Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít khiến bố mẹ không khỏi lo lắng, không biết tình trạng này có gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé hay không? Thực ra, tùy từng thời điểm cũng như thời gian ngủ, lượng thức ăn mà điều này sẽ có lợi hoặc bất lợi cho trẻ. Bố mẹ hãy đọc ngay bài viết dưới đây để nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh theo từng tuần tuổi nhé.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ítKhông cần quá lo lắng khi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít

Nhu cầu ăn uống, sinh hoạt của trẻ sơ sinh khác hẳn với người lớn. Việc bé sơ sinh ngủ nhiều bú ít cũng không có quá nhiều điều đáng lo ngại khi trẻ mới ra đời. Thời gian này, cơ thể trẻ đang dần thích nghi với môi trường mới. Trẻ ngủ từ 3-4 tiếng/ lần là chuyện bình thường. Điều này có những lợi ích như:

  • Giúp cơ thể phát triển: Khi bé ngủ, não bộ sẽ tiết ra hooc môn tăng trường để bé phát triển, lớn nhanh hơn và khỏe mạnh.
  • Não bộ phát triển: Với những bé ngủ đủ giấc, não bộ sẽ phát triển hơn, tăng khả năng ghi nhớ, giúp bé thông minh hơn.
  • Tăng đề kháng cho hệ miễn dịch: Khi trẻ ngủ sâu giấc, trẻ sẽ có hệ miễn dịch khỏe hơn và nhờ đó, bé cũng ít khi bị ốm.
  • Luôn vui vẻ: Khi thiếu ngủ, bé thường hay cáu gắt, bực bội và mệt mỏi. Nhưng nếu bé được ngủ đủ giấc, tinh thần thoải mái, bé sẽ cười nhiều hơn.

Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ nhiều hơn 4 tiếng/ lần, có trẻ ngủ liền một mạch qua đêm thì có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. Bé có thể gặp phải những triệu chứng sau:

  • Mất nước: Do trẻ sơ sinh ngủ nhiều, bú ít nên cơ thể có thể bị mất nước, mệt mỏi
  • Sốt: Khi cơ thể ăn quá ít, ngủ quá nhiều, trẻ bị thiếu chất, thiếu nước có thể sinh ra hiện tượng sốt
  • Bệnh viêm màng não: Nguy hiểm hơn, trẻ ngủ nhiều, bú ít có thể là biểu hiện của bệnh viêm màng não. Nếu không để ý sẽ dẫn tới hậu quả khó lường.

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bú ít ngủ nhiều có cần lo lắng?

Có thể nhiều bố mẹ không biết, trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi hầu như ngủ suốt ngày đêm, không kể giờ giấc. Nguyên nhân là do bé vẫn có thói quen giống như khi nằm trong bụng mẹ, cơ thể bé sau khi ra ngoài môi trường mới cần được phục hồi dần. Bên cạnh đó, có thể bé bị buồn ngủ do ảnh hưởng của thuốc gây mê khi mẹ đẻ em bé.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ítKhi trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít nên đánh thức bé dậy cho bé ăn

Chính vì bé ngủ nhiều nên nhu cầu bú sữa cũng ít. Ngay cả việc ăn cũng khiến bé mệt mỏi. Bé chỉ muốn ngủ và không muốn ai đánh thức mình. Khi trẻ đang ngủ, có nghĩa bé đang tiết kiệm năng lượng và sinh ra các hormone phát triển…

Khi bé ngủ, dù cữ ngắn hay dài, mẹ cũng nên đặt bé ngủ ngay ngắn trên giường. Không nên để đồ trang trí, chăn màn, gối nhiều ở giường vì có thể khiến bé gặp nguy hiểm.

Bé cũng hay bị lẫn lộn giữa ngày và đêm nên mẹ hãy tạo thói quen cho bé ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Hạn chế đánh thức bé dậy, trừ khi con có nhu cầu ăn hoặc thay tã. Hãy để phòng của bé tối hơn chỉ với một bóng đèn ngủ lờ mờ. Ban ngày mẹ cho ánh sáng vào phòng. Như vậy, bé sẽ dần phân biệt được đâu là ban ngày, đâu là ban đêm. Khi bé ngủ vào ban đêm, không nên hát ru giữa đêm khi bé thức giấc, không nói chuyện thì bé sẽ dễ đi lại vào giấc ngủ hơn.

Mặc dù vậy, nhiều bố mẹ lầm tưởng ban ngày bé ít ngủ thì ban đêm bé sẽ ngủ ngon giấc hơn. Thực tế không hẳn vậy, giấc ngủ ngon vào ban ngày, không quá nhiều sẽ tạo tiền đề cho một giấc ngủ đêm ngon và sâu hơn. Do đó, bé cần được ngủ đủ cả ngày lẫn đêm các mẹ nhé.

