Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Lần đầu làm mẹ lại gặp phải tình trạng con yêu bị vàng da, mẹ hẳn sẽ có đôi chút hoang mang, lúng lúng. Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì để bé mau khỏi bệnh? Đôi khi, kiêng khem thái quá cũng không phải là tốt đâu, các mẹ nhé.

Hiện tượng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Nếu bé sơ sinh chỉ đơn thuần là vàng da sinh lý thì sẽ không xuất hiện các triệu chứng bất thường khác như bỏ bú, lừ đừ, mệt mỏi, thiếu máu, gan lách to,… Trong trường hợp này, nguyên nhân chính khiến bé bị vàng da là do sự tích tụ bilirubin.

Thông thường, nồng độ bilirubin/máu của trẻ  không vượt quá 12 mg% ở những trẻ đủ tháng và không quá 14 mg% ở các trẻ bị thiếu tháng. Tốc độ tăng bilirubin/máu cũng không vượt quá 5 mg% trong 24 giờ.

Khi trẻ bị vàng da, hồng cầu sẽ bị phá vỡ, bilirubin trong máu được sản sinh ra. Vì lượng hồng cầu ở trẻ sơ sinh được sản sinh ra mỗi ngày khá cao, đồng thời lại thường xuyên tái tạo khiến gan của trẻ chưa đủ khả năng để lọc hết bilirubin, từ đó dẫn đến chứng vàng da sinh lý.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhVàng da sinh lý là một hiện tượng phổ biến ở các bệnh nhi

Đối với các trẻ gặp phải hiện tượng vàng da bệnh lý, trẻ sẽ bị vàng da diện rộng trên cơ thể và kèm theo một số dấu hiệu bất thường khác như quấy khóc, bỏ bú, co giật,… Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh vàng da, chế độ ăn của mẹ cho con bú sẽ góp phần quan hỗ trợ giúp trẻ hết bệnh nhanh hơn, lấy lại làn da hồng hào tự nhiên.

Trẻ sơ sinh bị vàng da có nguy hiểm không?

Mẹ có thể nhận biết vàng da ở trẻ sơ sinh bằng mắt thường, ở nơi có đủ ánh sáng. Để biết con mình có vàng da hay không, hàng ngày mẹ cần kiểm tra, quan sát màu da toàn thân của bé ở nơi có đầy đủ ánh sáng.

Một số dấu hiệu rõ ràng để mẹ nhận biết trẻ có bị vàng da hay không, đó là tình trạng vàng da đậm xuất hiện sớm. Qua 1 tuần sau sinh, nếu chứng vàng da vẫn không khỏi, thậm chí mức độ vàng da rộng, thậm chí cả toàn thân và mắt thì mẹ cần cho trẻ đến ngay bệnh viện để thăm khám.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh bị vàng da còn kèm theo các triệu chứng như trẻ lừ đừ, mệt mỏi, bỏ bú, co giật,… Khi đó, nồng độ Bilirubin trong máu của trẻ cao hơn mức bình thường.

Trong trường hợp da trẻ vốn có màu đỏ hồng hoặc đen, mẹ nên ấn nhẹ ngón tay cái lên vùng da trong vài giây, sau đó buông tay ra và quan sát thì sẽ biết trẻ có vàng da hay không. Nếu trẻ thực sự bị vàng da thì sẽ thể hiện màu da vàng ở nơi vừa ấn ngón tay.

Có 2 loại mức độ vàng da ở trẻ sơ sinh với biểu hiện cụ thể như sau:

Ở những trẻ bị vàng da nhẹ sẽ có các triệu chứng như: da trẻ có màu vàng nhẹ ở mặt và thân, trẻ vẫn ngủ tốt và bú mẹ bình thường. Chứng bệnh vàng da thường xuất hiện muộn ở ngày thứ ba sau sinh.

