Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Khi mới sinh, trẻ nhỏ thường ngủ nhiều, có trẻ ngủ cả ngày lẫn đêm. Tuy nhiên, trẻ ngủ li bì, dáng vẻ mệt mỏi, ánh mắt lờ đờ có thể là do bị bệnh. Chính vì vậy, nhiều mẹ thắc mắc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không? Câu trả lời sẽ có trong bài viết dưới đây.

Giấc ngủ có lợi ích gì đối với trẻ sơ sinh?

Giấc ngủ vốn là điều rất quan trọng đối với trẻ sơ sinh, giúp cho thể chất cũng như tinh thần sau này của bé được phát triển tốt. Theo các bác sĩ chuyên khoa, cơ thể trẻ vẫn tiếp tục lớn lên trong khi đang ngủ ngon, đủ giấc. Khi đó, não bộ của trẻ sẽ tiết ra nhiều hormone tăng trưởng, từ đó có thể giúp trẻ phát triển chiều cao ngay cả khi ngủ.

 Trẻ Sơ Sinh Ngủ NhiềuCơ thể trẻ vẫn tiếp tục lớn lên trong khi đang ngủ ngon

Đồng thời, những trẻ sơ sinh ngủ nhiều sẽ cảm thấy thoải mái hơn về tinh thần do cơ thể được thư giãn. Từ đó, trẻ sẽ luôn vui vẻ và hạnh phúc. Không chỉ vậy, ngủ nhiều còn giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch, sau này sẽ dễ dàng phòng được các bệnh về nhiễm khuẩn. Do đó, ngủ nhiều sẽ giúp bé ăn ngon, ngủ khỏe và nhanh lớn hơn.

Nhiều mẹ vẫn băn khoăn trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Trên thực tế, với những trẻ ngủ xuyên đêm đến sáng sớm vẫn tăng cân đều đặn. Nếu trẻ không có biểu hiện gì bất thường thì mẹ cứ để khi trẻ cảm thấy đói sẽ tự thức dậy và đòi ăn.

Ngay từ lúc trẻ vừa chào đời, mẹ có thể tập cho con có thói quen ăn, ngủ khoa học để bé quen “nếp”. Tuyệt đối không để trẻ ngủ giờ giấc “vô tội vạ” vì sẽ gây ảnh hưởng tới hành vi của trẻ sau này.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều hơn bình thường có tốt không?

Bố mẹ sẽ thật thoải mái nếu sau khi sinh mà vẫn được ngủ thẳng giấc qua đêm đến sáng, thậm chí ban ngày cũng không bị quấy rầy nhiều bởi tiếng khóc của bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không lại là vấn đề ngay lập tức được đặt ra. Bởi lẽ, trẻ nhỏ chỉ cần hắt xì hơi hay húng hắng ho nhẹ thôi cũng đã khiến cho bố mẹ lo lắng sốt vó lên rồi.

Theo tính toán của các chuyên gia, khi đang còn ẵm ngửa, trẻ sơ sinh sẽ ngủ từ 18 đến 20 tiếng. Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng như vậy, nhiều trẻ sơ sinh sẽ ngủ thành nhiều giấc ngắn chứ không phải là một giấc dài trong ngày. Trong mấy tuần đầu sau sinh, thời gian thức chủ yếu của trẻ chỉ là để bú.

Trẻ Sơ Sinh Ngủ NhiềuTrẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không là vấn đề khiến nhiều mẹ lo lắng

Ngoài ra, ở giai đoạn trước 6 tuần tuổi bé chỉ có thể thức khoảng 4 đến 10 tiếng mỗi ngày. Còn sau 6 tuần tuổi, bé yêu sẽ thức nhiều hơn vào ban ngày và ngủ nhiều hơn vào ban đêm. Cụ thể, theo từng độ tuổi, trẻ sơ sinh sẽ có thời gian ngủ khác nhau. Chẳng hạn, trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 16 giờ, trong đó ngủ đêm 8 giờ và ngủ ngày 8 giờ. Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ ngủ khoảng 15 giờ, trong đó ngủ đêm 10 giờ, ngủ ngày giảm dần còn 5 giờ.

Xem thêm: Trẻ 3 Tháng Tuổi Ngủ Mấy Tiếng Một Ngày Là Bình Thường

Đến khi trẻ sơ sinh 12 tháng tuổi thì chỉ còn ngủ khoảng 13,5 giờ, trong đó đêm ngủ 11 giờ, ngày đã giảm xuống còn 2,5 giờ. Tất nhiên, thời gian ngủ của trẻ ở trên chỉ mang tính tương đối, còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi trẻ mà tổng thời gian ngủ ngày và đêm có sự khác nhau.

