Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Bệnh vàng da được coi là một bệnh kỳ lạ vì da bé mang một màu sắc khác. Nếu ba mẹ lần đầu biết đến hay gặp trường hợp này có thể sẽ rất lo lắng và muốn truy tìm nguyên nhân, triệu chứng cũng như mức ảnh hưởng của nó. Biết được nỗi băn khoăn này của nhiều cha mẹ, hôm nay chúng tôi sẽ đưa ra một bài phân tích về bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh để mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhTrẻ sơ sinh bị bệnh vàng da

Chỉ số vàng da trẻ sơ sinh

Sự xuất hiện của bệnh vàng da có sự liên quan mật thiết đến lượng bilirubin có trong máu. Đây là một loại sắc tố mật được tạo ra do quá trình thoái hóa nguyên tử sắt giữa vòng hữu cơ Porphyrin khi ở trong hồng cầu (tế bào máu). Ở một đứa trẻ bình thường, bilirubin sẽ di chuyển với lượng rất nhỏ ở trong máu. Nhưng với những trẻ bị vàng da, lượng bilirubin lúc này không còn trong trạng thái ổn định mà đã bị tăng lên nhiều hơn. Chính sự tăng lên này đã làm cho máu bé chứa quá nhiều chất này khiến cho màu da bị biến đổi, gây nên hiện tượng bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.

Để biết được lượng bilirubin có trong máu là bao nhiêu, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm và cho ra kết quả thông qua một loại chỉ số, chỉ số bilirubin. Bình thường, bilirubin sẽ được đào thải ra ngoài qua cơ quan bài tiết là gan. Nhưng đến khi hồng cầu bị lão hóa dần và yếu đi, lượng tích lũy bilirubin sẽ nhiều hơn đến mức gây nên bệnh vàng da trẻ sơ sinh. Với cơ thể còn yếu và chưa hoàn thiện của trẻ, gan trong người bé cũng sẽ chưa đủ cứng cáp để thải ra được nhiều bilirubin. Thêm vào đó, số lượng tế bào máu của trẻ cũng nhiều hơn một người trưởng thành nên càng có nhiều bilirubin thì càng khiến bé bị tích tụ nhiều chất này dẫn tới tình trạng vàng da.

Ở dạng bệnh vàng da này của bé thường bắt nguồn từ một trong hai hướng: có thể do sinh lý hoặc do bệnh lý. Với vàng da sinh lý, căn bệnh vàng da không hề gây nguy hiểm mà còn có thể tự khỏi rất nhanh sau khoảng 1 hoặc 2 tuần. Còn vàng da bệnh lý thì lại nghiêm trọng hơn. Không chỉ lâu khỏi mà còn có thể xuất hiện thêm nhiều biến chứng nguy hiểm khác nếu bệnh không được khám và chữa trị từ sớm. Khi đó, nguy cơ cao trẻ mắc bệnh Bilirubin não cấp tính là không tránh khỏi.

Dấu hiệu vàng da ở trẻ sơ sinh

Như chúng tôi đã nói đến ở trên, bệnh vàng da có thể là vàng da sinh lý hoặc vàng da bệnh lý. Ở hầu hết các trường hợp trẻ sơ sinh bị vàng da, thời điểm mà bệnh này xảy đến thường là vào ngày thứ nhất hoặc thứ hai sau khi sinh. Lý do là vì hồng cầu trong người bé bị vỡ ra tạo nên sắc tố vàng lên da bé. Đây là tình dạng của vàng da sinh lý. Với vàng da sinh lý, bé sẽ không bị nguy hiểm hay gặp phải các biến chứng. Hơn nữa, chỉ cần đợi qua 1 hay 2 tuần là da bé sẽ không còn màu vàng nữa.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhHồng cầu bị vỡ khiến cho bilirubin thoát ra ngoài gây bệnh vàng da ở trẻ

Không chỉ vậy, mẹ còn có thể nhận biết được về vàng da sinh lý của bé qua phạm vi da có màu vàng cùng việc ăn uống, sinh hoạt hằng ngày của bé. Khi do sinh lý, trẻ chỉ có vàng da vùng mặt hoặc ở riêng cổ hay ngực và cũng có thể là ở vùng bụng phía trên rốn. Thêm nữa, bé vẫn vui chơi bình thường, không hề có cảm giác lừ đừ, biếng ăn hay khó ngủ, mất ngủ, quấy khóc. Vàng da do sinh lý sẽ có lượng bilirubin dưới 12 mg% với bé sinh đủ tháng và dưới 14 mg% với bé sinh thiếu tháng.

