Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, rướn người và giật mình trong những tháng đầu sau sinh là một hiện tượng sinh lý tự nhiên, bình thường. Thế nhưng, trẻ bị gồng người và giật mình khá thường xuyên thì bố mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và cách điều trị dứt điểm tình trạng này nhé.

Tại sao trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình?

Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình và giật mình, chủ yếu như:

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình do sinh lý

Chỗ ngủ của trẻ được đặt ở nơi quá sáng, không được thoải mái, không ấm áp hoặc xung quanh có nhiều âm thanh, tiếng ồn lớn làm ảnh hưởng đến giấc ngủ, khiến cho trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình.

Do trẻ được bố mẹ cho bú quá no hoặc có thể trẻ đang đói bụng: Dạ dày của trẻ sơ sinh rất nhỏ, mỗi lần bé chỉ bú được 1 lượng sữa tương đối ít. Do vậy, trẻ rất mau đói và cũng rất mau no. Cả hai yếu tố trên đều khiến cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, rướn người và đỏ mặt, quấy khóc.

Trẻ sơ sinh vặn mình và giật mìnhQuá đói hay quá no cũng khiến cho trẻ sơ sinh hay vặn mình

Khi trẻ đi tiểu hoặc đại tiện thường hay phải vặn mình và rặn nhằm dùng sức để tống được hết các chất thải ra ngoài.

Do tã của trẻ bị ướt hoặc bố mẹ quấn khăn, quần áo quanh người trẻ quá chặt khiến cho trẻ cảm thấy bức bí, khó chịu.

Môi trường xung quanh khi trẻ chơi không được thoải mái với trẻ cũng khiến bé hay bị vặn mình, chẳng hạn như tiếng ồn quá lớn hay ánh sáng quá chói, thời tiết quá nóng hay quá lạnh,… cũng đều có thể làm trẻ sơ sinh hay bị giật mình hoảng hốt khi thức.

Thông thường, các nguyên nhân sinh lý như trên khiến cho trẻ sơ sinh hay vặn mình, rướn người, gồng mình khi ngủ. Đó là biểu hiện tự nhiên, bình thường của bé, tình trạng này sẽ kéo dài trong vòng một vài phút và sẽ tự hết. Đôi khi hiện tượng này kéo dài hơn, nếu như mẹ không phát hiện ra kịp thời thì trẻ sẽ khóc.

Trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình do bệnh lý

Trào ngược dạ dày là một trong những bệnh lý phổ biến khiến cho trẻ sơ sinh hay giật mình khóc thét khi ngủ.

Do trẻ sơ sinh bị mắc các bệnh lý về gan như vàng da sinh lý làm cơ thể trẻ sản sinh hàm lượng bilirubin quá mức. Khi đó, não bộ của trẻ sẽ bị tổn thương và điều này gây ra tình trạng co giật, hoảng hốt ở trẻ sơ sinh.

Hạ canxi máu: Trẻ sơ sinh là một trong những đối tượng rất dễ gặp phải chứng hạ canxi máu. Khi trẻ bị hạ canxi máu, mẹ sẽ thấy trẻ có các biểu hiện như: dễ bị kích động, hay quấy khóc về đêm, ngủ không ngon giấc, hay vặn mình và rướn người, đỏ mặt tía tai khi ngủ.

Trẻ sơ sinh vặn mình và giật mìnhTrẻ sơ sinh hay vặn mình có thể do nguyên nhân bệnh lý

Các bệnh lý của trẻ liên quan đến hệ thần kinh như rối loạn hệ thần kinh bẩm sinh, tổn thương dây thần kinh,… cũng là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh hay bị giật mình khóc thét, hay vặn mình, oằn người khi ngủ.

Khi da của trẻ bị tổn thương như ngứa ngáy, nóng rát hoặc lỗ tai của trẻ bị côn trùng chui vào gây khó chịu cũng khiến trẻ bị vặn mình.

