Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Sốt siêu vi là bệnh thường gặp ở lứa tuổi trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Và virus gây nên cơn sốt này có rất nhiều loại. Mỗi loại như vậy sẽ gây ra những biểu hiện, mức độ sốt khác nhau. Vậy thì làm sao để hiểu rõ được trẻ sơ sinh bị sốt virus là từ đâu, biểu hiện thế nào hay biện pháp chữa trị đúng cách? Các mẹ đừng bỏ qua những thông tin quan trọng trong bài viết này.

Trẻ sơ sinh bị sốt virusTình trạng sốt virus ở trẻ sơ sinh

Thế nào là sốt virus?

Sốt virus còn được gọi bằng một cái tên khác là sốt siêu vi. Sốt siêu vi là từ chỉ chung cho tất cả các loại virus có thể gây ra triệu chứng sốt. Tình trạng trẻ sơ sinh bị sốt virus được xem là tình trạng phổ biến bởi bệnh này thường xuất hiện khi trẻ bị các cơn cảm cúm theo mùa. Ngoài đối tượng là những trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ thì người già cũng rất dễ bị nhiễm phải căn bệnh này. Những người trong lứa tuổi này thường có hệ miễn dịch yếu nên việc nhiễm bệnh là khó tránh khỏi. Vì sốt siêu vi có thể bắt nguồn từ nhiều loại virus khác nhau nên để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh này là điều khá khó khăn. Tùy loại virus mà bác sĩ có thể tìm ra lý do gây bệnh nhưng cũng có trường hợp lại không thể xác định.

Tuy vậy, các bác sĩ vẫn có thể biết được trẻ sơ sinh có bị sốt siêu vi hay không dựa vào những dấu hiệu kèm theo khi phát bệnh. Thông thường, khi phát bệnh, người bệnh sẽ bị các cơn đau nhức, luôn tồn tại cảm giác mệt mỏi và có sự tăng nhiệt độ cơ thể cao hơn mức bình thường. Có một số bị nhẹ thì có thể điều trị tại nhà nhưng có trường hợp nặng hơn thì sẽ cần phải nhập viện theo dõi.

Với trẻ sơ sinh, cơ thể vẫn còn non yếu, cơ thể vẫn chưa phát triển hoàn thiện nên rất dễ bị cúm nhất là vào giai đoạn chuyển mùa. Hơn nữa, triệu chứng sốt siêu vi này có thể xâm nhập vào bất cứ lúc nào khi cơ thể không khỏe mạnh. Nên dù chỉ bị cảm nhẹ, bé cũng có thể bị sốt siêu vi.

Trẻ có biểu hiện gì khi bị sốt virus?

Dấu hiệu đầu tiên mà mẹ có thể phát hiện ra khi trẻ sơ sinh bị sốt siêu vi là tình trạng sốt cao. Tuy nhiên, triệu chứng sốt có thể xảy ra ở nhiều bệnh nên thường dễ gây lầm lẫn. Do đó, để nhận biết được chính xác bé nhà bạn có đang bị sốt virus hay không thì cần quan sát các biểu hiện có trên cơ thể của trẻ:

  • Có tình trạng sốt nhẹ lúc đầu, hay quấy khóc, mệt mỏi: đây là những dấu hiệu đầu tiên kể từ khi trẻ mắc phải sốt siêu vi. Mẹ có thể dễ dàng nhận thấy được sự khó chịu của bé, bé hay bực tức không rõ lý do, thậm chí là quấy khóc không ngừng. Ngoài ra, bé còn trở nên lừ đừ, hay mệt mỏi, không còn vui vẻ, thoải mái vui chơi như thường ngày. Lúc này, mẹ nên lấy tay sờ lên trán bé để xem bé có bị sốt hay không hoặc chính xác hơn mẹ có thể dùng nhiệt kế.

