bị nhiễm độc: việc mẹ ăn các thức ăn chế biến sẵn, làm ở đường phố, món cũ hâm lại, không rõ nguồn gốc hay đã hết hạn sử dụng mà không biết đều là những con đường cho vi khuẩn phát triển và sinh sôi. Thêm vào đó, các món dễ gây độc như hột vịt lộn, rau sống, gỏi cá, nem chua, các loại mắm… cũng đều là nơi vi trùng dễ trú ngụ. Nên khi bé bú sữa mẹ mà có lẫn những chất từ các loại thực phẩm này đều làm cho bé bị tiêu chảy.
  • Các loại thuốc uống của mẹ: không chỉ việc ăn uống mà ngay cả các loại thuốc mà mẹ hay dùng cũng có thể tác động đến trẻ. Vì vậy, trước khi quyết định sử dụng một loại thuốc nào đó, mẹ cần hỏi qua ý kiến bác sĩ trước liệu khi dùng có tác dụng phụ gì hay có làm ảnh hưởng đến bé không. Khi đã chắc chắn, mẹ mới có thể dùng thuốc.
  • Các chất kích thích: từ lúc mang thai cho đến khi sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ, các chất kích thích đều sẽ đóng vai trò gây hại cho cơ thể. Vì vậy, một khi mẹ sử dụng, đường ruột của bé không thể tiêu hóa và bị kích ứng dẫn tới bệnh tiêu chảy.
  • Các món cay, nước ngọt có gas: cũng giống như đồ uống có cồn hay các chất kích thích, đồ cay và nước có gas đều chứa những chất bé không thể tiêu hóa được. Nên mẹ mà thường xuyên ăn uống những thức ăn này đều làm cho sữa mẹ bị lẫn theo, đến khi bé bú sẽ gặp chứng tiêu chảy.

Bạn có thể thấy được rằng trẻ sơ sinh bị tiêu chảy có thể nặng hoặc nhẹ khác nhau tùy thuộc nguyên nhân gây nên bệnh. Nhưng chung quy, mẹ vẫn cần lưu ý tới việc ăn uống hằng ngày và đảm bảo vệ sinh môi trường xung quanh. Có như vậy, bé mới tránh được tiêu chảy và khỏe mạnh hơn.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt là bệnh gì?

Ở thời mới sinh, khi có các dấu hiệu bất thường ở đường ruột, phân của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện nhiều bọt. Lúc này có thể chia thành 5 trường hợp:

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra bọt và quấy khóc:

  •  Khi bé bị đi ngoài có bọt nhiều lần và liên tục quấy khóc, trẻ có thể bú ít hoặc bỏ bú, đồng thời có dấu hiệu bị giảm cân hoặc không lên cân trong suốt một thời gian dài,… Điều này cho thấy trẻ sơ sinh đang có dấu hiệu bị viêm nhiễm đường ruột hoặc các bệnh rối loạn về tiêu hóa.Trẻ sơ sinh đi ngoài ra bọt

Trẻ sơ sinh đi ngoài có bọt có thể do rối loạn về tiêu hóa

  • Trong trường hợp này, mẹ không nên tự ý mua thuốc để chữa hay dùng bất kỳ mẹo dân gian nào vì có thể gây ra hiện tượng phản tác dụng. Cách tốt nhất là bố mẹ nên cho trẻ đến các cơ sở y tế để thăm khám và có sự chỉ dẫn, hỗ trợ điều trị của bác sĩ chuyên khoa kịp thời.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nguồn tham khảo

  • https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-diarrhea-causes-treatment#1

 

5/5 - (1 vote)