Updated at: 26-04-2020 - By: admin

Nôn là hiện tượng thức ăn được đẩy từ dạ dày ngược lên thực quản và bị đưa ra ngoài miệng. Hiện tượng này xảy ra khi có một nguyên nhân bệnh lý hoặc tâm lý. Vậy vì sao trẻ bị nôn không sốt và hướng giải quyết như thế nào? Thông tin dưới đây chắc chắn là điều nhiều bậc cha mẹ đang quan tâm.

Trẻ bị nôn không sốtLàm gì khi trẻ bị nôn không sốt?

Trẻ bị nôn không sốt:

Trẻ bị nôn không sốt bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân như say tàu xe, chóng mặt gây nôn, trẻ ăn quá nhiều hoặc quá nhanh, bị ngộ độc thực phẩm, bị trào ngược dạ dày, trẻ bị cảm lạnh,…Trẻ bị nôn thường kèm theo các triệu chứng khác như sốt, ho, đi ngoài…tùy theo từng loại bệnh và nguyên nhân và độ tuổi khác nhau.

Vậy khi trẻ bị đau bụng nôn nhưng không sốt thì trẻ đang có vấn đề gì? Trẻ 4 tuổi bị nôn nhiều không sốt có khác gì với trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt và cha mẹ cần làm gì trong những trường hợp này. Hãy cùng tìm hiểu cụ thể và rõ hơn qua các phần trong bài viết dưới đây bố mẹ nhé!

Nguyên nhân trẻ 2 tuổi bị nôn nhiều không sốt:

Trẻ bị nôn nhiều không sốt thường do một số nguyên nhân sau đây:

Trẻ ăn quá nhiều và quá nhanh:

Hiện tượng thường gặp là trẻ không sốt nhưng ăn vào bị nôn. Đây là một trường hợp thường gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm. Khi trẻ muốn ăn thật nhiều thức ăn cùng một lúc hoặc do bố mẹ không canh được lượng thức ăn vừa đủ để đút cho con hoặc đút quá vội vàng.

Khi ăn như vậy, trẻ cũng không kịp nhai kỹ thức ăn và nuốt nhanh làm dạ dày không kịp tiêu hóa, trẻ ăn nhiều cùng một lúc gây đầy bụng, lúc này dạ dày tìm cách đẩy thức ăn ra ngoài mới có thể tiêu hóa dễ dàng được.

Trẻ bị nôn không sốtTrẻ ăn quá nhiều có thể gây nôn

Trẻ bị say tàu xe:

Đây cũng là một vấn đề vấn phổ biến ở cả người lớn và trẻ con. Khi đi xe, tàu, thuyền hoặc các phương tiện di chuyển rung, lắc hoặc chơi các trò chơi xoay, lắc mạnh cũng đều gây nôn. Nguyên nhân là vì não bộ không kịp thích ứng với các thay đổi chuyển động quá nhanh và gấp gây ra một số triệu chứng đi kèm theo như chóng mặt, đổ mồ hôi, mệt mỏi,…Thường trẻ có thể nôn ngay sau khi hoạt động đó dừng lại hoặc đối với cơ thể phản ứng chậm thì mất một khoảng thời gian sau trẻ mới nôn ói.

Trào ngược dạ dày – trào ngược thực quản:

Hệ thống tiêu hóa của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ còn non nớt và đang phát triển nên trẻ thường hay gặp triệu chứng nôn trớ khi đang bú mẹ. Trẻ có thực quản yếu hơn cũng hay bị trào ngược dạ dày hơn trẻ bình thường.

Hoặc khi trẻ bú một lượng sữa quá nhiều sẽ làm đầy dạ dày, khiến thức ăn, axit dạ dày có thể chảy ngược vào ống dẫn thực phẩm của bé.

Các mẹ nên lưu ý nếu trẻ chỉ nôn một ít sữa và vẫn khỏe mạnh thì không đáng lo, ngược lại nếu gặp hiện tượng này thường xuyên và kéo dài, trẻ có thể mệt mỏi, khóc và ho, sợ đến giờ ăn, trẻ cũng không có đủ chất dinh dưỡng vì không bú đủ sữa và ảnh hưởng đến cơ quan tiêu hóa và sự phát triển của trẻ nói chung.

Các mẹ nên đưa con đi khám bác sĩ khi trẻ bị nôn trớ để kiểm tra và kê đơn thuốc dành riêng cho trẻ nhỏ hoặc thay đổi món ăn để trẻ tránh gặp lại vấn đề này.

Vì sao trẻ 3 tuổi bị nôn nhiều không sốt và trẻ 4 tuổi bị nôn không sốt:

Các trẻ ở độ tuổi lớn hơn có thể gặp một số bệnh lý sau đây gây ra nôn ói cha mẹ cần lưu ý nhé!