Trẻ sơ sinh bị sốt virusQuấy khóc là một dấu hiệu giúp mẹ kịp thời phát hiện tình trạng sốt của trẻ

  • Có tình trạng sốt cao liên tục về sau hoặc bị ngắt quãng, lúc tăng lúc hạ: sau giai đoạn sốt nhẹ, càng về sau nhiệt độ cơ thể của bé càng tăng, có lúc lên đến 39 độ C hoặc hơn. Tuy nhiên từng bé có thể trạng khác nhau mà cơn sốt có thể diễn ra liên tục hoặc lúc thì giảm xuống lúc thì lại tăng lên. Trong trường hợp này, để đảm bảo thì bố mẹ nên đưa trẻ đi khám.
  • Có các triệu chứng của chảy mũi, nghẹt mũi, ho và có thể xuất hiện các vết ban đỏ: không chỉ bị sốt, ở một số trẻ, các triệu chứng cảm thông thường có thể xảy đến như chảy nước mũi, nghẹt mũi và ho. Thêm vào đó, trên da trẻ còn có những nốt ban đỏ.
  • Có tình trạng nôn ói: cũng giống như những trường hợp bị sốt khác, sốt siêu vi cũng có thể khiến cho trẻ bị nôn ói. Tuy nhiên, triệu chứng này không phải sẽ xảy ra ở tất cả các bé. Có những trẻ khỏe hơn thì không bị ói. Khi trẻ có dấu hiệu nôn ói mỗi khi được cho ăn hoặc uống, mẹ không nên tỏ ra cáu gắt hay quá lo sợ mà cần bình tĩnh tìm ra giải pháp.
  • Có dấu hiệu lạnh tay chân sau sốt: khi bé bị sốt siêu vi được 3-4 ngày, tay chân của bé sẽ có dấu hiệu lạnh toát dù cơn sốt của trẻ chưa hề có dấu hiệu giảm xuống. Nguy hiểm hơn, trẻ có thể bị hôn mê, viêm màng não… gây ảnh hưởng đến tính mạng. Cho nên, sau 3 đến 4 ngày mà trẻ vẫn chưa hạ sốt thì mẹ nên đưa bé đi khám.
  • Sốt cao hơn, ói nhiều hơn: triệu chứng nghiêm trọng này thường xảy ra sau nhiều ngày bé bị sốt vi. Đây là trường hợp nguy hiểm, việc sốt cao liên tục và hay bị ói sẽ khiến bé bị suy dinh dưỡng, luôn trong trạng thái mệt mỏi, thiếu năng lượng, sức đề kháng bị giảm sút và có thể dẫn tới những bệnh khác.
  • Có biểu hiện đau bụng, khi đi đại tiện phân có màu đen: hiện tượng đi ngoài phân đen kèm theo chứng đau bụng khó chịu có thể xảy đến ở một số trẻ. Khi thấy bé có dấu hiệu này, bố mẹ cần theo dõi kỹ lưỡng để có thể nhanh chóng đưa đi bác sĩ nếu tình hình nghiêm trọng hơn.
  • Xuất hiện chảy máu mũi, nôn ra máu: tình trạng chảy máu mũi và nôn có kèm theo máu là những dấu hiệu cho thấy bệnh của trẻ sắp trở nặng. Lúc này, mẹ không nên chần chừ mà nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và chẩn đoán.
  • Có dấu hiệu giật mình, hoảng hốt lúc đang ngủ: trong khi đang ngủ, thỉnh thoảng trẻ sẽ bị giật mình và tỉnh giấc. Để có thể xử lý kịp, bố mẹ cần để ý, theo dõi sát sao ngay bên cạnh.
  • Có biểu hiện co giật: một trong những triệu chứng nặng nhất khi bị sốt siêu vi là tình trạng lên cơn co giật. Khi trẻ bắt đầu có biểu hiện của co giật, mẹ nên tiến hành sơ cứu tạm thời và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện.

Trẻ sơ sinh bị sốt virus mẹ nên làm gì?