Về chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi. Trong vòng một tháng đầu, bạn cần cho bé bú bất cứ lúc nào bé đói nhưng thông thường là từ 1,5 giờ đến 2 giờ vào ban ngày và 3,5 đến 4 giờ vào ban đêm cho một cữ bú, từ 8-12 cữ trong vòng 24 giờ một ngày.

Trung bình một em bé sơ sinh 1 tuần tuổi sẽ cần được cung cấp 300 đến 400ml/lần. Do dạ dày của bé nhỏ nên thường xuyên nhanh đói. Bé lại ham ngủ nhiều nên nếu bé ngủ quá lâu, hơn số giờ vừa nói trên, mẹ hãy đánh thức trẻ dậy và cho bé ăn nhé.

Trong tháng đầu sơ sinh, khoảng thời gian thức giữa hai giấc ngủ của em bé trung bình là từ 30 phút đến 1 giờ. Do nhu cầu của các bé là khác nhau, nên có bé thời gian thức sẽ ít hơn làm các giấc ngủ như liên tiếp nhau, làm chúng ta thấy trẻ sơ sinh ngủ nhiều. Ở khoảng thời gian này, mẹ nên trò chuyện với bé nhiều và cho bé bú.

Nói chung, việc chăm sóc một đứa trẻ mới ra đời không quá khó khăn như mẹ nghĩ. Để giúp trẻ làm quen với môi trường sống mới, mẹ hãy “uốn” bé từ từ để bé dần thích nghi. Giúp trẻ hình thành thói quen tốt thì bạn sẽ chăm sóc bé dễ dàng, không vất vả.

Trẻ sơ sinh 2 tháng ngủ nhiều bú ít

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ rất quan trọng, góp phần trong quá trình phát triển thể chất và trí tuệ sau này. Trung bình trẻ sơ sinh từ 1-12 tháng tuổi có giấc ngủ dài và thường kéo dài vào ban đêm. Do đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn tốt đối với trẻ.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ítĐừng đánh thức bé dậy nếu bé ngủ chưa đủ giấc

Nhiều mẹ thấy con đã được 2 tháng nhưng vẫn ngủ nhiều, bú ít thì lo lắng trong lòng, mất ăn mất ngủ. Mẹ yên tâm nhé, theo nghiên cứu thì trong khoảng 3 tháng đầu đời, một ngày bé sẽ ngủ trung bình khoảng 15 tiếng, trong đó số tiếng ngủ ban đêm sẽ gấp đôi thời gian ngủ ngày. Thậm chí, có bé ngủ trọn đêm, một số bé lại thức dậy 2 tiếng/lần.

Nếu trẻ bú ít ngủ nhiều mà vẫn phát triển khỏe mạnh thì bạn không cần lo lắng. Không cần đánh thức bé dậy khi bé đang ngủ. Nếu cơ thể bé cảm thấy ngủ đủ, thoải mái, bé sẽ tự thức dậy.

Tuy nhiên, nếu trẻ ngủ quá nhiều, bú ít mà mỗi lần bú lại tỏ ra cáu gắt, ăn không ngon miệng, cơ thể mệt mỏi thì bạn cần phải thay đổi chế độ ăn ngủ, sinh hoạt của trẻ. Nếu không, bé sẽ dần ốm yếu, còi cọc, suy giảm hệ miễn dịch, thiếu dinh dưỡng….

Về chế độ ăn uống của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, theo các chuyên gia dinh dưỡng, trung bình mỗi trẻ sẽ uống khoảng 90-120ml/lần. Ngày ăn 4-5 lần. Mỗi trẻ sẽ có nhu cầu ăn uống khác nhau. Nếu trẻ đói sẽ đòi ăn bằng cách khóc, cáu, há miệng, mút tay…

Nếu trẻ ăn quá ít so với tiêu chuẩn trung bình đó thì bạn cần đánh thức bé dậy để cho bé ăn. Không nên để cho trẻ ngủ li bì mà không ăn uống gì. Nhưng mẹ cũng nên nhớ, hạn chế đánh thức bé vào ban đêm nếu bé không có nhu cầu ăn nhé.

Với trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ cần lưu ý không nên cho bé bú nằm có thể khiến bé bị sặc, gây nguy hiểm. Mẹ cũng không nên cho trẻ bú quá no sẽ khiến bé khó chịu. Khi cầm bình bú, nên nghiêng bình để bé bú dễ dàng, không khí không lọt vào mồm gây đầy bụng. Khi no, bé sẽ tự nhả vú.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít phải làm sao?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ítTrẻ sơ sinh ngủ đủ giấc và ăn đủ bữa sẽ nhanh lớn, thông minh

Để biết trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có ảnh hưởng gì tới sức khỏe của trẻ hay không, bố mẹ nên nắm được thời gian ngủ theo tiêu chuẩn trung bình của trẻ.