Mắc các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp:

Trẻ bị nôn trớ khi mắc một số bệnh nhiễm trùng liên quan đến đường hô hấp như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm phổi…và có kèm theo các triệu chứng ho thì có thể đây là nguyên nhân khiến (trẻ 3 tuổi bị nôn). Ngoài ra, một số bệnh khác như nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm ruột thừa, viêm màng não,… là những bệnh không liên quan đến đường hô hấp cũng có thể gây bé nôn trớ. Mẹ nên lưu ý hút mũi hoặc xì mũi cho bé nếu có đờm hoặc nước mũi để tránh cho bé nôn nặng hơn.

Dị ứng thức ăn:

Một số trẻ có dị ứng tức thì với một số loại thực phẩm như: sữa, tôm, hải sản, lúa mì,…có thể gây ra dị ứng. Triệu chứng khi bị dị ứng rất đa dạng tùy vào đặc điểm cơ thể của mỗi đứa trẻ. Dị ứng ở mức độ nhẹ thường gây ra buồn nôn, ói, đau bụng, phát ban, sưng, ngứa, nổi mẩn đỏ ngoài da,…Dị ứng mức độ nặng có thể ngất xỉu, sốc phản vệ, dẫn đến khó thở, mất ý thức.

Ngoài trường hợp dị ứng thức ăn, một số trẻ dị ứng với sữa bò hoặc những thực phẩm làm từ sữa bò như phô mai, sữa chua, váng sữa,…Không chỉ sữa tươi mà một số loại sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh cũng có lượng sữa bò nhất định. Trẻ bị dị ứng sữa bò vì bé phản ứng khi tiêu hóa với protein trong sữa bò và dị ứng lactose – một loại đường tự nhiên có trong sữa. Trẻ bị dị ứng sữa bò có thể bị nôn ngay sau khi ăn hoặc uống thức ăn có sữa.

Hiện tượng này xem ra khá giống với việc nôn do trào ngược thực quản nhưng nếu mẹ thấy những hiện tượng đi kèm như: dị ứng, đau bụng, tiêu chảy, táo bón thì có thể xác định bé đã bị dị ứng sữa.

Trong trường hợp này, mẹ nên dừng việc cho bé uống sữa ngoài mà chỉ bú sữa mẹ. Bên cạnh đó, các mẹ cũng nên đưa con đi gặp bác sĩ để biết chính xác bệnh tình khi trẻ bị nôn trớ để có hướng điều trị phù hợp và một số thực phẩm hay những loại sữa bổ sung trẻ có thể sử dụng được.

Trẻ 5 tuổi bị nôn nhiều không sốt là do đâu?

Ngộ độc thực phẩm

Trẻ bị ngộ độc thực phẩm khi ăn phải các thực phẩm hư ôi, có các chất gây ngộ độc hoặc thực phẩm chưa được nấu chín, trẻ thường bị nôn nhưng không sốt. Các triệu chứng đi kèm thường là buồn nôn, đi ngoài phân lỏng, đau bụng,…

Nếu trẻ bị ngộ độc mức độ nhẹ có thể cho trẻ nôn thức ăn ra, uống bù nước và nghỉ ngơi, khi gặp tình trạng nặng hơn có thể gây đau bụng dữ dội, ngất xỉu bố mẹ cần nhanh chóng đưa bé đến bệnh viện cấp cứu ngay nhé!

Viêm dạ dày ruột:

Bệnh viêm dạ dày ruột là do vi rút, vi khuẩn, hoặc ký sinh trùng gây ra khiến bé không chỉ bị nôn mà còn nhiều triệu chứng khác như: tiêu chảy, đau bụng, đau cơ, đau đầu,….Viêm dạ dày ruột rất nguy hiểm khi xảy ra với trẻ nhỏ vì vậy mẹ cần lưu ý các triệu chứng để kịp thời đưa bé đến bác sĩ khám và chữa trị đúng cách.

Cha mẹ cần làm gì khi trẻ trẻ bị nôn không sốt không đi ngoài:

Sau đây là các bước cần làm khi trẻ bị nôn nhiều để giúp trẻ nhanh chóng phục hồi sức khỏe :

Theo dõi dấu hiệu mất nước

Khi trẻ nôn và ói rất dễ xảy ra mất nước vì lượng nước theo thực phẩm nôn ra ngoài. Khi cơ thể mất nước, môi trẻ sẽ trở nên khô, da cũng nhợt nhạt, cảm thấy khát nước. Dấu hiệu mất nước nặng hơn khi xảy ra hiện tượng môi rất khô, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ, mắt trũng, bố mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay.

Bù nước và điện giải

Khi nôn nhiều trẻ mất đi một lượng thức ăn và dịch dạ dày, dẫn đến mất nước và điện giải. Cha mẹ có thể cho trẻ uống bù nước hoặc uống dung dịch Oresol theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc đúng tỉ lệ theo hướng dẫn trên bao bì. Dung dịch Oresol giúp phòng ngừa và điều trị mất nước hiệu quả. Khi nôn dạ dày bé còn chưa ổn định, bố mẹ chỉ cho bé uống từng ít một hoặc uống cách quãng khoảng 10 phút để tránh kích thích dạ dày khiến bé nôn nhiều hơn.