Đến thời điểm này, thuốc đặc hiệu để chữa hoàn toàn sốt virus là vẫn chưa có nên nếu cha mẹ áp dụng phương thức này cho con sẽ không thể có hiệu quả. Thay vào đó, mẹ nên tập trung làm thế nào để giảm những triệu chứng có trên cơ thể bé. Chính vì vậy, việc làm đầu tiên mà mẹ nên thực hiện khi trẻ bị sốt là cho bé đi xét nghiệm máu. Làm như vậy sẽ giúp mẹ tìm ra được rốt cuộc virus nào gây nên bệnh và từ đó sẽ có biện pháp chữa trị phù hợp.

Tuy nhiên, vẫn có một số mẹ thường hay chủ quan và chỉ nghĩ đơn giản con đang bị cảm thông thường nên ra tiệm mua thuốc. Chính việc làm này có thể làm cho tính mạng của trẻ rơi vào nguy hiểm vì không phát hiện sớm đúng bệnh, chữa đúng cách. Do đó, mẹ không nên tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa biết trẻ đang bị sốt gì.

Sau khi đã được bác sĩ chẩn đoán chính xác cơn sốt là do virus siêu vi gây ra, mẹ có thể đưa trẻ về nhà để tự chăm sóc. Với những trẻ bị sốt trên 38 độ, mẹ nên sử dụng khăn đã thấm nước mát để chườm cho bé. Hoặc mẹ cũng có thể dùng nó để lau mồ hôi trên cơ thể bé. Bên cạnh đó, mẹ nên thay cho bé bằng những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát. Như vậy, cơn sốt của bé có thể hạ xuống tốt hơn. Nếu được cho phép của bác sĩ, mẹ có thể cho bé dùng thêm thuốc hạ sốt dành cho trẻ em.

Vì khi bị sốt cơ thể thường đổ nhiều mồ hôi và có thể bị nôn ói nên lượng nước trong cơ thể có thể sẽ bị sụt giảm. Lúc này, Oresol sẽ có tác dụng rất tốt cho việc bù đắp nước cho bé. Không chỉ vậy, trẻ cũng cần uống nhiều nước lọc để cung cấp nước và ăn những món loãng.

Trẻ sơ sinh bị sốt virusCho bé uống nước nhiều hơn để bù lại lượng nước đã mất

Mẹ cũng cần giữ gìn vệ sinh sạch sẽ cơ thể của trẻ, thường xuyên nhỏ nước muối sinh lý cho mắt, mũi của bé để làm sạch chúng. Ngoài ra, cách ly trẻ để tránh lây truyền bệnh, luôn đảm bảo thân nhiệt của bé không quá lạnh cũng không quá nóng. Những việc này đều sẽ giúp cho bé không bị bội nhiễm và không phải dùng thuốc kháng sinh. Khi trẻ có dấu hiệu ho, hãy cho trẻ dùng quất chưng đường phèn, chanh đào muối… Thường thì chỉ cần chăm sóc đúng cách trẻ sẽ tự hết sốt siêu vi sau 3 đến 7 ngày. Nhưng nếu đã qua 3 ngày mà bé vẫn sốt cao thì nên đưa bé đi khám.

Chế độ ăn uống dành cho trẻ sốt virus

Trẻ sốt virus sẽ thường xuyên mệt mỏi, buồn ngủ. Vì thế, chế độ ăn của bé cần phải được chú trọng để giúp trẻ bổ sung đủ chất chống lại bệnh và tiêu hóa được dễ dàng hơn. Với từng độ tuổi, trẻ sẽ có các chế độ ăn như sau:

