Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi có gì khác biệt so với chăm sóc trẻ tháng đầu? Cần lưu ý những gì trong giai đoạn này? Tất cả sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ, các mẹ nhé!
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi đã phát triển như thế nào?
Để chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, mẹ cần biết con yêu đã phát triển vượt bậc như thế nào. Trẻ sơ sinh được 2 tháng tuổi giai đoạn khoảng 4 tuần tuổi có thể phát ra những âm thanh bi bô, ríu rít, lảnh lót để giúp bé thể hiện cảm xúc. Một số bé con đã bắt đầu biết thét la và cười đùa.
Mẹ nên đáp lại những biểu hiện đó và trò chuyện với bé. Trò chuyện chính là cách giúp cho trí não của bé nhận thức và phát triển tốt hơn.
Bé 2 tháng tuổi đã có những bước phát triển rõ rệt hơn từ khi mới sinh
Chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đạt chuẩn lúc này là:
- Với bé trai: Cân nặng từ 4,3 6,0 kilôgam, chiều cao từ 55,5 – 60,7.
- Với bé gái: Cân nặng từ 4,0 5,4 kilôgam, chiều cao từ 54,5 – 59, 2.
Trong giai đoạn 2 tháng tuổi, bé sơ sinh cần ngủ trung bình 15 – 17 giờ/ ngày. Trong đó, bé sẽ ngủ khoảng 8 – 10 giờ vào ban đêm và từ 6 – 7 giờ/ ngày. Bé có thể ngủ được ở bất cứ đâu. Trung bình mỗi giấc ngủ của bé sẽ kéo dài từ 1 3 tiếng. Thông thường, bé 2 tháng tuổi sẽ có dấu hiệu buồn ngủ khoảng 30 phút đến 1 tiếng sau khi ăn và đây là thời điểm thích hợp để mẹ đặt bé vào võng hoặc vào nôi để ru cho bé ngủ.
Khi bước sang tháng thứ 2, bé sơ sinh đã bắt đầu biết thể hiện nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, chẳng hạn như hài lòng, không hài lòng hay mong đợi. Ở thời điểm này, bé cũng đã bắt đầu cảm nhận được sự dỗ dành, vỗ về của cha mẹ, hay nhận ra những giọng nói thân quen.
Bé cảm nhận được và rất thích được ẵm bồng và bắt đầu biết cười đùa với người khác. Bé sẽ cố gắng nhìn vào gương mặt của bố mẹ. Bé đã biết chú ý tới khuôn mặt của mọi người.
Bé đã bắt đầu dõi mắt theo những đồ vật chuyển động xung quanh và nhận ra người quen ở khoảng cách nhất định. Bắt đầu thể hiện cảm xúc của mình khi buồn chán, tức giận,… bằng cách khóc, quấy.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi: Những điều cần biết
Cho bé bú theo nhu cầu
Nuôi con bằng sữa mẹ cực kỳ tốt cho sức đề kháng của trẻ sơ sinh và mẹ cũng chú ý bổ sung một cách đầy đủ các chất dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, các loại thực phẩm có chứa nhiều đạm, protein,… để trẻ có thể hấp thụ đủ chất và phát triển được tốt hơn.
So với các bé mới sinh, thời gian bú của bé 2 tháng tuổi cũng sẽ dài hơn. Bé cũng cần bú thành nhiều cữ hơn. Với những bé đang bú mẹ, bạn có thể cho bé bú cả 2 bầu ngực 1 lần bú mới đủ được.
Bé được 2 tháng đã có thể tự cảm thấy đói và khóc đòi bú, nhưng vẫn chưa thật sự biết tỉnh dậy để đòi bú nếu đang ngủ. Vì vậy cứ sau từ 2 3 giờ mẹ nên đánh thức bé dậy để cho bú. Mẹ nên cho bé bú đồng đều cả 2 bên bầu ngực, bú hết 1 bầu rồi mới chuyển sang bầu vú bên kia.
Giai đoạn 2 tháng tuổi, bé có thể vẫn cần phải bú đêm, cứ khoảng 5 6 giờ đồng hồ, mẹ cần cho bé bú 1 lần.