Nghỉ ngơi

Nếu khi trẻ mắc cảm lạnh, trẻ bị nôn mà không sốt có nghĩa là bệnh chỉ dừng ở mức nhẹ. Cha mẹ nên để con nghỉ ngơi, tránh để con hoạt động quá nhiều, hạn chế các hoạt động thể lực. Sau khi nôn khoảng 30-60 phút không nên cho trẻ ăn hoặc uống thứ gì vì có thể trẻ sẽ tiếp tục nôn ói trở lại. Lúc này, bố mẹ hãy xoa bụng bé nhẹ nhàng để bé thấy dễ chịu hơn. Bé được thư giãn sẽ làm giảm cách kích thích cơ thể và dạ dày nên hạn chế nôn.

Chế độ ăn

Trẻ bị nôn không sốtNên cho con ăn thức ăn dễ tiêu sau khi nôn

Nên cho con ăn thức ăn dễ tiêu, nhạt và nhẹ như một vài thìa cháo loãng, bánh mì, một quả chuối hoặc bơ, tiếp tục cho bú mẹ nếu trẻ còn bú và chia nhỏ các cữ ăn, ăn chậm, không ăn quá nhiều…Tránh các món ăn đặc, có nhiều gia vị, nhiều axit sẽ khiến bé bị đầy bụng và kích thích nôn nhiều hơn.

Sau bữa ăn nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng, trẻ hoạt động mạnh hay cười, khóc cũng có thể kích thích trẻ bị nôn. Những ngày tiếp theo, bạn nên cho trẻ ăn những bữa ăn nhỏ và nhẹ.

Kiểm tra và thay đổi thực đơn nếu trẻ vẫn tiếp tục nôn.cho bé ăn các loại thức ăn dễ tiêu như chuối, sữa chua, tránh cho bé các loại thực phẩm cay, béo. Những ngày sau đó bố mẹ cần giúp bé trở lại thói quen ăn uống bình thường.

Nằm đầu cao, môi trường thoải mái:

Bố mẹ nên cho trẻ nằm đầu cao vì tư thế này sẽ góp phần làm giảm trào ngược. Không nên cho bé mặc quần áo quá chật để tránh các yếu tố làm tăng áp lực ổ bụng. Nên dọn dẹp nhà cửa, phòng và giường bé thoáng mát, sạch sẽ, một nơi nghỉ ngơi đủ ánh sáng và trong lành sẽ giúp bé hồi phục nhanh hơn và tránh những mùi hay không gian ẩm thấp càng dễ gây buồn nôn. mệt mỏi kéo dài.

Phòng ngừa lây lan:

Trường hợp trẻ nhà bạn bị nôn do siêu vi, vi trùng và các bệnh lý lây nhiễm, cha mẹ cần cẩn thận khi chăm sóc trẻ để tránh lây cho người trong gia đình và bạn bè. Bố mẹ cũng như bé cần rửa tay thường xuyên và giữ bé ở nhà khoảng 24 giờ cho đến khi trẻ hết nôn.

Trẻ sốt mọc răng có nôn không?

Trẻ bị nôn không sốtTrẻ dễ mắc nhiều bệnh lúc mọc răng

Theo một nghiên cứu phân tích rằng giai đoạn trẻ mọc răng trẻ mọc là lúc bé bắt đầu tiếp xúc với nhiều loại mầm bệnh và trong đó có một số bệnh lý khiến bé nôn ói như nhiễm trùng tai, nhiễm trùng đường tiểu, trẻ bị cảm lạnh hoặc cúm, trẻ bị viêm dạ dày ruột hoặc nhiễm trùng dạ dày, dị ứng thức ăn,…

Ngoài ra, khả năng miễn dịch thụ động mà người mẹ truyền cho bé khi mang thai bị suy giảm vào thời gian này nên khả năng bé dễ nôn ói là vì nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Bố mẹ cần kiểm tra để biết nguyên nhân chính xác để đưa bé đi chữa trị đúng cách nhé!

Kết luận:

Trẻ em là đối tượng rất dễ bị mắc bệnh hoặc gặp các vấn đề về sức khỏe bởi hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, các bộ phận chức năng trên cơ thể chưa được hoàn thiện cũng như trẻ em thường năng động, thích chạy nhảy và chưa ý thức nhiều đến việc bảo vệ sức khỏe.

Tuy cha mẹ vô cùng lo lắng khi con mình có bệnh nhưng cũng cần bình tĩnh trang bị một số cách thức xử lý tại nhà, nắm vững cách phòng ngừa bệnh và cách chăm sóc trẻ bị nôn không sốt trong mỗi trường hợp cụ thể khi trẻ bị nôn trớ trước khi đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế nhé!

Xem thêm:

Trẻ 2 Tuổi Bị Nôn Nhiều Không Sốt: Bố Mẹ Phải Làm Sao?

 

Nguồn tham khảo:

 

5/5 - (1 vote)