Biện pháp xử lý khi trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình

Hiện tượng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khi ngủ dù là vì nguyên nhân sinh lý hay bệnh lý thì cũng ít nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ cũng như sức khỏe của trẻ. Để hạn chế tối đa tình trạng này, các bậc cha mẹ có thể tham khảo những phương pháp sau:

  • Tạo cho không gian ngủ của trẻ được yên tĩnh, thoải mái, nhiệt độ trong phòng ngủ của trẻ phải vừa đủ, không được để quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình vừa đủ, không nên để trẻ bú quá no hoặc quá đói.
  • Sử dụng các loại tã bỉm phù hợp với làn da của trẻ. Đặc biệt, cha mẹ cần lựa chọn các loại tã mềm mại, êm ái, có độ thấm hút tốt để tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thông thoáng tối đa khi ngủ.
  • Thay tã, bỉm cho trẻ thường xuyên, không nên “lười biếng” mà để tã của con quá ẩm ướt.
  • Mặc các loại quần áo rộng rãi, chất liệu thoáng nhẹ như cotton để trẻ có được một giấc ngủ sâu và ngon hơn.

Trẻ sơ sinh vặn mình và giật mình

Tạo cho không gian ngủ của trẻ được yên tĩnh, thoải mái

  • Vệ sinh phòng ngủ trẻ sạch sẽ, giặt giũ chăn nệm trẻ thường xuyên, để trẻ không bị ngứa ngáy, khó chịu.
  • Khi thấy trẻ sơ sinh hay giật mình hoảng hốt, mẹ có thể ôm chặt bé vào lòng, vỗ về, hát ru, vuốt ve, âu yếm,… để cho trẻ có cảm giác được an toàn, được che chở trong khi ngủ.
  • Thường xuyên tiến hành tắm nắng cho trẻ, đặc biệt nên tắm nắng cho trẻ thường xuyên vào buổi sáng. Khi đó, ánh sáng dịu nhẹ sẽ giúp cho trẻ được bổ sung hàm lượng vitamin D và canxi cần thiết cho cơ thể.
  • Mẹ cho bé bú cũng cần có chế độ ăn uống hợp lý. Chú ý phải bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, tránh tình trạng ăn kiêng, sợ béo vì nguồn dinh dưỡng của trẻ sơ sinh lúc này hoàn toàn dựa vào nguồn sữa mẹ. Do đó nếu người mẹ không có đủ chất dinh dưỡng sẽ khiến trẻ bị thiếu chất, đặc biệt là thiếu canxi và vitamin, làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện cả về thể chất cũng như tinh thần của trẻ.

Các mẹo dân gian cực hay hạn chế tình trạng trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình

Nếu trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình khi ngủ thường xuyên sẽ khiến cho con dễ bị nôn trớ, chậm tăng cân, còi cọc. Bởi lẽ, mất ngủ sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển bình thường của bé. Để chữa trị hiện tượng vặn mình cho trẻ sơ sinh khi ngủ mà không cần đi bác sĩ, bố mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian dưới đây nhé:

Dùng lá trầu không đem hơ nóng lên đắp cho trẻ:

  • Với cách này, bố mẹ hãy chọn một vài lá trầu không (loại lá bánh tẻ) rồi cho vào bếp than, hơ cho nóng. Sau đó, đắp lên trên các vùng da bụng, lưng của bé khi con yêu mới vừa được sinh ra.
  • Lá trầu không sẽ có tác dụng rất tốt trong việc giúp giữ ấm, kháng viêm, sát khuẩn ngoài da cho trẻ sơ sinh. Bằng cách đắp lá trầu không lên người của trẻ sơ sinh như trên sẽ giúp bé hết khóc đêm, lại chữa được vặn mình một cách hiệu quả.

Chữa mẹo cho trẻ bằng dây thừng:

  • Trong dân gian từ lâu đã lưu truyền cách chữa mẹo để chữa cho trẻ em hết vặn mình khi ngủ. Đó là bố mẹ hãy cắt một đoạn dây thừng (dây cột bò) rồi vứt vào dưới gầm giường bé nằm.
  • Dân gian thường tin rằng việc vứt đoạn dây thừng vặn vẹo xuống dưới gầm giường sẽ giúp cho bé hạn chế được tình trạng vặn mình và gồng người đỏ mặt.