Thông thường, trẻ sơ sinh từ 1 – 12 tháng tuổi có giấc ngủ kéo dài vào ban đêm. Do đó, việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều, ngủ sâu giấc hoàn toàn sẽ là điều tốt nhất đối với trẻ. Bố mẹ cũng không nên làm gián đoạn giấc ngủ của trẻ bằng việc đánh thức trẻ dậy để ăn cháo, ăn bột hay bú sữa.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là dấu hiệu của bệnh gì?

Một vấn đề khác mà nhiều bố mẹ quan tâm chính là bé ngủ quá say, khó tỉnh hay đột nhiên ngủ li bì. Rất có thể thân nhiệt của trẻ bị giảm đột ngột khiến trẻ bị sốt hoặc mất nước. Ngoài ra, tình trạng ngủ bất thường này có thể là hậu quả sau một chấn thương ở đầu hoặc sau khi trẻ uống một số loại thuốc như thuốc kháng histamine.

  •  Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít do bị sốt: Khi trẻ không chịu bú, quấy khóc hoặc ngủ li bì, kèm theo dấu hiệu là 2 má đỏ bừng hoặc hơi tái thì có thể là trẻ đang bị sốt. Khi đó, mẹ nên đo thân nhiệt cho bé bằng cách đặt nhiệt kế ở hậu môn hoặc nách của trẻ. Nếu nhiệt độ cơ thể trẻ trên 37,5 độ C là trẻ đang bị sốt.
  •  Trẻ sơ sinh ngủ nhiều do bị mất nước: Tình trạng trẻ ngủ quá nhiều và nằm li bì, cơ thể uể oải có thể do bé đang bị mất nước trong cơ thể. Biểu hiện của việc mất nước đó là mắt bé sẽ bị trũng sâu hơn, bé khóc mà không thấy chảy nước mắt.

Ngoài ra, làn da của bé sẽ đàn hồi kém đi, mẹ hãy lấy tay ấn vào da trẻ, nếu thấy da phồng trở lại bình thường ngay là trẻ không bị thiếu nước. Nếu da trẻ bị lõm xuống, lâu trở lại bình thường là dấu hiệu trẻ bị thiếu nước.

Bên cạnh đó, trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày kèm theo dấu hiệu tiểu ít cũng là dấu hiệu trẻ bị mất nước. Bình thường, trẻ sơ sinh sẽ đi tiểu trên 4 lần/ngày, nước tiểu trong và không nặng mùi. Tuy nhiên, khi trẻ bị thiếu nước sẽ đi tiểu ít hơn 4 lần/ngày, nước tiểu màu vàng đậm và nặng mùi. Không chỉ vậy, khi bị mất nước, môi trẻ sẽ khô, mệt mỏi và lờ đờ dẫn đến hiện tượng trẻ ngủ li bì hoặc quấy khóc vật vã.

  •  Trẻ sơ sinh ngủ nhiều do bị viêm màng não: Có thể nói, viêm màng não là căn bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ sơ sinh. Bởi lẽ, căn bệnh này có nguy cơ cao dẫn đến tử vong hay những di chứng nặng nề cho trẻ sau này nếu không được chữa trị kịp thời.

Thông thường, viêm màng não cấp ở trẻ sơ sinh sẽ có những dấu hiệu như: trẻ đau đầu, cứng gáy, quấy khóc, co giật, nôn, bú kém, ngủ li bì – hôn mê,… Thậm chí, viêm màng não ở trẻ sơ sinh có thể dẫn đến tử vong trong vòng 24 giờ đầu nếu như trẻ xuất hiện các dấu hiệu ban xuất huyết dưới da, đôi khi còn có ban xuất huyết hoại tử, mắt bé lờ đờ, ngủ nhiều hoặc hôn mê.

Trẻ Sơ Sinh Ngủ NhiềuTrẻ sơ sinh ngủ nhiều có thể là dấu hiệu bệnh lý

  • Trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít có sao không? Đây có thể là dấu hiệu vàng da nặng. Theo cảnh báo của các bác sĩ, nếu trẻ sơ sinh ngủ 8 tiếng liên tục có thể là dấu hiệu của trẻ mắc bệnh vàng da nặng. Không chỉ có vậy, việc say giấc quá lâu cũng khiến trẻ bị thiếu nước, nhất là khi ngủ trong phòng máy lạnh.

