Trẻ sơ sinh là lứa tuổi dễ mắc nhiều bệnh, ngoài cảm cúm thông thường còn có thể bị nhiều bệnh khác. Trong đó phải kể đến vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng. Loại bệnh này giống như với tên gọi là da của bé là màu vàng chứ không phải màu trắng hồng hào như bình thường. Khi thấy dấu hiệu này, nhiều cha mẹ tự hỏi tại sao bé nhà mình lại trở nên như vậy? Nó có ảnh hưởng tới sức khỏe hay sự phát triển của trẻ không? Để tìm hiểu căn bệnh kỳ lạ này, ba mẹ hãy cùng theo dõi bài viết này.
Bệnh vàng da mà trẻ sơ sinh dễ mắc phải
Biểu hiện vàng da trẻ sơ sinh
Để thấy được rõ các biểu hiện khi trẻ sơ sinh mắc bệnh vàng da bằng mắt thường, em bé cần được đưa ra chỗ có đủ ánh sáng. Bạn sẽ thấy được màu da vàng của trẻ. Hoặc cũng có thể thấy dấu hiệu bệnh vàng da qua lòng trắng mắt hay giữa các nướu răng, chúng đều trở thành màu vàng.
Tuy nhiên, sẽ có một số bé có làn da màu đen hoặc đỏ hồng nên sẽ khó có thể nhìn được rõ. Cho nên, mẹ có thể dùng ngón tay trỏ ấn vào những chỗ đùi hay trán. Và chỗ vừa ấn sẽ hiện lên màu sắc của da. Thông thường, thời điểm bệnh vàng da này xuất hiện rất là sớm, chỉ sau 1 tuần chào đời, mẹ đã có thể thấy màu sắc da của bé là màu vàng.
Điều gì gây nên tình trạng vàng da trẻ sơ sinh?
Vàng da ở trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi có thể chia làm 2 loại là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Trong trường hợp bé bị vàng da sinh lý thường sẽ vẫn an toàn và không bị ảnh hưởng gì lớn, thậm chí bệnh còn có thể tự khỏi sau vài ngày. Bởi vàng da sinh lý có chỉ là một kiểu thể trạng tự nhiên của trẻ. Bên cạnh đó, bạn cũng thấy được bé có bị bệnh vàng da nặng hay không qua biểu hiện ăn uống hằng ngày.
Nếu mẹ thấy da bé có màu vàng nhưng vẫn ăn uống khỏe mạnh, ngủ ngon, không quấy khóc thì có thể biết được trẻ chỉ bị vàng da sinh lý. Và đối với tình trạng này, việc dùng thuốc điều trị là không cần thiết. Mẹ chỉ cần để tự nhiên và sinh hoạt cho bé bình thường. Chắc chắn sau một thời gian, bệnh vàng da sẽ tự động biến mất.
Bên cạnh tình trạng vàng da sinh lý, có một số bé sẽ bị vàng da bệnh lý. Không như trường hợp nhẹ này, vàng da bệnh lý bắt nguồn từ sự thay đổi bất thường trong cơ thể của bé. Không chỉ vậy, mẹ còn có thể nhận ra trẻ có màu da vàng đậm hơn từ rất sớm, có thể chỉ vài ngày sau sinh hoặc ngay từ khi sinh ra. Như hiện tượng vàng da sinh lý, nếu bé sinh đủ tháng thì sau 1 tuần sẽ khỏi bệnh và với những trẻ bị thiếu tháng thì cũng chỉ lâu hơn một chút là khoảng 2 tuần. Nhưng khi đã bị vàng da bệnh lý thì dù hết thời gian này, da bé vẫn ở trạng thái vàng.
Nặng hơn nữa, toàn thân và mắt của bé đều mang một màu vàng. Không những thế, trẻ còn có những triệu chứng biếng ăn, cơ thể bị sốt, thường xuyên quấy khóc dữ dội… Đến khi mẹ đưa bé đi khám, bác sĩ sẽ làm xét nghiệm và cho ra kết quả Bilirubin ở trong máu tăng cao hơn bình thường. Đây cũng chính là nguyên nhân chính gây nên bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh.