Chữa vặn mình bằng chanh và lòng trắng trứng gà:

  • Với cách này các mẹ cần chuẩn bị từ 1 – 2 thìa nước cốt chanh rồi đem trộn với lòng trắng trứng gà để tạo thành một hỗn hợp sền sệt. Sau đó, dùng hỗn hợp đó thoa đều  lên lưng và cả khắp người bé.
  • Cứ để như vậy trong khoảng 10 phút rồi tắm thật sạch cho bé bằng nước ấm là xong. Phương pháp này mẹ chỉ cần áp dụng từ 2 – 3 ngày trước khi bé ngủ khoảng 2 tiếng là có thể mang lại hiệu quả tức thì, giúp cho bé ngủ sâu và ngon hơn.

Tắm bằng nước lá đậu ván:

  • Dùng nước lá đậu ván vò nát hoặc nấu sôi rồi để nguội đem tắm cho trẻ sơ sinh cũng là một phương pháp chữa vặn mình hiệu quả.
  • Lá đậu ván tính mát, có khả năng sát khuẩn, chống viêm,… nên sẽ giúp cho trẻ sạch các sợi lông măng và vi khuẩn gây ngứa trên cơ thể. Từ đó, bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn.
  • Tuy nhiên, khi tắm cho bé, bố mẹ cần chú ý lau rửa nhẹ nhàng, tránh chà xát quá mạnh sẽ gây tổn thương cho làn da non nớt của con yêu nhé.

Dùng đọt chuối tiêu: Theo dân gian, bố mẹ dùng có thể 7 (đối với trẻ em trai) hoặc 9 (đối với trẻ em gái) đọt non của cây chuối tiêu rửa sạch rồi vò nát cho vào chậu nước ấm hoặc đun nước sôi để nguội rồi đem tắm cho bé sơ sinh. Làm như vậy vài lần/ tuần sẽ giúp bé ngủ sâu và ngon hơn, không còn giật mình, quấy khóc giữa đêm nữa.

Trẻ sơ sinh vặn mình và giật mìnhVỗ về, vuốt ve để giúp trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn

Khi nào cần đưa trẻ hay vặn mình, giật mình đi gặp bác sĩ?

  • Có rất nhiều bố mẹ thường nghe những mẹo chữa dân gian và áp dụng vào chữa cho bé mà không biết rõ nguyên nhân gây bệnh. Khi trẻ có những biểu hiện sau đây cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay:
  • Trẻ bị hạ canxi máu: Với biểu hiện dễ thấy đó là tăng kích thích thần kinh cơ, trẻ dễ bị kích thích, hay giật mình, ngủ không yên giấc, rướn mình kèm thêm các biểu hiện khác như đổ mồ hôi trộm, nôn mửa, hay nấc, rụng tóc, quấy khóc và chậm lên cân,… thì bố mẹ cần phải đưa trẻ đi gặp bác sĩ ngay.
  • Nếu tình trạng da của trẻ bị tổn thương không rõ nguyên nhân thì cha mẹ cũng nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám và có những biện pháp xử lý phù hợp.
  • Trẻ sơ sinh biếng ăn, ăn không ngon, sút cân, vặn mình khó ngủ và hay quấy khóc về đêm thì cha mẹ cũng cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và có cách xử lý kịp thời.

Kết luận

Để con yêu có được giấc ngủ ngon, không quấy khóc, các bậc cha mẹ cần phải tìm hiểu rõ các lý do khiến trẻ sơ sinh hay vặn mình và giật mình, ngủ không sâu giấc. Từ đó, tìm ra phương pháp chữa trị cho trẻ một cách hiệu quả nhất, giúp trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Nguồn tham khảo:

  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/nhi/ly-do-tre-so-sinh-ngu-hay-ruon-nguoi-giat-minh-khong-sau-giac/?link_type=related_posts
  • https://www.huggies.com.vn/cham-soc-be/cham-soc-suc-khoe-cho-be/tre-so-sinh-hay-van-minh-gong-minh-khi-ngu
  • https://www.webmd.com/parenting/baby/why-baby-cries#1

 

3.3/5 - (3 votes)