Contents
show
Sự phát triển của thai nhi:
- Em bé của bạn lúc này dài khoảng 45cm, nặng từ 2,3 đến 2,5kg. To tương ứng với quả bí hồ lô.
- Em bé bắt dầu nhận ra và phân biệt các bài hát hay giọng nói của mỗi người, từ đó có những phản ứng khác nhau.
- Nếu bé nhà bạn sinh ra vào thời điểm này, các bé vẫn có cơ hội sống sót và phát triển khỏe mạnh bình thường sau này nếu được chăm sóc đúng cách.
- Lớp Vernix tiếp tục phủ khắp cơ thể bé và càng dày lên, đảm bảo cho làn da của bé và càng dày, đảm bảo cho làn da của bé được an toàn và mịn màng kể cả sau khi sinh.
- Các mô mỡ tiếp túc hình thành và bồi đắp dưới da của thai nhi 34 tuần tuổi.
Sự thay đổi thể trạng của mẹ:
- Mang thai ở mỗi người phụ nữ là khác nhau, do kích thước hay trọng lượng của tử cung cũng sẽ khác nhau, các triệu chứng mang thai cũng vậy.
- Lượng nước ối bắt đầu giảm để tăng không gian cho em bé, nước ối sẽ được cơ thể mẹ tái hấp thu lại.
- Bạn sẽ cảm thấy cử động của em bé có sự thay đổi. Nút bụng càng trở nên nhạy cảm hơn.
- Các triệu chứng mang thai phổ biến nhất: ợ nóng, thiếu ngủ, sưng chân, táo bón. Ngoài ra bạn cũng có thể bị đau nhức, chóng mặt, tầm nhìn giảm, tê tay chân, đi tiểu ban đêm thường xuyên.
- Một số bà bầu thì lại chẳng cảm thấy có gì, một số thì cảm thấy rất khổ sở. Thậm chí còn vật lộn mệt mỏi vào những tuần cuối cùng này. Tinh thần của bạn cũng đang gặp khó khăn, bạn sẽ lo lắng nhiều hơn thậm chí sợ hãi về sinh đẻ.
- Thai nhi 34 tuần tuổi, khiến bạn cảm thấy bụng bầu co cứng nhiều hơn. Điều này là bình thường và khá phổ biến. Nguyên nhân chủ yếu là do tử cung phát triển, chuyển động của em bé, táo bón và do tâm trạng của mẹ. Nếu những cơ gò kéo dài kèm theo chảy máu âm đạo, đau lưng và chuột rút nhiều, rất có thể đây là dấu hiện của việc sinh non.
Lời khuyên dành cho mẹ:
- Dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân. Hãy giảm bớt số lượng công việc của bạn lại.
- Tiếp tục chế độ ăn uống đầy đủ và lành mạnh. Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn không chỉ giúp tuần hoàn máu tốt hơn, giảm các cơn đau nhức, thư giãn mà còn giúp bạn khi sinh đẻ thuận lợi hơn.
- Đi khám thai tại bệnh viện theo lịch cố định, kiểm tra sức khỏe, thảo luận về việc sinh đẻ.
- Bạn hãy lựa chọn và quyết định cách sinh, nơi sinh, kỹ thuật sinh, các vật dụng hỗ trợ… ngay từ bây giờ.
- Nếu có bất kì dấu hiệu đáng lo nào, bạn có thể cân nhắc về việc mổ lấy thai khẩn cấp.
- Nếu các cơn đau nhức trở nên nghiêm trọng, bạn có thể sử dụng những liệu pháp tự nhiên như matxa, châm cứu.
- Thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến thai nhi do vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Thuốc giảm đau có thể ảnh hưởng đến thai nhi do vậy bạn cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
- Gần đến ngày sinh, bạn càng cảm thấy lo lắng và căng thẳng và điều này là khó tránh khỏi. Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng những cảm xúc tiêu cực kéo dài sẽ ảnh hưởng rất xấu đến thai nhi 34 tuần tuổi và cả chính bạn nữa. Do vậy hãy cố thư giãn, thoải mái bằng nhiều phương pháp và tạo những suy nghĩ tích cực mỗi ngày.
Xem thêm:
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa