Niêm mạc tử cung mỏng có liên hệ mật thiết đến tình trạng sức khỏe của người phụ nữ. Cùng tìm hiểu niêm mạc tử cung mỏng có ảnh hưởng như thế nào và cách điều trị qua bài viết sau:
Niêm mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung có vai trò quan trọng liên quan đến sức khỏe sinh sản nói riêng và sức khỏe của phụ nữ nói chung. Niêm mạc tử cung (hay còn gọi là nội mạc tử cung) là lớp mô có chức năng bảo vệ nằm bao bọc trên bề mặt của tử cung, quyết định đến khả năng thụ thai và nuôi dưỡng thai nhi sau này.
Niêm mạc tử cung mỏng có thể khiến người phụ nữ khó khăn để làm mẹ vì trứng sau khi thụ tinh không thể bám dính hay “làm tổ” dễ dẫn đến sảy thai. Niêm mạc tử cung cũng là số ít cơ quan thay đổi kích thước thường xuyên và theo từng chu kỳ dưới sự tác động của nội tiết tố trong cơ thể, trong đó có khả năng nở rộng tối đa để chứa đựng thai nhi hoặc cả trường hợp song thai.
Chu kỳ kinh nguyệt của các chị em phụ nữ.
Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 phần:
- Lớp nội mạc căn bản: bao gồm tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu tác động tác động của chu kỳ kinh nguyệt.
- Lớp nội mạc tuyến: chịu ảnh hưởng bởi sự biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt.
Sau mỗi kỳ hành kinh, niêm mạc tử cung 12mm-16mm là dấu hiệu bình thường chuẩn bị sẵn sàng để nuôi dưỡng. Tuy nhiên nếu trứng không được thụ tinh, lớp niêm mạc sẽ bong ra và đi ra ngoài.
Có một thắc mắc chung của các chị em phụ nữ là liệu niêm mạc mỏng thì có thai được hay không?
Biểu hiện của niêm mạc tử cung mỏng?
Để biết niêm mạc tử cung mỏng hay dày hơn bình thường hay không chị em cần có kết quả siêu âm để so sánh với độ dày bình thường của niêm mạc theo chu kỳ kinh nguyệt. Các chỉ số độ dày của niêm mạc tử cung được đưa ra dưới đây:
Trong thời gian vừa sạch kinh: (từ sau khi rụng trứng đến khi bắt đầu kỳ kinh sau): Lúc này, niêm mạc tử cung chỉ còn lại lớp mô đệm, mô đáy nên niêm mạc tử cung mỏng 3mm– 4mm.
Giai đoạn tăng sinh (từ khi bắt đầu hành kinh đến khi rụng trứng): giai đoạn đầu lớp niêm mạc tử cung 5mm-6mm và tiếp tục tăng đến kỳ hành kinh sau.
Giai đoạn cuối chu kỳ: niêm mạc tử cung 12mm – 16mm. Ở giai đoạn này lớp niêm mạc tử cung dưới tác động co bóp của tử cung sẽ bong tróc và ra ngoài nếu không có trứng đã thụ thai.
Như vậy nếu trong giai đoạn tăng sinh đi siêu âm niêm mạc tử cung cho kết quả độ dày niêm mạc tử cung 6mm thì được xem là niêm mạc tử cung mỏng. Phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng thường khó khăn khi mang thai, và nếu mang thai cũng khó nuôi dưỡng được phôi thai.
Nguyên nhân của niêm mạc tử cung mỏng
Độ dày của niêm mạc tử cung phụ thuộc vào hàm lượng estrogen (một loại hormone sinh dục) trong cơ thể của phụ nữ. Sau đây là một số nguyên nhân cụ thể liên quan đến tình trạng niêm mạc tử cung mỏng:
- Do thiếu Estrogen: Estrogen được tiết ra trong quá trình rụng trứng và thụ tinh, giúp làm dày thành niêm mạc tử cung. Khi có dấu hiệu mang thai, thành niêm mạc tử cung người mẹ sẽ được kích thích để làm dày lớp niêm mạc, tạo chỗ bám và nuôi sống phôi, tuy nhiên, khi cơ thể thiếu hụt Estrogen, lớp niêm mạc không đạt đến độ dày cần thiết gây nên các vấn đề hiếm muộn, vô sinh,…
- Do tổn thương nội mạc tử cung: trong các trường hợp phá thai hoặc phá thai nhiều lần, lớp niêm mạc tử cung mỏng sau hút thai và không thể hồi phục trở lại độ dày bình thường là hậu quả ảnh hưởng đến việc có thai cho những lần sau này.
