Updated at: 26-04-2020 - By: admin

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt có thể là dấu hiệu đặc trưng của nhiều tình trạng bất ổn của cơ thể như ngộ độc, viêm ruột,… Vì thế, các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý và có biện pháp xử lý kịp thời trước khi xảy ra các biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số nguyên nhân và cách khắc phục để giúp các bé yêu cảm thấy dễ chịu hơn.

Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt?

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt nhưng thường thì nó không nghiêm trọng, không nguy hiểm đến tính mạng nên bố mẹ cần bình tĩnh để có những biện pháp xử lý thích hợp nhất.

Nếu trẻ chỉ bị nôn ói một lần rồi thôi, thì đó có thể là do bé đã ăn quá nhiều hoặc bị nghẹn, hóc thực phẩm mà thôi, trường hợp này không đáng lo ngại.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn ói liên tục, mẹ cần chú ý một số yếu tố dưới đây vì chúng có thể là nguyên nhân:

Trẻ 3 tuổi nôn nhiều do các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus

Viêm dạ dày, viêm ruột hoặc các bệnh đường ruột khác thông thường sẽ là nguyên nhân khiến cho trẻ 3 tuổi bị nôn trớ nhiều lần. Nếu như có một loại vi khuẩn phát triển ở bề mặt thành ruột non hoặc trong dạ dày của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo, ngoài hiện tượng nôn trớ thì trẻ có thể kèm theo các biểu hiện khác như: chán ăn, tiêu chảy, đau bụng và sốt. Trường hợp này, trẻ thường nôn mửa kéo dài từ 12  24 giờ.

Trẻ 3 tuổi bị nônTrẻ 3 tuổi bị nôn trớ có thể do viêm ruột hoặc các bệnh đường ruột khác

Trẻ nôn nhiều do mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp

Bất cứ căn bệnh nhiễm trùng (viêm) nào thường liên quan đến đường hô hấp của trẻ như: viêm phế quản, viêm tai giữa, viêm mũi họng, viêm phổi,… đặc biệt, nếu có kèm theo triệu chứng ho thì đây sẽ là nguyên nhân khiến cho trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ.

Ngay cả những căn bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng não,… không liên quan đến đường hô hấp của trẻ nhưng cũng có thể gây ra nôn trớ mặc dù chúng ít gặp hơn.

Bên cạnh đó, đờm hoặc nước mũi, dãi cũng có thể khiến cho tình trạng nôn trớ tăng nặng hơn. Hút mũi hoặc cho bé thực hiện xì mũi là việc mà bố mẹ nên làm để trẻ giảm các triệu chứng trên.

Trẻ 3 tuổi say tàu xe hoặc say sóng nôn nhiều

Ngồi tàu xe quá lâu hoặc đi tàu trên sông, biển dễ khiến cho trẻ bị say sóng, gây ra tình trạng mệt mỏi và nôn trớ. Bố mẹ hãy cho trẻ ngồi gần cửa sổ để trẻ có thể quan sát cảnh vật xung quanh và rút ngắn thời gian ngồi trên tàu xe để từ đó giảm bớt nguy cơ gây say xe.

Nôn trớ do ngộ độc hoặc trẻ nuốt phải dị vật

Nôn trớ là một trong những phản ứng bản năng của cơ thể khi trẻ chẳng may nuốt phải các dị vật hoặc ăn nhầm các thực phẩm độc hại. Khi đó, việc nôn trớ sẽ giúp cho cơ thể trẻ đào thải chất độc, cho dù là không hoàn toàn. Trong trường hợp này, tốt nhất bố mẹ nên cho trẻ đi cấp cứu để có sự can thiệp xử lý của các biện pháp y tế.

Trẻ 3 tuổi bị nônTrẻ 3 tuổi bị nôn trớ liên tục có thể do ngộ độc hoặc trẻ nuốt phải dị vật

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Bố mẹ nên làm gì?

Để tránh tình trạng trẻ 3 tuổi nôn nhiều lần trong ngày dẫn đến mất nước thì các bậc cha mẹ cần thực hiện ngay một số thao tác sau đây:

Điều chỉnh tư thế nằm của trẻ

Khi trẻ 3 tuổi bị nôn liên tục thì bố mẹ cần cho trẻ nằm nghiêng xuống hoặc cho trẻ ngồi dậy để đề phòng nếu bé nôn, chất nôn sẽ bị tràn vào khí quản, từ đó gây sặc, ngạt thở rất nguy hiểm.