Trẻ sơ sinh bị vàng da nặng thì sẽ xuất hiện các triệu chứng đó là da trẻ vàng sậm lan từ người đến tay chân. Kèm theo đó là hiện tượng trẻ bú kém, bỏ bú, quấy khóc. Chứng vàng da nặng sẽ hoặc xuất hiện sớm ở trẻ trong vòng 1 – 2 ngày sau sinh. Những nguyên nhân góp phần làm cho trẻ bị vàng da nặng như: trẻ sinh non tháng, khi sinh bị ngạt, nhiễm khuẩn,…

Ða số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường ở dạng nhẹ và sẽ tự khỏi sau 7 đến 10 ngày do chất bilirubin trong máu sẽ được đào thải qua phân và nước tiểu. Nếu chứng bệnh vàng da nặng ở trẻ sơ sinh không được chữa trị kịp thời thì mức độ bilirubin rất cao trong máu của trẻ có thể gây ra các tổn thương não rất nguy hiểm.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhVàng da nặng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm cho trẻ

Cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh đơn giản, hiệu quả

Với những trẻ bị vàng da sinh lý, mẹ không cần quá lo lắng vì chỉ trong khoảng 7-10 ngày hiện tượng này sẽ tự động “lặn không sủi tăm” mà không cần làm gì cả. Bên cạnh đó, nếu muốn con yêu nhanh chóng hết vàng da, mẹ có thể tắm nắng cho trẻ.

Thời gian tốt nhất để phơi nắng cho bé yêu là sáng sớm, từ 7h – 8h sáng. Mẹ hãy cởi bớt quần áo của bé sơ sinh rồi đem bé ra tắm nắng dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Hoặc cũng có thể đặt bé nằm trong một căn phòng ấm khoảng 10 phút sao cho tia nắng mặt trời rọi lên được toàn bộ cơ thể bé.

Đồng thời, cho trẻ bú là một trong những cách hiệu quả nhất để có thể giảm lượng bilirubin trong máu của trẻ. Chính vì vậy, việc thường xuyên bú mẹ có thể giúp bé giảm được các triệu chứng vàng da. Không những thế, trong sữa mẹ có chứa một số chất dinh dưỡng quan trọng cần thiết cho sự phát triển của bé.

Bên cạnh đó, cho trẻ uống sữa công thức cũng là một cách để chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Tùy thuộc vào nồng độ bilirubin trong máu của em bé nhiều hay ít, các bác sĩ có thể đề xuất cho bé sử dụng một loại sữa công thức có thành phần tương tự như sữa mẹ trong khoảng 48 giờ. Sau khi các mức bilirubin của bé đã trở lại bình thường, mẹ có thể tiếp tục cho bé bú mẹ hoàn toàn.

Riêng với vàng da bệnh lý ở trẻ, có hai phương pháp để mẹ lựa chọn, một là chiếu đèn, hai là truyền máu. Với phương pháp chiếu đèn, bé sẽ được nằm trong lồng chiếu đèn để giúp chuyển bilirubin trở thành một dạng dễ phân hủy sẽ giúp gan dễ dàng xử lý.

Nếu trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nhiễm độc bilirubin cao, các bác sĩ có thể xem xét biện pháp truyền máu để cứu bé. Khi đó, một phần máu của bé sẽ được thay thế bằng máu mới để giảm bớt nồng độ bilirubin. Hầu hết trẻ nhỏ đều đáp ứng rất tốt với cách chữa vàng da ở trẻ sơ sinh này và có thể mau chóng trở về nhà.

Trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì cho bé mau khỏi?

Nếu trẻ sơ sinh bị vàng da kéo dài, bố mẹ nên tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng của mẹ sau sinh phải khoa học, hợp lý, luôn đảm bảo đủ dưỡng chất để cho con bú.

Trên thực tế, nhiều mẹ thực hiện chế độ ăn uống kiêng cữ quá kỹ lưỡng, chỉ ăn cơm với thịt ram mặn, thịt kho tiêu hoặc tôm rang khô. Một điều thật sự sai lầm là mẹ không dám ăn các thức ăn giàu đạm, chất béo và các loại trái cây. Nếu cứ kéo dài mãi chế độ dinh dưỡng nghèo nàn như vậy, ngay mẹ cũng không đủ chất thì không thể nói đến việc trị bệnh vàng da cho con.

Chính chế độ ăn kiêng khem quá mức cũng khiến cho vị giác của mẹ giảm dần, cảm giác chán ăn, khó tiêu, dễ táo bón, mệt mỏi, thiếu năng lượng. Các bữa ăn phải đủ dinh dưỡng, ăn nhiều đồng nghĩa với việc tốt cho sức khỏe cả hai mẹ con, giúp phòng bệnh vàng da ở trẻ.