Trường hợp còn lại là trẻ sơ sinh bị vàng da bệnh lý. Không nhẹ như vàng da sinh lý, vàng da bệnh lý lâu khỏi hơn và còn có tác động không nhỏ đến sức khỏe và sự phát triển sau này của bé. Với vàng da bệnh lý, từ khi mẹ thấy da bé có màu vàng đến khi đã được 3 tuần nhưng không hề có chuyển biến gì, bệnh cũng không khỏi. Thêm vào đó, phạm vi trải vàng không chỉ tụ lại ở một chỗ nhất định mà là lan ra toàn bộ cơ thể. Lúc này, mẹ hoàn toàn có thể thấy được lòng bàn tay, bàn chân hay thậm chí kết mạc mắt cũng đều mang một màu vàng.

Kèm theo tình trạng vàng da toàn bộ cơ thể, bé còn có các triệu chứng của chứng biếng ăn, người cứ lừ đừ, không chút khỏe mạnh, hoạt bát, đôi khi còn có các cơn co giật… Khi mẹ phát hiện ra được những dấu hiệu này và đưa đi khám, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu của bé. Sau khi có được kết quả, bác sĩ sẽ kết luận nồng độ bilirubin trong tế bào máu tăng cao hơn mức bình thường. Nếu không nhanh chóng đưa đi điều trị, bé có thể sẽ phải đối mặt với bệnh nhiễm độc thần kinh từ bilirubin, nặng hơn là bị bại não hoặc tử vong.

Nguyên nhân của bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh

Vàng da sinh lý

Nguyên nhân hàng đầu khiến cho bé sơ sinh mắc phải căn bệnh vàng da chính là sự gia tăng lượng bilirubin trong hồng cầu. Một khi các tế bào máu này bị phân hủy đi, bilirubin sẽ có cơ hội được phóng thích tạo nên sắc tố vàng trên da bé. Càng nhiều hồng cầu vỡ thì càng có nhiều bilirubin. Tuy nhiên, lượng bilirubin này sẽ không nằm im mà sẽ chuyển đến ruột rồi được gan thải ra ngoài theo quá trình bài tiết thông thường. Nhưng với khả năng còn yếu của gan trẻ sơ sinh, lượng bilirubin có thể đào thải được là không nhiều và chậm nên lại càng khiến do chất này bị tích tụ khá nhiều.

Nếu như trẻ chỉ bị vàng da sinh lý thì khả năng hồi phục không phải là điều khó khăn. Mẹ vẫn có thể cho bé ăn uống đầy đủ, có thể ăn nhiều thêm và chăm sóc cẩn thận, đúng cách thì sau 1-2 tuần, bệnh vàng da của bé sẽ không còn nữa. Có thể bạn sẽ thắc mắc rằng sao bệnh vàng da này không hề xuất hiện khi bé mới sinh để biết được sớm mà phải là vài ngày sau đó? Lý do chính là khi còn là thai nhi, nhờ sự trợ giúp từ cơ thể mẹ, bilirubin trong người bé đã được thanh lọc đi hết. Nhưng khi ra đến môi trường bên ngoài, trẻ sẽ phải hoàn toàn tự làm việc này. Vì gan chưa được tốt nên mới khiến cho nhiều bilirubin bị ứ đọng lại.

Vàng da bệnh lý

Ngoài vấn đề gan, vàng da còn có thể do sự rối loạn hoạt động của cơ thể. Lúc này, bệnh vàng da sinh lý đã chuyển thành vàng da bệnh lý. Thời điểm mà nó xuất hiện cũng không giống với vàng da sinh lý, có thể là sớm hơn hoặc muộn hơn. Với vàng da bệnh lý, trẻ có thể có các triệu chứng từ các bệnh hoặc sức khỏe gặp bất thường như thiếu enzyme, máu của mẹ và con không tương thích, bị nhiễm trùng ở một bộ phận nào đó bởi virus hoặc vi khuẩn có hại, xuất huyết nội, tế bào máu không phát triển được bình thường, máu bị nhiễm trùng hoặc gan có vấn đề.

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhBất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé có thể gây ra vàng da bệnh lý

Không những thế, vàng da bệnh lý còn dễ xảy đến khi bé bị sinh non hoặc bị thương trong lúc sinh. Vì khi sinh non, gan bé còn chưa đủ khả năng lọc chất, mỗi bữa cũng đều bú ít sữa và không đi tiểu nhiều nên bilirubin càng không có cơ hội đưa ra ngoài. Còn nếu trẻ mà bị thương khi sinh thì càng dễ bị vỡ hồng cầu nhiều khiến cho bilirubin chứa sắc tố vàng phóng ra nhiều hơn. Cho nên, bé sẽ mắc phải bệnh vàng da này.

Trẻ sơ sinh bị vàng da phải làm sao?