Cho bé 2 tháng tuổi ngủ đủ giấc
Thời gian ngủ của bé yêu trong tháng thứ 2 sau sinh có xu hướng kéo dài hơn. Bé có thể ngủ một giấc ngủ ngắn khoảng 1 3 tiếng vào ban ngày và 1 giấc ngủ dài hơn, từ 9 12 tiếng vào ban đêm. Điều này cũng hoàn toàn bình thường, mẹ cũng không cần quá lo.
Nhóc tỳ 2 tháng của bạn có thể sẽ cảm thấy hơi mệt và buồn ngủ vào cuối bữa ăn hoặc tự ngủ sau bữa ăn khoảng 30 60 phút. Mẹ cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho con yêu, mẹ nhé!
Mẹ cần lưu ý để đảm bảo giấc ngủ đầy đủ cho con yêu
Chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bằng cách vừa học vừa chơi!
Để giúp cho các giác quan của bé yêu được phát triển toàn diện, mẹ nên trò chuyện, chơi đùa cùng bé hàng ngày nhiều hơn trong thời gian này. Thính giác của bé còn đang ở trong giai đoạn hoàn thiện, do vậy nên bé chỉ có thể lắng nghe được những âm thanh ở gần.
Bé 2 tháng rất thích thú khi được nghe giọng nói, tiếng hát của những người xung quanh. Bé sẽ hướng mặt và quay đầu, tập trung về nơi phát ra tiếng nói.
Mẹ nên kể chuyện cho bé nghe, có thể là những câu chuyện bình thường diễn ra hằng ngày trong gia đình hay đọc cho bé nghe những câu chuyện cổ tích. Dù không thể hiểu hết được những điều mẹ nói nhưng bé sẽ đáp lại theo âm điệu mẹ phát ra. Các âm thanh ngô nghê mà bế phát ra như “ê ê…” “a a…” chính là “câu trả lời” thể hiện tình cảm của bé đối với câu chuyện của mẹ.
Khi đang nói chuyện với bé yêu, mẹ nên chú ý điều tiết sao cho âm vực giọng nói của mình lên xuống trầm bổng, nhịp nhàng. Mẹ có thể ngân nga một số bài hát, bài ca dao có giai điệu vui vẻ sẽ khiến cho bé thích thú và tập trung.
Bé sơ sinh 2 tháng tuổi chưa thể phân biệt được đâu là người quen và người lạ nên việc mẹ kể chuyện thường xuyên còn giúp các bé quen thuộc, yêu thích và quấn mẹ nhiều hơn. Cũng có thể treo những đồ vật lên cao để cho bé tập nhận biết và chơi đùa.
Nếu bé không có phản ứng hay biểu hiện gì khi mẹ kể chuyện, hay ánh mắt của bé không nhìn vào những đồ vật ở xung quanh mình mà nhìn vào không trung ngây ngô thì mẹ nên đưa bé đi đến bệnh viện gần nhất kiểm tra.
Mẹ hãy massage cho bé nhé
Ngoài việc trò chuyện để giúp cho bé phát triển toàn diện các giác quan, mẹ còn có thể massage nhẹ nhàng để bé yêu nhanh chóng tăng cường hệ miễn dịch. Massage sẽ giúp bé thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ đi vào giấc ngủ. Mẹ có thể massage cho bé yêu hằng ngày với những động tác đơn giản, dễ thực hiện như lăn nhẹ ở hai cánh tay, xoa bóp phần dưới của hai bắp chân, dùng tay xoay vòng tròn xung quanh hai má bé,…
Massage còn là hoạt động thể hiện sự yêu thương đối với trẻ thông qua việc được ba mẹ đụng chạm vào làn da, xoa bóp đều khắp cơ thể, cảm nhận được mùi hương và lắng nghe âm thanh, giọng nói của ba mẹ.