  • Với trẻ sơ sinh đến 8 tuần tuổi: giấc ngủ kéo dài từ 24 tiếng/lần. Một ngày trẻ có thể ngủ từ 16 đến 18 tiếng.
  • Với trẻ sơ sinh từ 2 tháng tuổi tới 6 tháng tuổi: trẻ có thể ngủ từ 14 16 tiếng/ngày.
  • Với trẻ sơ sinh từ 6 tháng đến 1 tuổi: trẻ có thể ngủ 14 tiếng/ngày.

Trẻ sơ sinh có giấc ngủ khác với người lớn. Chu kì ngủ chỉ từ 20-50 phút. Mỗi chu kỳ sẽ có 2 giai đoạn ngủ sâu và ngủ động. Trong đó, giai đoạn ngủ động chiếm tới 50% thời gian chu kỳ ngủ. Vì thế, mỗi trẻ sẽ có 10-15 phút ngủ sâu, còn lại bé sẽ ngủ động. Một giấc ngủ 2-4 tiếng sẽ có nhiều chu kỳ như vậy.  Trong gia đoạn ngủ sâu, bạn có thể lay người bé cũng không dậy. Nhưng nếu ở giai đoạn ngủ động, bạn chỉ cần tạo chút tiếng động cũng khiến bé giật mình. Có thể nói, giấc ngủ cực kì quan trọng. Nếu ngủ ngon và đủ giấc sẽ giúp cho trẻ khỏe hơn, thông minh hơn, học hỏi tốt hơn và lớn nhanh hơn.

Nói chung, trẻ sơ sinh dưới 3 tháng ngủ nhiều, bú ít là chuyện bình thường. Thời gian này, bé vẫn còn chưa quen với môi trường bên ngoài. Nếu trẻ ngủ quá nhiều hoặc ăn quá ít so với tiêu chuẩn mà các nhà dinh dưỡng đưa ra thì bạn mới cần phải lo lắng. Hoặc trong thời gian nuôi trẻ, trẻ ăn ít, ngủ nhiều khiến tinh thần mệt mỏi, cáu gắt, người sút cân, hay ốm thì mẹ cần thay đổi giờ giấc ăn ngủ của trẻ.

Khi trẻ ngủ quá lâu (quá 4 tiếng), hãy đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú. Bạn có thể đánh thức bé bằng cách chạm nhẹ vào má, bỏ lớp chăn quấn bên ngoài, dùng một chiếc khăn ấm lau lên tay, chân, cho miệng bé sát vào ti mẹ, bé sẽ dần tỉnh ngủ.

Khi trẻ bú một lần quá ít, mẹ có thể chia làm nhiều cữ bú. Có thể 2 tiếng mẹ cho bé bú một lần. Một ngày 24 tiếng mẹ chia làm 12 lần bú. Như vậy, bé vẫn đảm bảo được lượng sữa tiêu chuẩn cần nạp vào cơ thể mỗi ngày.

Khi trẻ được 2- 3 tháng tuổi trở lên, mẹ có thể tập cho con thói quen ăn ngủ đúng giờ. Một ngày ăn bao nhiêu bữa, ngủ mấy tiếng/lần. Đêm ăn bao nhiêu bữa, ngủ mấy tiếng/lần. Giúp con phân biệt đâu là ngày, đâu là đêm. Từ đó, bố mẹ sẽ chăm con một cách nhàn hạ hơn mà con vẫn phát triển khỏe mạnh.

Kết luận

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít tùy theo lượng thức ăn cũng như số tiếng ngủ/ngày, độ tuổi của trẻ mà bố mẹ mới có thể đánh giá được con ngủ như vậy có nhiều quá không, con ăn như vậy có ít quá không. Chưa kể mỗi trẻ lại có một chế độ sinh hoạt, hệ tiêu hóa, hấp thu thức ăn khác nhau. Nếu trẻ ngủ li bì, ăn quá ít so với tiêu chuẩn, sức khỏe giảm sút thì bạn có thể nhờ bác sĩ tư vấn cũng như thay đổi dần chế độ ăn uống, sinh hoạt của con.

Xem thêm:

Trẻ 3 Tháng Tuổi Ngủ Mấy Tiếng Một Ngày Là Bình Thường

Nguồn tham khảo:

https://eva.vn/lam-me/tre-so-sinh-ngu-nhieu-me-phai-lam-sao-c10a379044.html

https://www.medicalnewstoday.com/articles/322565.php

Rate this post