Vàng da trẻ sơ sinh kéo dài bao lâu?
Thời gian để bệnh vàng da chấm dứt sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh bé mắc phải. Nếu bé chỉ bị vàng da sinh lý thì đây chỉ là trường hợp nhẹ và cũng sẽ nhanh khỏi. Dù là bắt đầu xuất hiện từ thời điểm nào thì đều sẽ hết bệnh ngay sau đó 1 tuần khi bé sinh được đủ tháng và mất 2 tuần khi bé chào đời không đủ tháng. Hơn nữa, vàng da sinh lý không gây nguy hiểm nên mẹ không cần phải quá lo lắng.
Ngược lại, trong tình huống là bé bị vàng da bệnh lý thì thời gian kéo dài bệnh sẽ lâu hơn. Dù đã hơn 3 tuần, mẹ vẫn sẽ thấy da bé vàng. Cũng sẽ có trường hợp, khi trẻ đã 2 tuổi nhưng vẫn bị bệnh vàng da. Điều này là do lượng Bilirubin tăng cao lên một cách bất thường. Như những trẻ bị bệnh vàng da nhẹ, Bilirubin sẽ chỉ dao động trong khoảng dưới 12 mg% hoặc dưới 14 mg%, mức độ tăng của nồng độ này cũng không quá nhanh, chỉ từ 5 mg% trở xuống.
Mặc dù vậy, bệnh vàng da bệnh lý nghiêm trọng hơn nhiều so với vàng da sinh lý. Nếu không chữa trị từ sớm hay biết cách chăm sóc đúng cách, bệnh vàng da này có thể chuyển sang biến chứng nguy hiểm như Bilirubin não cấp tính hay vàng đa nhân.
Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng mẹ cần làm gì?
Muốn giúp cho bé khỏi được bệnh vàng da, mẹ cần xác định được trẻ đang bị loại vàng da nào. Khi đó, mẹ sẽ có phương pháp điều trị và chăm sóc chính xác. Tuy vậy, việc làm đầu tiên ở cả hai trường hợp đều cần được cung cấp đủ lượng nước. Mặc dù nó không có tác dụng trị hoàn toàn bệnh nhưng lại có thể giúp cho cơ thể chuyển hóa được lượng Bilirubin tích tụ trong máu được nhanh hơn.
Không chỉ cho bé uống thêm nhiều nước, đối với vàng da sinh lý, mẹ vẫn phải cho bé ăn uống đầy đủ, không nên kiêng cữ gì cả và ngủ đủ giấc để đảm bảo bé vẫn được bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết và có sức khỏe tốt. Thêm nữa, những trẻ nào vẫn trong giai đoạn bú sữa thì càng cần được mẹ cho bú nhiều sữa hơn. Vì có rất nhiều chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ giúp đẩy hoàn toàn bilirubin ra khỏi máu bé. Không chỉ thế, hệ miễn dịch của bé còn được tăng cường hơn, bé sẽ có đủ sức khỏe để giảm được nhanh hơn các triệu chứng của bệnh vàng da và khỏe mạnh trở lại.
Ngoài việc bú sữa mẹ, các mẹ cũng cần lưu tâm tới lượng nước cho cơ thể bé và tắm nắng hằng ngày. Việc tắm nắng sẽ giúp ích rất nhiều cho da, da dẻ bé sẽ khỏe mạnh hơn và bệnh vàng da có thể được đẩy lùi. Khi cho bé tắm nắng, mẹ nên bế bé ngồi ở gần cửa sổ tầm 7 đến 9 giờ thay vì tắm nắng trực tiếp, tắm sau 9 giờ hay tắm dưới trời nắng gắt vì ánh nắng lúc này sẽ trở thành có hại cho da và sức khỏe của trẻ.