Trường hợp trẻ ngủ nhiều không dậy ăn nhưng trước đó thân nhiệt bình thường, vẫn ăn uống tốt thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu bé ngủ nhiều trong thời gian sau khi bị các bệnh truyền nhiễm như sởi hay thủy đậu thì lại là dấu hiệu đáng lo. Đặc biệt, khi bé có dấu hiệu nhức đầu, đau cổ, co giật, ngủ li bì thì có thể là triệu chứng của bệnh viêm não hay viêm màng não rất nguy hiểm, bố mẹ cần nhanh chóng đưa trẻ đi khám sức khỏe.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tăng cân không?

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sơ sinh sẽ bị giảm mất khoảng từ 5-10% cân nặng sau khi sinh trong tuần đầu tiên. Phải đến sau 2-3 tuần, trẻ mới bắt đầu tăng cân đều đặn. Cân nặng sau khi sinh của trẻ sẽ tăng gấp đôi khi được 4 tháng tuổi. Theo đó, cân nặng của trẻ sẽ tăng gấp 3 lần khi trẻ được 13 tháng tuổi đối với bé trai và 15 tháng đối với bé gái.

Việc trẻ sơ sinh chậm tăng cân có liên quan trực tiếp đến việc bú mẹ của trẻ. Bởi lẽ, trẻ ngủ nhiều khiến cho việc bú sữa mẹ bị gián đoạn. Bé sẽ chỉ thức dậy và bú một lượng nhỏ rồi lại nhanh chóng chìm vào giấc ngủ. Tình trạng này cứ kéo dài liên tục thì chắc chắn trẻ sẽ sụt cân và ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của cơ thế.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không luôn là nỗi băn khoăn không chỉ của riêng cặp vợ chồng nào. Lúc nào mẹ cũng đặt mình trong tâm thế “sẵn sàng chiến đấu” bởi lẽ trẻ sơ sinh ngày ngủ nhưng đêm sốt là bình thường. Trẻ ngủ nhiều không đáng lo nhưng các triệu chứng đi kèm còn đáng ngại hơn nhiều.

Phải làm gì nếu bé ngủ quá nhiều?

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng trẻ sơ sinh ngủ nhiều vào ban ngày, bạn có thể tham khảo ý kiến của các bác sĩ nhi khoa. Ngoài ra, các bậc cha mẹ có thể làm để theo dõi và đảm bảo giấc ngủ ngon cho con bằng cách cho bé bú mỗi khi chúng có dấu hiệu đói. Cha mẹ hãy nhớ cho bé bú cứ 1 -2 giờ một lần để đảm bảo bé được bú đủ.

Bên cạnh đó, khi bé ngủ cần đảm bảo rằng bé được mặc quần áo thoáng mát, không bị quá lạnh hay quá nóng. Tốt nhất, bố mẹ nên theo dõi nhật ký và lịch ngủ của bé trong vòng 1 – 2 ngày để nắm được thói quen của trẻ. Từ đó, có thể sắp xếp được việc cho trẻ ăn uống kịp thời trước khi trẻ chìm vào giấc ngủ.

 Trẻ Sơ Sinh Ngủ NhiềuBố mẹ nên cho trẻ ăn uống kịp thời trước khi trẻ chìm vào giấc ngủ

Không chỉ có vậy, khi có bất kỳ nghi ngờ gì về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều bú ít, cha mẹ có thể đưa bé đến khám bác sĩ. Đồng thời, nếu lỗ mũi của trẻ phồng lên và vùng da quanh xương sườn của bé lõm xuống khi thở, bé bị sốt thì bạn hoàn toàn có cơ sở để nghi ngờ bé có thể bị ngộ độc do hít, sờ, chạm hoặc ăn phải thứ gì đó có độc.

Như vậy, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không đơn thuần chỉ là thói quen mà đôi khi còn do bệnh lý. Chính vì vậy, bố mẹ cần theo dõi cẩn thận các dấu hiệu bệnh của trẻ để có biện pháp xử lý kịp thời. Bố mẹ có thể gọi cho bác sĩ hoặc trực tiếp đưa trẻ đến phòng cấp cứu nếu trẻ thở hổn hển hoặc khò khè, trẻ thở rất to.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng

Nguồn tham khảo:

  • https://www.marrybaby.vn/nuoi-day-con/tre-so-sinh-ngu-nhieu-co-tot-khong

 

5/5 - (1 vote)