- Do niêm mạc tử cung không đáp ứng với Estrogen.
- Do thiếu máu: việc cơ thể thiếu máu không những gây suy nhược, xanh xao, chóng mặt, lượng máu không đủ nuôi dưỡng tế bào cũng ảnh hưởng đến độ dày mô niêm mạc tử cung.
- Do tình trạng mô tuyến của nội mạc tử cung phát triển bên trong cơ của thành tử cung.
Niêm mạc tử cung mỏng có thể có thai không?
Như đã nói ở trên, niêm mạc tử cung mỏng dễ dẫn đến sảy thai hoặc vô sinh vì phôi thai không thể bám dính hay được nuôi dưỡng một cách đầy đủ. Rất nhiều các trường hợp được kết luận vô sinh hoặc sảy thai có nguyên nhân từ việc niêm mạc tử cung mỏng.
Niêm mạc tử cung mỏng khi mang thai dễ dẫn đến sảy thai hoặc vô sinh
Niêm mạc tử cung mỏng có chữa được không?
Niêm mạc tử cung mỏng uống thuốc gì? Điều đó tùy theo nguyên nhân được xác định mà sẽ có cách điều trị niêm mạc tử cung mỏng thích hợp đối với từng tình trạng cơ thể của mỗi người. Các chị em cần bổ sung estrogen trong trường hợp cơ thể thiếu estrogen để làm dày lớp nội mạc tử cung. Với trường hợp phá thai nhiều lần, lớp niêm mạc tử cung bị tổn thương và để lại sẹo sẽ rất khó khăn khi điều trị hay hồi phục trở lại như ban đầu.
Với trường hợp thiếu máu, chị em cần bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như của cải đường, rau bina, các loại thịt có màu đỏ, bông cải xanh, các loại hoa quả. Ngoài ra thực phẩm giàu Vitamin E cũng cực kỳ có ích cho phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng. Trường hợp niêm mạc tử cung mỏng do dính lòng tử cung, chị em sẽ được chỉ định đặt dụng cụ nong tử cung để khắc phục.
Tập thể dục mỗi ngày: Vận động giúp cơ thể có nhiều năng lượng, trong đó việc đi bộ có tác động đến hông, ảnh hưởng, thúc đẩy lượng máu chảy vào tử cung hỗ trợ cải thiện độ dày của lớp niêm mạc tử cung. Bên cạnh đi bộ, yoga cũng là phương pháp tập luyện giúp tăng tuần hoàn máu rất tốt cho cơ quan sinh sản. Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyến khích các biện pháp điều trị khác như massage, bấm huyệt, châm cứu giúp làm dày niêm mạc tử cung, giúp phục hồi và nuôi dưỡng một tử cung khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc thụ thai.
Nếu bạn đã từng dùng thuốc kích trứng thì nên dừng lại để tử cung có thời gian nghỉ ngơi và lớp niêm mạc tử cung có cơ hội phục hồi, làm dày trở lại.
Ngoài các biện pháp phía trên, việc điều trị bằng thuốc đông y cũng có những kết quả khả quan. Đông y dựa vào nguyên nhân, triệu chứng, thể trạng cơ thể của mỗi người để có phương pháp thích hợp.
Niêm mạc tử cung mỏng nên ăn gì?
Bên cạnh các biện pháp luyện tập và sử dụng thuốc, thực phẩm chức năng theo hướng dẫn của bác sĩ giúp hồi phục và gia tăng độ dày của niêm mạc tử cung một cách trực tiếp và nhanh chóng thì chế độ ăn uống và lựa chọn thực phẩm ăn uống mỗi ngày là một cách giúp làm dày niêm mạc tử cung một cách hiệu quả không kém một cách tự nhiên, nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên chị em cũng cần lưu ý lựa chọn thực phẩm vệ sinh, an toàn để không gây tác dụng xấu ngược lại đến sức khỏe.
Sữa ong chúa: Một nghiên cứu cho rằng bổ sung sữa ong chúa cũng gần giống như việc bổ sung estrogen vào cơ thể. Với chị em thiếu hụt estrogen thì đây là nguồn thực phẩm quý giá và hiệu quả giúp khắc phục niêm mạc tử cung mỏng. Ngoài ra, mỗi ngày dùng 1-2 lần sữa ong chúa còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác cho các chị em.
Sầu riêng: Đây là loại trái cây có chứa một lượng estrogen tự nhiên rất lớn cùng với axit folic và sắt hỗ trợ làm dày niêm mạc tử cung và hạn chế việc thiếu máu khi mang. Ngoài ra, sầu riêng còn chữa được bệnh buồng trứng đa nang, cung cấp sức đề kháng cho cơ thể. Tuy nhiên, mỗi ngày chị em nên ăn không quá 2 múi vì sầu riêng có tính nóng và không dùng chung với bia rượu, cà phê.
Bổ sung estrogen từ nhiều nguồn là cách điều trị niêm mạc tử cung mỏng..
Sữa đậu nành: Đậu nành cũng được xem là “thần dược” bổ sung estrogen cho nữ giới, việc sử dụng đậu nành có thể khiến niêm mạc tử cung dày lên. Uống mỗi ngày từ 2-3 cốc sữa đậu nành hoặc ăn các thực phẩm được chế biến từ đậu này đều giúp quá trình mang thai thuận lợi hơn.
Quả bơ: Quả bơ giàu chất kiềm giúp điều hòa nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ (tinh trùng cũng thích ứng rất tốt trong môi trường kiềm hóa), Bơ cũng chứa chất béo lành mạnh. Mỗi ngày chị em ăn một quả bơ sẽ hỗ trợ quá trình mang thai và còn giảm cân hiệu quả.
Vitamin E: Vitamin E giúp thúc đẩy quá trình sinh sản mô tế bào và tăng cường lưu thông máu. Để cải thiện độ dày niêm mạc tử cung cần kết hợp các thực phẩm chứa vitamin E như rau cải xanh, đu đủ, xoài,…Đây đều là các loại rau xanh và hoa quả dễ tìm thấy ở chợ hay các hệ thống siêu thị, cửa hàng bách hóa,…
Lá ngải cứu: Lá ngải cứu từ lâu đã được xem là một vị thuốc dân gian phổ biến có thể chữa được nhiều bệnh, trong đó cực kỳ thích hợp với những phụ nữ gặp vấn đề về niêm mạc tử cung mỏng. Ngải cứu có thể được tìm thấy ở những cửa hiệu thuốc nam, hoặc mọc thành bụi ở ngoài vườn.
Mỗi ngày bạn lấy một ít lá ngải cứu đã phơi khô, đun lấy nước uống, 2 lần một ngày trong vòng một tháng, tình trạng niêm mạc tử cung mỏng của bạn sẽ được cải thiện đáng kể, tăng khả năng thụ thai và độ bám của phôi thai.
Lá mâm xôi, lá tầm ma: Lá cây mâm xôi rất giàu vitamin và các chất dinh dưỡng: axit citric, sắt, canxi, và carotenoid nên là một loại thực phẩm rất tốt để cải thiện tình trạng bất thường của tử cung.
Ngoài ra, lá cây tầm ma có chứa nhiều vitamin C, sắt đều cần thiết cho việc nuôi dưỡng và làm dày tế bào niêm mạc tử cung.
Thực phẩm giàu chất sắt giúp làm dày niêm mạc tử cung.
Trên đây là các loại thực phẩm cũng như vị thuốc dân dã, dễ tìm, gần gũi mà chị em có thể ăn hằng ngày, tuy không hoàn toàn chữa niêm mạc tử cung mỏng nhưng có thể hỗ trợ tăng độ dày niêm mạc tử cung cũng như bổ sung nhiều dinh dưỡng cho cơ thể giúp quá trình thụ thai và mang thai khỏe mạnh. Hãy chuẩn bị cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý để bảo vệ sức khỏe sức sinh sản của mình và niêm mạc tử cung mỏng không còn là nỗi lo lắng của chị em.
Kết luận
Niêm mạc tử cung mỏng gây ra nhiều lo lắng và buồn phiền cho chị em, nhất là trong việc có thai và sinh sản. Bài viết hy vọng đã cung cấp một số thông tin hữu ích giúp các chị em dễ dàng xác định và có cách khắc phục niêm mạc tử cung mỏng của mình.
Xem thêm:
Niêm Mạc Tử Cung Dày 7mm Có Mỏng Không, Có Thai Được Không ?
Nguồn tham khảo:
Thực phẩm cải thiện tình trạng niêm mạc tử cung mỏng giúp tăng khả năng thụ thai cho chị em