Bù nước cho trẻ

Tình trạng mất nước thường xảy ra khi trẻ 3 tuổi bị nôn liên tục. Vì vậy, bố mẹ cần chặn đứng tình trạng này bằng cách cho trẻ uống nước ngay sau khi trẻ đã ngừng nôn khoảng 30 – 60 phút.

Cứ 5 – 10 phút thì cho bố mẹ hãy trẻ uống nước hoặc bú sữa bình nhiều lần. Mỗi lần uống một lượng nước nhỏ, có thể dùng thìa để cho trẻ uống thay vì uống cả cốc.

Cho trẻ uống dung dịch Oresol hoặc Pedialyte để bù nước cho cơ thể hiệu quả hơn.

Trẻ 3 tuổi bị nônCứ 5 – 10 phút thì cho bố mẹ hãy trẻ uống nước để phòng nôn trớ

Cho trẻ ăn bổ sung

Cho trẻ ăn các loại thức ăn thanh đạm, có vị nhạt và giàu tinh bột như: bánh quy, bánh mì, ngũ cốc, táo, chuối,… Hoặc những loại thực phẩm giúp trẻ dễ tiêu hóa như cháo, súp,…

Tránh cho trẻ ăn những đồ ăn có chứa nhiều chất béo hoặc các loại thực phẩm cay nóng trong một vài ngày để giúp cho trẻ có đủ dưỡng chất và có thể khỏi bệnh nhanh hơn.

Cho trẻ uống thuốc

Cho trẻ uống thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, kháng viêm,… theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp giảm nhanh các triệu chứng nôn ói và giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn.

Bố mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện thăm khám khi thấy một số dấu hiệu bất thường dưới đây để được hỗ trợ điều trị kịp thời:

  • Trẻ 3 tuổi có thân nhiệt lên trên 39 độ C.
  • Sốt kéo dài đến trên 3 ngày không thuyên giảm, thậm chí còn kèm theo co giật.
  • Trẻ nôn ói ra máu, nôn ra dịch xanh, dịch vàng.
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội, miệng nôn kèm theo tiêu chảy nhiều lần.

Trẻ 3 tuổi bị nôn ói có lây không?

Câu trả lời chính xác là Có! Vì vậy các bậc cha mẹ cần chú ý để tránh lây bệnh từ trẻ sang cho bản thân, gia đình và cả những người xung quanh. Khi chăm sóc trẻ ốm, người chăm sóc cần rửa tay sạch sẽ, thường xuyên và nên để cho trẻ ở nhà (không nên đi học hoặc đi chơi chỗ đông người) cho đến khi trẻ không còn hiện tượng nôn ói sau 24 giờ.

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Khi nào cần đi cấp cứu?

Gọi cấp cứu hoặc ngay lập tức đưa bé đi cấp cứu tại các bệnh viện một cách  nhanh nhất có thể nếu như các bé có những triệu chứng sau:

  • Trẻ bị khó thở.
  • Trẻ có dấu hiệu bị mất nước vô cùng nghiêm trọng như: Mắt trũng sâu, bé mệt mỏi quá mức, tay chân lạnh, ngủ li bì, lay cũng không tỉnh, chóng mặt hoặc bị mê sảng.

Đưa bé đi bệnh viện ngay lập tức nếu như trẻ 3 tuổi hay bị nôn trớ và còn kèm theo những dấu hiệu dưới đây:

  • Bé bị đau bụng quằn quại (đau rất nặng), các cơn đau chỉ tập trung xung quanh vùng rốn và và di chuyển dần xuống dưới bên phải của phần bụng. Điều này có thể báo hiệu là trẻ đang bị viêm ruột thừa.
  • Khi nôn trớ, trẻ bị nôn ra mật xanh (chất nhầy màu xanh), hoặc nôn ra máu đỏ nâu (hoặc có màu cafe tối). Bé có thể đang bị tắc nghẽn đường ruột. Trong trường hợp này, bố mẹ cần lưu giữ lại phần bệnh phẩm mà trẻ nôn ra để cung cấp cho quá trình chẩn bệnh của các bác sĩ khi thăm khám cho trẻ.
  • Trẻ bị đau bụng dữ dội và kèm theo phần bụng bị sưng chướng. Đây chính là dấu hiệu của tình trạng đầy bụng khó tiêu dẫn đến khí trệ và đồ ăn bị tích tụ, hoặc cũng có thể do ruột trẻ bị tắc nghẽn và còn gặp phải một số vấn đề khác liên quan mật thiết đến hệ thống tiêu hóa.
  • Trẻ 3 tuổi nôn mửa liên tục sau khi mới bị ngã hoặc va đập có thể sẽ gây tổn thương liên quan đến vùng đầu. Đây có thể là nguyên nhân chủ yếu gây chấn thương não cho trẻ, cực kỳ nguy hiểm và cần đưa trẻ đi chụp chiếu để chẩn đoán vết thương ngay.
  • Trẻ bị đau cổ, cổ cứng kèm theo nôn trớ dẫn đến khó xoay đầu hoặc cả đau khi xoay đầu. Đây là những dấu hiệu nguy hiểm của bệnh viêm màng não.

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt: Làm gì để phòng ngừa? 

Không cho trẻ ăn uống quá nhiều, quá no, tốt nhất là bố mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn của trẻ để hệ tiêu hóa của trẻ có thời gian hoạt động hiệu quả.

Không cho trẻ chơi đùa, chạy nhảy, vận động quá sức khi trẻ vừa ăn xong.

Cha mẹ nên chú ý đến thực đơn ăn uống hàng ngày của trẻ, tránh các thực phẩm có khả năng gây dị ứng cho bé.

Đảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống cho bé, tránh xảy ra tình trạng trẻ ăn trúng những thức ăn nhiễm khuẩn gây ngộ độc.

Trẻ 3 tuổi bị nônĐảm bảo an toàn vệ sinh ăn uống cho bé, tránh xảy ra ngộ độc

 Khi trẻ 3 tuổi bị nôn trớ, tốt nhất bố mẹ không nên cho bé uống bất kỳ nước ép hoa quả, trái cây nào cả. Vì chúng có thể làm cho tình trạng nôn trớ của trẻ tở nên trầm trọng hơn. Nhưng nếu trẻ chỉ muốn uống nước ép trái cây và từ chối tất cả những thức ăn khác, thì bạn có thể pha loãng 1 thìa nước hoa quả với 1 thìa nước lọc và cho trẻ uống thay thế theo phương pháp bên trên.

Tuyệt đối không cho trẻ đang bị nôn trớ uống nước có gas. Sau khi các dấu hiệu nôn trớ đã có chiều hướng thuyên giảm hoặc ngưng hoàn toàn và trẻ có dấu hiệu thèm ăn uống trở lại, lúc này mẹ bắt đầu cho bé ăn như bình thường.

Hãy bắt đầu với những thực phẩm thanh đạm, lành mạnh dễ tiêu hóa nhưng vẫn đầy đủ dinh dưỡng bao gồm các loại cháo, thịt nạc, rau củ quả, sữa chua,… tránh cho trẻ ăn những thực phẩm có nhiều gia vị, chất béo như dầu mỡ.

Một số trẻ có thể còn bị dị ứng khi uống các loại sữa bò, do đó mẹ nên thay thế bằng sữa bột pha theo công thức nhé.

Kết luận

Trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt thường cũng không nguy hiểm, nhưng cũng một số trường hợp, tình trạng này sẽ báo trước một vấn đề bất thường xảy ra trong cơ thể của bé mà bố mẹ cần chú ý để can thiệp y tế ngay lập tức. Khi đó, bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.

Xem thêm:

Cha Mẹ Làm Gì Khi Trẻ Bị Nôn Không Sốt

Nguồn tham khảo:

  • https://vn.theasianparent.com/tre3tuoibinon
  • http://benhviennhitrunguong.org.vn/nhanbietmotsobenhgaynonotreem.html
  • https://www.healthychildren.org/English/healthissues/conditions/abdominal/Pages/treatingvomiting.aspx

 

5/5 - (1 vote)