Updated at: 26-04-2020 - By: admin

Nôn ói ở trẻ không chỉ là triệu chứng thông thường của các bệnh lý ở đường tiêu hóa, trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt còn có thể là dấu hiệu nguy hiểm của bệnh lý tại những cơ quan khác, thậm chí là bệnh lý toàn thân. Không ít bậc phụ huynh thường lúng túng, không biết phải xử lý làm sao khi gặp phải trường hợp con mình bị nôn liên tục, có thể là bị nôn nhiều lần trong 1 ngày nhưng không sốt. Dưới đây là một số gợi ý.

Nguyên nhân nào khiến trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt?

Hiện tượng trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt xảy ra khi có một hay nhiều yếu tố kích thích trung tâm nôn nằm ở não bộ, chẳng hạn như ngộ độc thức ăn, nhiễm trùng đường ruột hay do thuốc, do sự chuyển động.

Nôn thường là phản ứng có lợi, vì nó giúp cơ thể trẻ loại bỏ được các chất có thể gây hại cho trẻ ra khỏi cơ thể. Một số bệnh lý có thể khiến cho trẻ bị nôn nhiều nhưng không sốt, không đi ngoài hoặc khiến trẻ bị nôn liên tục kéo dài, như:

Trẻ 2 tuổi bị nôn trớ nhiều do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

Rất khó để phân biệt được giữa các bệnh viêm dạ dày ruột do virus hoặc vi khuẩn gây ra với ngộ độc thức ăn ở trẻ vì thông thường các tình trạng này có dấu hiệu khởi phát bệnh tương đối giống nhau. Trẻ có thể bị nôn ồ ạt hoặc trẻ bị nôn liên tục 5  30 phút/ lần trong khoảng từ 1 – 12 giờ đầu. Tuy nhiên, cũng có một số dấu hiệu đặc trưng để phân biệt như:

Trẻ 2 tháng bị nônTrẻ 2 tuổi bị nôn trớ nhiều do viêm dạ dày ruột và ngộ độc thức ăn

 Đối với tình trạng nhiễm virus, bệnh khởi phát đột ngột, thì trẻ  sẽ nôn, sốt cao kèm theo đau bụng. Tình trạng nôn liên tục có thể kéo dài trong khoảng 12 – 72 giờ. Tiêu chảy thường sẽ xuất hiện ngay trong ngày đầu tiên trẻ bị nhiễm bệnh hoặc trong ngày thứ hai. Vì vậy, trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều nhưng không sốt có thể loại trừ khả năng trẻ bị viêm dạ dày do vi khuẩn hoặc virus.

Trẻ nhỏ hoặc trẻ 2 tuổi bị nôn có thể nghi ngờ trẻ bị ngộ độc thức ăn, bệnh có thể khởi phát 2  12 giờ sau khi trẻ ăn phải các loại thực phẩm kém chất lượng.   Trẻ bị ngộ độc thức ăn thông thường sẽ không sốt. Triệu chứng nôn liên tục thường xuất hiện sau vài giờ sau khi trẻ ăn tại nhà hàng hoặc khi đi dã ngoại, thường thì tình trạng này không kéo dài quá 12 giờ.

Trẻ có thể có hoặc không có dấu hiệu tiêu chảy. Nếu trẻ bị sốt cao hoặc nôn kéo dài liên tục hơn 12 giờ thì ít khả năng là do bị ngộ độc thực phẩm mà bố mẹ nên tính đến khả năng bị viêm dạ dày.

Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều do nhiễm trùng đường tiết niệu

Nếu trẻ sốt cao và thỉnh thoảng còn kèm theo nôn ói trong vài ngày, khi đi tiểu thấy đau rát hoặc nước tiểu của trẻ có mùi nặng, khó chịu thì bố mẹ cần cân nhắc nguyên nhân này nhé.

Trẻ 2 tháng bị nônTrẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể do nhiễm trùng đường tiết niệu

Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt do bị tắc ruột

Bệnh lý này xuất hiện khi 1 phần ruột của trẻ đang bị xoắn. Tuy đây là tình trạng hiếm gặp nhưng lại là căn bệnh rất nguy hiểm và cần được bác sĩ xử lý cấp cứu ngay lập tức. Triệu chứng đặc trưng của tắc ruột đó là trẻ cảm thấy đau bụng dữ dội. Nếu trẻ chỉ đau bụng vừa hoặc không cảm thấy đau thì sẽ không nghĩ nhiều đến lý do tắc ruột.