Mẹ muốn chữa trị bệnh vàng da ở trẻ được hiệu quả thì cần phải biết được bé là đang bị vàng da sinh lý hay vàng da bệnh lý. Để nhận ra được mẹ có thể dựa vào thời gian mà nó xuất hiện. Vàng da sinh lý thường có sau 1 hoặc 2 ngày bé chào đời nhưng bệnh lý sẽ sớm hơn hoặc có thể muộn hơn thời điểm này. Bên cạnh đó, việc quan sát các biểu hiện của bé sẽ càng giúp mẹ thấy rõ hơn.

Nếu như da bé màu vàng nhạt và chỉ có ở một trong những nơi như cổ, ngực hoặc phần bụng trên rốn. Hơn nữa, ăn uống ngủ nghỉ của bé vẫn bình thường: ăn ngon, ngủ ngon, ăn được nhiều, vui đùa khỏe mạnh, không khóc thì đây là vàng da sinh lý. Còn với vàng da bệnh lý, màu vàng trên da bé sẽ đậm hơn, không chỉ có cổ, ngực hay bụng mà cả người trẻ đều là màu vàng. Khi ăn, bé không chịu bú sữa, cơ thể yếu ớt dần đi, hay lừ đừ, co giật và có thể bị sốt. Ngoài ra, khi bé đi vệ sinh mẹ có thể thấy nước tiểu màu vàng còn phân có thể là màu vàng hoặc bạc màu.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Ngoài 3 Món Sau Đây

Khi đã xác định được rõ ràng, mẹ sẽ có thể áp dụng các cách như:

  • Cho bé tắm nắng sớm hằng ngày
  • Cho bé bú sữa nhiều hơn và uống đầy đủ nước

Vàng Da Ở Trẻ Sơ SinhBé bú sữa mẹ nhiều sẽ cung cấp được nhiều dưỡng chất hơn, tăng sức khỏe và nhanh khỏi bệnh

  • Bản thân mẹ cũng cần ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để cơ thể và sữa mẹ đều có đủ chất. Khi bé bú sữa cũng theo đó mà cung cấp thêm cho cơ thể.

Nếu bé chỉ bị vàng da sinh lý thì sau một thời gian chăm sóc bệnh của bé sẽ tự động biến mất. Nhưng khi trẻ bị vàng da bệnh lý, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để chữa trị cho đúng. Lúc này, bác sĩ có thể sử dụng phương pháp chiếu đèn hoặc truyền máu cho bé tùy vào mức độ tăng của bilirubin. Song song với việc điều trị thì mẹ cũng nên chăm sóc bé như trên.

Vàng da ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không và bao lâu thì hết?

Bệnh vàng da có gây nguy hiểm cho trẻ hay không là còn tùy vào loại vàng da mà bé mắc phải. Trong trường hợp bé chỉ bị vàng da sinh lý thì bé sẽ không gặp nguy hiểm. Nhưng vàng da bệnh lý chắc chắn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khi chữa trị muộn. Việc không cho bé đi khám và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nhiễm trùng thần kinh, bilirubin não cấp tính, bệnh bại não hoặc tử vong.

Vậy vấn đề vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết thì sao? Thời gian khỏi bệnh của bé là không thể tính toán chính xác được vì mỗi cơ thể sẽ có thể trạng khác nhau. Ở vàng da sinh lý, các chuyên gia thấy rằng bé nào sinh đủ tháng thì khỏi sau 1 tuần còn thiếu tháng thì khỏi sau 2 tuần nhưng cái này chỉ là dự đoán, không thể chắc chắn. Còn vàng da bệnh lý thì sẽ phụ thuộc vào cách chữa và mức độ hồi phục của từng bé.

Xem thêm:

Vàng Da Trẻ Sơ Sinh Hơn 1 Tháng Có Sao Không? Khám Ở Đâu Uy Tín

Kết luận

Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh có thể được coi là bệnh nguy hiểm, nhất là khi bé bị vàng da bệnh lý. Do đó, ba mẹ cần chú ý, quan tâm bé sát sao hơn để kịp thời phát hiện tình trạng chuyển biến nặng của bệnh để có thể điều trị từ sớm. Như vậy, bé sẽ có thể lớn khỏe mỗi ngày, bố mẹ cũng yên tâm hơn.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Khò Khè, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị

Nguồn tham khảo

  • https://www.marrybaby.vn/benh-tre-em/bieu-hien-vang-da-o-tre-so-sinh-bao-hieu-benh-ly-nguy-hiem
  • https://familydoctor.org/condition/infant-jaundice/
  • https://vicare.vn/bai-viet/chi-so-bilirubin-va-benh-vang-da-o-tre-so-sinh/

 

5/5 - (4 votes)