  • Những trẻ từ 6 tháng tuổi trở xuống: vì đây là giai đoạn còn bú sữa mẹ nên thức ăn lúc này chủ yếu là sữa. Khi sốt siêu vi thường mất nước nên trẻ sẽ hay cảm thấy khát và thèm uống sữa. Khi đó, mẹ nên cho trẻ bú nhiều hơn. Bên cạnh đó, cần cho trẻ uống thêm nước. Trong trường hợp bé bú bình, cần đảm bảo được một lượng là 150ml và chia thành 8 đến 10 lần. Mẹ cũng cần chú ý cho bé uống nước trước khi cho bú vì chỉ khi bù được lượng nước cần thiết bé mới không bỏ sữa.
  • Những trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng: vẫn tiếp tục cho bé bú sữa nhưng với lượng nhiều hơn để bổ sung nước. Mẹ nên xay loãng bột và cháo trước khi cho bé ăn để dễ tiêu hóa. Tuy nhiên, nên chia làm nhiều cữ ăn từ 4 đến 5 bữa, mỗi lần ăn rất ít từ ⅓ đến ½ chén. Không chỉ vậy, mẹ cần đảm bảo lượng đạm quan trọng cho cơ thể trẻ và cho bé uống thêm một số loại nước trái cây mát.

Sốt virus có lây nhiễm không?

Có nhiều cha mẹ thắc mắc rằng liệu sốt virus có lây hay không? Có cần thiết phải cách ly trẻ ra không? Thì câu trả lời chính là có. Sốt virus hoàn toàn có thể lây từ người này sang người khác. Con đường mà nó dễ đi qua nhất chính là đường hô hấp. Chỉ cần người bệnh hắt hơi, ngáp, ho và ngay cả khi nói chuyện cũng có thể lây bệnh. Vì khi nói chuyện, nước miếng có thể văng ra và vô tình đưa virus sang cơ thể đối phương. Thời gian để virus di chuyển từ người sang người là rất nhanh và chỉ trong 16 đến 48 tiếng là virus đã có thể gây bệnh bên trong cơ thể. Trẻ sơ sinh và trẻ em thường chưa có sức đề kháng khỏe mạnh như người lớn nên sẽ rất dễ nhiễm bệnh này. Ngoài ra, có một số sốt siêu vi có thể lây truyền qua da.

Trẻ sơ sinh bị sốt virus có thể tắm không?

Vì sợ bệnh sốt virus nghiêm trọng hơn nên có một số cha mẹ nghĩ rằng kiêng tắm cho con sẽ mau hết bệnh. Thực chất, điều này là hoàn toàn sai lầm. Việc không giữ gìn cơ thể sạch sẽ có thể làm cho bé khó chịu hơn, bệnh viêm da có cơ hội phát bệnh và tạo con đường cho sự xâm nhập của các virus, vi khuẩn gây hại khác. Cho nên, dù đang bị sốt virus nhưng bé vẫn có thể tắm. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý về cách tắm cho bé. Thay vì bình thường tắm nước lạnh, mẹ nên cho bé tắm nước ấm có rắc vài hạt muối, lau nhẹ nhàng từng bộ phận trên cơ thể và đảm bảo người bé được lau khô ráo trước khi mặc quần áo. Nếu không làm như vậy, khả năng trẻ bị cảm sẽ rất cao hoặc bị chuyển sang bệnh nghiêm trọng khác.

Trẻ sơ sinh bị sốt virusKhi bé đang bị sốt thì nên cho trẻ tắm bằng nước ấm và rửa nhẹ nhàng từng bộ phận trên cơ thể bé

Kết luận

Mặc dù trẻ sơ sinh bị sốt virus có thể chữa khỏi nếu bố mẹ thực hiện chăm sóc, kiêng cữ chính xác nhưng vẫn có thể có vài trường hợp nặng không rõ nguyên nhân dẫn tới. Vì vậy, để đảm bảo bé luôn an toàn và khỏe mạnh, bố mẹ phải luôn chú ý theo dõi bé hằng ngày. Bất cứ biểu hiện lạ cũng là một nguy cơ phát bệnh.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Rụng Tóc Có Nguy Hiểm, Có Sao Không

Nguồn tham khảo

  • https://bloganchoi.com/bieu-hien-cua-sot-sieu-vi-o-tre-nho-va-cach-phong-tranh/#gsc.tab=0
  • https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/suc-khoe-tre-em/sot-sieu-vi-o-tre-em/
  • https://www.momjunction.com/articles/signs-symptoms-viral-fever-infants_0084776/#gref

 

Rate this post