Để trả lời câu hỏi trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì, trước hết mẹ cần ăn đa dạng 4 nhóm thức ăn giàu dinh thuộc 4 nhóm chất, đó là nhóm chất bột đường, nhóm chất béo, nhóm chất đạm, nhóm vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, mẹ cần ăn thêm các loại trái cây có công dụng thải độc. Sau mỗi bữa ăn khoảng 1 – 2 tiếng, mẹ có thể ăn thêm các loại trái cây chín theo mùa như dưa hấu, bưởi, cam, bơ, táo, dứa, dưa leo,… Đây là các loại trái cây có tác dụng tăng cường khả năng lọc thận, kích thích men gan, giải độc cơ thể. Ngoài ra, chúng còn giúp cân bằng độ pH trong cơ thể mẹ để tạo điều kiện cho quá trình tiết sữa nuôi con diễn ra suôn sẻ hơn.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhMẹ cần ăn uống đủ chất và bổ sung thêm trái cây để trẻ mau khỏi bệnh

Hơn nữa, nếu chẳng mau trẻ bị mắc hội chứng vàng da, mẹ cần bổ sung các loại rau xanh lá như cải xoong, bông cải xanh, cải xoăn, bắp cải, măng tây,… Bởi lẽ, các loại rau xanh rất giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ giúp tiêu hóa tốt. Chính vì vậy, đây là thực phẩm thiết yếu trong mỗi bữa ăn của mẹ sau sinh. Ngoài ra, mẹ ăn nhiều sả, canh rong biển cũng giúp cho nguồn sữa mẹ dồi dào hơn, từ đó đẩy lui được căn bệnh vàng da ở bé.

Quan trọng hơn cả, mẹ nên duy trì việc uống 8 ly nước (tương đương 2 – 2,5 lít nước) mỗi ngày để thanh lọc cơ thể, đẩy mạnh tiêu hóa, giải độc gan, giúp sữa không bị nhiễm các chất độc hại. Trẻ bị vàng da cần được tăng cường bú mẹ để cơ thể nhanh phát triển, sớm giải phóng được hết lượng bilirubin sản sinh ra trong quá trình hồng cầu được thay mới.

Ngoài ra, một việc tưởng như đơn giản nhưng lại có nhiều lợi ích, đó là mẹ nên uống trà thảo dược. Bởi lẽ, thảo dược không chỉ giúp sản phụ nhanh chóng thải hết sản dịch ra khỏi cơ thể mà còn giúp giải độc, mát gan, thanh nhiệt, giảm mỡ máu, tăng tiết sữa. Một số loại trà thảo dược được nhiều mẹ tin dùng như trà hoa cúc, trà gừng, trà cam thảo và táo gai, trà atisô, trà mật ong và chanh,…

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhMẹ nên uống trà thảo dược để giúp đào thải bilirubin ra khỏi cơ thể bé

Một cách đơn giản khác nữa để chữa vàng da ở trẻ sơ sinh là mẹ nên dùng ít nhất 60ml nước cỏ lúa mì mỗi ngày và tích cực cho bé bú để có thể truyền sang cho bé thông qua đường sữa mẹ. Bởi lẽ, nước cỏ lúa mì có tác dụng tăng cường chất enzym ở trong gan, từ đó sẽ cải thiện chức năng gan để giúp thải nhanh sắc tố màu da cam ra khỏi cơ thể. Nếu có điều kiện, mẹ nên uống thường xuyên cho đến khi bệnh vàng da của trẻ đỡ hẳn, mờ dần đi.

Kết luận

Câu trả lời chính xác cho vấn đề trẻ sơ sinh bị vàng da mẹ nên ăn gì rất đơn giản. Mẹ chỉ cần giữ chế độ ăn đủ chất hàng ngày là đủ, không kiêng cữ quá mức khiến trẻ bị thiếu chất. Chứng vàng da sinh lý của trẻ sẽ giảm dần và hết hẳn trong vòng 24h sau sinh nếu mẹ biết cách kết hợp ăn đầy đủ các chất, rau xanh, uống đủ nước mỗi ngày.

Xem thêm:

Vàng Da Trẻ Sơ Sinh Hơn 1 Tháng Có Sao Không? Khám Ở Đâu Uy Tín

Nguồn tham khảo: 

  • https://www.marrybaby.vn/cuoc-song-cua-me/tre-so-sinh-bi-vang-da-me-nen-an-gi-de-nhanh-duoi-benh-di
  • https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-bi-vang-da-me-nen-an-gi-de-con-nhanh-het-benh-c10a340216.html
  • https://www.healthline.com/health/newborn-jaundice

 

Rate this post