Các triệu chứng trẻ bị tắc ruột bao gồm: đau bụng đột ngột, đau dữ dội, liên tục hoặc đau từng cơn; trẻ bị nôn ra mật xanh mật vàng, thường là nôn vọt thành tia (không bắt buộc); trẻ không kèm theo tiêu chảy; da dẻ nhợt nhạt, trẻ vã mồ hôi; tình trạng bệnh của trẻ ngày càng xấu đi.

Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều do bị cảm gió

Nguyên nhân khiến trẻ bị trúng gió và cảm cúm khá giống nhau nhưng biểu hiện bệnh bên ngoài và cách chữa trị lại hoàn toàn khác biệt. Bạn cần nắm rõ các triệu chứng đặc trưng để không bị nhầm lẫn.

Khi bị trúng gió, trẻ thường cảm thấy ớn lạnh ở sau gáy, phần sống lưng và cả chân, tay. Nặng hơn, trẻ bị trúng gió còn bị nôn dữ dội, nóng ngoài rét trong, mệt lả, chảy nước mũi dãi, đau bụng và cả tiêu chảy.

Trường hợp trẻ bị hôn mê, co giật và co cứng toàn thân thì cần được đưa ngay tới bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám, sơ cứu kịp thời.

Trẻ bị nôn nhiều không sốt do lồng ruột

Trẻ 2 tuổi bỗng nhiên bị nôn ói dữ dội, không sốt nhưng không muốn uống sữa, bị đau bụng không thể đi tiêu được thì đây có thể là biểu hiện của bệnh lồng ruột và trẻ cần được điều trị và cấp cứu. Biểu hiện đi kèm của bệnh lồng ruột đó là bé thường co chân về phía bụng, có thể đi tiêu có máu lẫn trong phân, đi phân lỏng.

Trẻ nôn nhiều do chứng hẹp phì đại môn vị

Đối với một vài trường hợp trẻ 2 tuổi đột nhiên bắt đầu nôn ói dữ dội, nôn nhiều lần thì bố mẹ cần cảnh giác với chứng bệnh hẹp phì đại môn vị mà trẻ có nguy cơ gặp phải. Môn vị là phần cuối của dạ dày và cũng là nơi nối với tá tràng, nếu bị biến chứng ở môn vị, trẻ sẽ lặp đi lặp lại hành động bú xong – nôn – đói  bú,… và thường trẻ sẽ không sốt.

Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Bố mẹ phải làm sao?

Theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ

Tình trạng mất nước có thể xảy ra khi trẻ bị nôn và ói. Các dấu hiệu của hiện tượng mất nước nhẹ ở trẻ bao gồm: Môi khô nhẹ, cảm thấy khát nước. Trẻ mất nước nhẹ sẽ không cần phải đi khám ngay nhưng bố mẹ cần theo dõi các dấu hiệu mất nước trầm trọng hơn ở trẻ bao gồm: Môi khô, bong tróc, trẻ khóc không có nước mắt, không thể đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng xuống,… lúc này cần đưa trẻ đi khám ngay.

Trẻ 2 tháng bị nônKhi trẻ bị nôn nhiều, cần theo dõi dấu hiệu mất nước của trẻ

Chú ý chế độ ăn của trẻ bị nôn nhiều

Cần tiếp tục cho trẻ 2 tuổi ăn những thức ăn ăn dễ tiêu hóa, tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ hoặc sữa bình trẻ còn bú. Mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn và cho trẻ ăn chậm, chú ý cho trẻ ăn uống tùy theo nhu cầu, tránh tình trạng ép trẻ ăn quá nhiều vì trẻ có thể nôn tiếp. Sau bữa ăn nên cho trẻ 2 tuổi vận động nhẹ nhàng, tuyệt đối không chọc trẻ khóc hay cười một cách quá mức vì như vậy cũng có thể làm trẻ lại bị nôn.

Bù nước cho trẻ khi mới nôn xong

Dùng dung dịch Oresol đem pha đúng theo tỷ lệ được hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch này giúp trẻ phòng ngừa và điều trị tình trạng mất nước do các bệnh lý. Nếu trẻ vẫn không chịu uống hay nôn ói ngay sau khi uống dung dịch oresol thì các bậc phụ huynh cần theo dõi sát sao các triệu chứng mất nước nặng hơn của trẻ và cho trẻ uống lại sau đó tầm 10 phút.