Cho trẻ sơ sinh tắm nắng sẽ giúp da bé khỏe khoắn hơn
Nhưng nếu trong trường hợp là vàng da bệnh lý thì mẹ sẽ cần tới sự hỗ trợ từ các y bác sĩ. Nếu không, bé có thể bị mắc bệnh bại não do chất bilirubin từ máu chạy lên. Không chỉ vậy, phần thần kinh của trẻ còn bị nhiễm độc, xuất hiện chứng co giật dẫn đến hôn mê, nguy hiểm nhất là trẻ sẽ bị tử vong. Vì vậy, ngay khi thấy bé bị vàng da, mẹ nên cho bé tới bệnh viện để chẩn đoán chính xác căn bệnh. Nếu là do sinh lý thì chỉ cần mẹ chăm sóc bé cẩn thận còn bệnh lý thì bác sĩ sẽ hướng mẹ cách điều trị phù hợp.
Phương pháp chữa trị bệnh vàng da thường dùng sẽ là chiếu đèn lên người bé. Vì ánh sáng đèn giúp chuyển hóa bilirubin thành một chất không độc và khi bé tiêu hóa hoặc đi vệ sinh, chất này sẽ từ đó mà được thải ra ngoài. Ngoài ra, bác sĩ còn có thể áp dụng cách điều trị khác là truyền máu. Cách làm này có phần nhanh hơn so với chiếu đèn. Khi truyền máu từ ngoài vào, máu của bé sẽ được đổi thành máu mới. Và cũng nhờ điều này, bilirubin sẽ được đưa ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ dùng khi bilirubin trong người trẻ quá cao và có thể ảnh hưởng đến tính mạng.
Chế độ ăn uống của mẹ khi bé bị vàng da
Vì trẻ sơ sinh cung cấp dinh dưỡng là hoàn toàn từ sữa của mẹ nên việc mẹ ăn gì, uống gì đều có thể ảnh hưởng đến bé. Chính vì vậy, khi trẻ đang bị bệnh vàng da, mẹ nên chú ý tới vấn đề ăn uống.
Cơ thể trẻ sơ sinh vốn đã yếu ớt nên khi bệnh lại càng yếu hơn. Cho nên, đảm bảo cơ thể được nạp đầy đủ dưỡng chất là rất quan trọng. Muốn được như vậy, mẹ lại càng phải ăn uống hợp lý, đủ chất. Nếu trẻ chỉ bị vàng da sinh lý thì yếu tố cần thiết nhất chính là bú sữa mẹ. Khi cơ thể người mẹ không bị thiếu chất thì cơ thể con bạn cũng sẽ được như vậy.
Có một số mẹ lại không nghĩ như vậy mà cho rằng bản thân kiêng cữ sẽ tốt cho bệnh vàng da của bé. Có những mẹ kiêng hết các loại thức ăn chứa nhiều đạm và chất béo. Không chỉ thế, nhóm thực phẩm được cho là vô cùng tốt tới sức khỏe như canh, rau, hoa quả trái cây cũng bị mẹ bỏ qua. Mỗi ngày, họ chỉ dùng cơm với món thịt nạc rang mặn hoặc là tôm rang khô.
Mẹ mà thường xuyên không ăn rau củ quả sẽ làm cho sữa mẹ bị nóng và thiếu chất gây ảnh hưởng tới sức khỏe của bé
Nhưng theo nhiều bác sĩ, việc làm này không những không giúp tình hình của bé khá hơn mà còn làm cho bệnh tình tệ đi. Bởi liên tục ăn theo chế độ ăn này trong thời gian dài sẽ biến vị giác ngon miệng của mẹ trở thành mất vị. Không chỉ thế, mẹ sẽ khó ăn, khó tiêu, thiếu chất, năng lượng và canxi. Khi cơ thể không được nạp đủ chất, cơ thể sẽ bị nóng trong và sữa mẹ cũng mang đặc tính này. Đến khi trẻ bú sữa mẹ, bé cũng bị nóng trong người và dẫn đến táo bón.