Massage sẽ giúp bé thư giãn, tiêu hóa tốt và dễ đi vào giấc ngủ
Đừng quên cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi đi tiêm phòng
Vắcxin sẽ bảo vệ cho bé cưng của bạn khỏi nguy cơ từ những căn bệnh nguy hiểm. Do đó, bố mẹ cần chắc chắn rằng bé không bị bỏ sót một mũi vắcxin nào, bởi mũi tiêm nào cũng cực kỳ quan trọng đối với bé trong giai đoạn này. Ngoài ra, bố mẹ cũng đừng quên đưa bé yêu đến trạm xá hoặc bệnh viện gần nhất để được khám sức khỏe định kỳ.
Những lưu ý cho mẹ khi chăm sóc bé 2 tháng tuổi
Trẻ 2 tháng tuổi chưa phát triển hoàn thiện đầy đủ các giác quan, vậy nên mẹ cần tránh các tác động quá mạnh lên bé. Ánh sáng mạnh từ mặt trời, từ ánh đèn điện không được phép chiếu trực tiếp vào mắt của bé. Các âm thanh có cường độ lớn cũng cần được hạn chế. Mẹ nên cho bé nằm ở nơi có cách âm tốt, sự yên tĩnh sẽ giúp cho giấc ngủ của bé được sâu và ngon hơn.
Bé 2 tháng tuổi nên được bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, đồng thời cần tránh cho bé uống những loại nước trà, sữa bò, nước có gas,… Hơn nữa, vì trong khoảng thời gian này nguồn dinh dưỡng của bé chỉ tập trung từ sữa mẹ nên các chị em không nên ăn kiêng, tránh gây ra sự mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ.
Các mẹ hãy chú ý theo dõi sự phát triển hàng ngày của trẻ đồng thời ghi “nhật ký” phát triển của bé để tiện theo dõi chỉ số chiều cao, cân nặng, các biểu hiện của trẻ. Và khi phát hiện bé có những dấu hiệu sau đây, mẹ cần chú ý:
- Bé không tăng cân, bỏ bú, hoặc bú ít. Giai đoạn 2 tháng tuổi chính là giai đoạn cơ thể bé tăng trưởng mạnh mẽ, nếu phát hiện bé yêu không tăng cân hoặc cân nặng tăng quá chậm so với chỉ số trung bình thì đó là tình trạng tăng trưởng chậm.
Các mẹ hãy chú ý theo dõi sự phát triển hàng ngày của trẻ
- Bé đã được 2 tháng nhưng không có dấu hiệu nhận diện được khuôn mặt của mẹ, không có biểu hiện như phấn khích, đập tay chân, khóc đòi,… khi nhìn thấy mẹ.
- Bé quấy khóc nhiều, nhất là về đêm. Ngay cả khi được mẹ bế hoặc cho bú nhưng vẫn không chịu nín.
- Bé không có biểu hiện nghe thấy hoặc không chịu theo dõi những chuyển động trước mặt, tiếng động xung quanh bé, có khi ngón tay của bé không giơ thẳng lên được mà chỉ di chuyển theo chiều ngang.
- Em bé 2 tháng không có dấu hiệu ngẩng đầu lên được kể cả khi bố mẹ đang bế bé.
Đó là những dấu hiệu bất thường, đáng lưu ý trong quá trình phát triển của bé 2 tháng tuổi mà các bậc cha mẹ cần chú ý. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu như trên, cần đưa trẻ tới gặp bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt để có những chẩn đoán y tế và xử lý kịp thời.
Kết luận
Để bé có thể tăng trưởng và phát triển toàn diện thì quá trình chăm sóc hàng ngày cho bé rất quan trọng. Hy vọng với những cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi mà chúng tôi “bật mí” trên đây, việc chăm sóc bé cưng của cha mẹ sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều đấy. Chúc các bé yêu hay ăn chóng lớn!
Xem thêm:
5 Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Đúng Chuẩn Nhất Mẹ Nên Biết
Nguồn tham khảo:
- https://www.huggies.com.vn/chamsocbe/phattriencuabequatungthang/be2thangtuoi
- https://eva.vn/lamme/tre2thangtuoiquatrinhphattrienvacachchamsocbec10a386438.html
- https://parenting.firstcry.com/articles/2monthsbabycaretoptipstotakecareofyourtwomontholdbaby/