Cho trẻ nằm gối đầu cao

Cho trẻ nằm kê đầu bằng gối cao sẽ góp phần làm giảm tình trạng trào ngược ở trẻ. Tránh các yếu tố làm gia tăng áp lực ở ổ bụng trẻ như: bế áp sát vào bụng trẻ, mặc quần áo quá chật,…

Cạo gió giải cảm nếu trẻ bị gió

Sử dụng các đồ vật như đồng xu, thìa,… bằng bạc nhỏ cùng với lòng trắng trứng gà là mẹ đã có thể xác định được trẻ đang bị cảm gió hay là cảm nắng. Cho trẻ vào phòng nằm nghỉ ở nơi thoáng mát, kín gió. Mẹ hãy nhẹ nhàng cạo ở vùng cổ, lưng, bụng, chân và tay của trẻ, nếu đồ bạc có màu đỏ là cảm nắng, màu đen tức là trẻ bị cảm gió.

Cho trẻ uống trà gừng

Làm nóng cơ thể của trẻ bằng cách cho trẻ uống 1 chút trà gừng nóng hoặc xoa bóp để làm nóng phần dưới lòng bàn chân, hai bàn tay và phần bụng. Mẹ cũng có thể cho trẻ ăn cháo hành, trứng gà, tía tô.

Bên cạnh đó, cho trẻ ngửi một vài giọt tinh dầu để lưu thông khí huyết cũng giúp trẻ thư giãn tinh thần, không bị choáng váng hay nhức đầu nữa. Massage nhẹ nhàng phần thái dương, day 2 bên sau tai và ấn nhẹ huyệt nhân trung giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.

Phòng ngừa trường hợp lây lan

Trường hợp trẻ bị nôn ói do bị sốt siêu vi, vi trùng rất dễ lây nhiễm ra ngoài, cha mẹ cần hết sức cẩn thận khi chăm sóc trẻ. Tránh để bệnh của trẻ lây lan cho bản thân, gia đình và cả bạn bè. Cần rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn thường xuyên và giữ cho trẻ ở nhà đến khi trẻ hết nôn ít nhất là 24 giờ.

Trẻ 2 tháng bị nônTrường hợp trẻ bị nôn do sốt siêu vi, vi trùng, bố mẹ cần đề phòng lây lan

Trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Khi nào cần đưa trẻ đi khám bác sĩ?

Cho trẻ đến khám bác sĩ ngay khi có bất kỳ dấu hiệu nào sau đây:

  •  Trẻ nôn ói ra dịch mật (có màu xanh) hoặc máu (có màu đỏ hoặc nâu)
  •  Nôn dữ dội.
  •  Trẻ nhỏ bị nôn ói kéo dài hơn 24 giờ.
  •  Trẻ không ăn được hoặc không uống được trong khoảng vài giờ.
  •  Trẻ có dấu hiệu bị mất nước trầm trọng: môi khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong khoảng 6 giờ.
  •  Trẻ đau bụng kéo dài.
  •  Sốt > 38.4 độ C kéo dài hơn 3 ngày hoặc khi trẻ sốt > 39 độ C, bố mẹ cần đưa đi khám ngay.
  •  Trẻ lừ đừ, khó thở, ngủ gà gật.

Kết luận

Tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt nếu không được chữa trị đúng cách và chăm sóc kịp thời sẽ dẫn đến nhiều hậu quả, biến chứng nguy hiểm. Dù áp dụng phương pháp chữa trị như thế nào thì bạn cũng cần lưu ý tới tiến trình lành bệnh của trẻ và cần đưa trẻ đi khám ngay khi có những thay đổi bất thường.

Xem thêm:

Trẻ 3 Tuổi Bị Nôn Nhiều Không Sốt: Nguyên Nhân, Cách Khắc Phục

Nguồn tham khảo:

  • https://vn.theasianparent.com/tre2tuoibinonlientuc
  • https://www.marrybaby.vn/benhtreem/cankhitrebitrunggiononnhieu
  • https://www.healthline.com/health/baby/babyvomitingnofever
5/5 - (3 votes)