Vì những tác hại từ việc kiêng cữ như vậy, các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên mẹ nuôi con bằng sữa mẹ nên ăn đầy đủ thịt lợn, gà, bò, tôm, cá, trứng, các loại rau củ, trái cây hoa quả. Mẹ nuôi con sẽ cần phải có năng lượng nhiều gấp đôi so với bình thường nên ăn nhiều sẽ càng có lợi cho mẹ và bé chứ không hề gây hại. Từ đó, bệnh vàng da của bé sẽ có chứng biến chuyển tốt. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng thêm sữa dành cho mẹ bầu để cung cấp các khoáng chất cho cơ thể.
Khám vàng da sơ sinh ở đâu?
Để khám được nguyên nhân gây nên bệnh và có được cách điều trị hiệu quả, ba mẹ nên tìm đến những bệnh viện, cơ sở y tế uy tín, nơi có khoa chuyên về các bệnh ngoài da cho trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể tìm hiểu qua các thông tin trên mạng, từ người thân hoặc xem qua một số gợi ý của chúng tôi để lựa chọn được một nơi khám, trị bệnh phù hợp.
Những bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng tại Hà Nội
- Bệnh viện Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội
Giờ khám chữa bệnh: Tất cả các ngày trong tuần và làm việc 24/24
- Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc
Địa chỉ: 55 Yên Ninh, Trúc Bạch, Ba Đình, Hà Nội
Giờ khám chữa bệnh: từ thứ 2 đến chủ nhật và làm việc từ 7h đến 17h
- Trung tâm Chăm sóc và Điều trị Sơ sinh – Bệnh viện Phụ sản Trung ương
Địa chỉ: 43 Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội
Giờ khám chữa bệnh: Các ngày trong tuần từ 7h30 đến 16h30
Những bệnh viện, cơ sở y tế chất lượng tại TP. HCM
- Bệnh viện Từ Dũ TP. HCM
Địa chỉ: 284 Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Quận 1, TP HCM
Điện thoại: 08 5404 2829
- Bệnh viện Da liễu TP. HCM
Địa chỉ: 02 Nguyễn Thông, phường 6, Quận 3, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3930 8131
Bố mẹ có thể đưa bé đến bệnh viện Da liễu TP. HCM để khám bệnh vàng da
- Bệnh viện Nhi đồng 1
Địa chỉ: 341 Sư Vạn Hạnh, Phường 10, Quận 10, Hồ Chí Minh
Điện thoại: 08 3927 1119
Nếu chỗ bạn ở cách quá xa với thành phố lớn, bạn cũng có thể ghé vào khám tại những cơ sở y tế huyện, tỉnh uy tín. Những cơ sở này cũng được trang bị đầy đủ thiết bị y tế cùng đội ngũ các y bác sĩ có tay nghề. Nên khi đến đây khám, bé vẫn sẽ được chẩn đúng bệnh và có hướng chữa trị hợp lý.
Kết luận
Vàng da trẻ sơ sinh hơn 1 tháng có thể là do sinh lý hoặc bệnh lý. Nên để đảm bảo được bé có thể khỏi bệnh hoàn toàn, mẹ cần xác định được nguyên nhân gây nên bệnh có phải là do lượng bilirubin tăng cao không qua khám bác sĩ. Nhờ đó, thời gian điều trị sẽ được rút ngắn và bé sẽ khỏe mạnh, phát triển tốt hơn.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Vàng Da Mẹ Nên Ăn Gì Ngoài 3 Món Sau Đây
Nguồn tham khảo
- https://oeoe.vn/tre-so-sinh-bi-vang-da-me-nen-an-gi-dinh-duong-cho-be-hon-1-thang-2-3-4-5-6-7-8-9-10-11-thang.html
- https://gonhub.com/benh-vang-da-o-tre-so-sinh-1-thang-tuoi-co-nguy-hiem-khong-va-cach-dieu-tri.html
- https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/infant-jaundice/symptoms-causes/syc-20373865