Contents
show
Sự phát triển của em bé:
- Em bé của bạn lúc này dài khoảng 45-50cm, nặng từ 2,8-3,4kg. Các bé sẽ tiếp tục tăng cân. Kích thước bằng trái bí đỏ lớn.
- Các bộ phận đã hoàn thiện gần như đầy đủ, ngoại trừ phổi và não. Chúng sẽ tiếp tục phát triển trong suốt thời thơ ấu.
- Não của bé, phụ trách các công việc phức tạp như điều tiếp hô hấp, tiêu hóa và tuần hoàn, đang hoạt động tốt hơn mỗi ngày.
- Mặc dù màu mắt của thai nhi đã rõ ràng nhưng nó có thể thay đổi sau sinh, khi bé được vài tháng tuổi.
- Tóc của thai nhi 38 tuần tuổi trung bình dài khoảng 2,5cm. Chúng cùng với các lông tơ trên cơ thể sẽ tiếp tục rụng.
- Lớp vernix sẽ mỏng đi và dần biến mất. Một số trẻ sơ sinh vẫn còn lớp này sau khi sinh cho đến vài tuần.
Sự thay đổi thể trạng của mẹ:
- Chân của bạn tiếp tục bị sưng, thậm chí một số bà bầu còn có thể bị sưng ở mặt, mắt và tay một cách đột ngột, nếu tình trạng trở nên nghiêm trọng, bạn cần đi khám ngay lập tức.
- Các cơn co thắt tiếp tục diễn ra thường xuyên, máu và chất nhầy sẽ chảy ra ở âm đạo. Đây là các dấu hiện cho thấy bạn sắp sinh.
- Một số bà bầu có thể bị tiêu chảy vào các tuần cuối của thai kỳ. Điều này không phải là dấu hiện sắp sinh, bạn cần kiểm tra lại chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt.
- Một số vấn đề nguy hiểm có thể xảy ra vào những tuần cuối cùng này như: mang thai tăng huyết áp (PIH), tiền sản giật hoặc nhiễm độc thai nghén, vỡ tử cung, thai chết lưu.
Khi thấy những dấu hiệu sau, bạn cần đi khám ngay lập tức:
- Căng tức ngực, kèm theo ngứa liên tục, đau ngực.
- Tiểu ít hoặc không buồn tiểu.
- Tăng cân quá nhanh kèm theo phù nề, đau đầu, rối loạn thị giác.
- Chiều cao vùng bụng tăng nhanh.
- Thai chuyển động bất thường, cụ thể là số lần chuyển động của em bé giảm đi hoặc không có.
- Xuất huyết âm đạo nhiều kèm theo đau bụng.
- Vàng da, ngứa toàn thân.
- Cả cơ thể sung phù đột ngột hoặc kéo dài.
- Dịch âm đạo có mùi lạ.
- Đau đầu kéo dài và nặng.
Lời khuyên dành cho mẹ:
- Hiện tượng chuyển dạ khá phổ biến, các bác sĩ thường khuyên bạn không nên đến bệnh viện nếu các cơ thắt không kéo dài quá 5 phút. Các cơn co thắt sẽ kéo dài vài giờ, thậm chí cả ngày, bạn mới thực sự sinh. Chúng sẽ càng diễn ra mạnh mẽ và rõ rệt hơn.
- Tùy vào từng trường hợp, nếu bạn bị vỡ nước ối hoặc chảy máu âm đạo thì bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức cùng chồng và người nhà. Nếu xảy ra tình huống trên bạn hãy gọi điện thông báo trước, đặc biệt là sau giờ hành chính. Để bệnh viện có thể chuẩn bị tốt nhất cho bạn. Và đừng quên hãy luôn chuẩn bị sẵn xe, vật dụng cần thiết và điện thoại cho người thân để hỗ trợ bạn khi đến bệnh viện.
- Thai nhi 38 tuần tuổi đang rất thoải mái trong bụng mẹ, còn bạn thì có thể bị căng thẳng rất nhiều. Thật khó khăn vì bạn đang phải chịu khá nhiều áp lực nhưng hãy cố thư giãn.
Em bé của bạn có thể đột ngột chào đời sớm hơn so với dự kiến, hãy chuẩn bị sẵn tâm lý cho tình huống này và bình tĩnh xử lý khi nó xảy ra.
Xem thêm:
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 37 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 39 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa