Updated at: 09-05-2020 - By: admin

Niêm mạc tử cung có vai trò vô cùng quan trọng, quyết định tới việc người phụ nữ có thể mang thai và bảo vệ thai trong suốt 9 tháng 10 ngày được hay không. Vậy, niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp một số thắc mắc của chị em về niêm mạc tử cung.

Niêm mạc tử cung là gì?

Niêm mạc tử cung chính là lớp mô nằm bên trong của tử cung, bao phủ lấy toàn bộ bề mặt trong của tử cung. Mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp niêm mạc sẽ dần dần dày lên để chuẩn bị cho trứng thụ tinh vào làm tổ. Nếu trứng không được thụ tinh thì lớp niêm mạc này sẽ tự bong ra và đẩy ra ngoài cơ thể, gây nên hiện tượng hành kinh.

Ở những người phụ nữ bình thường, lớp niêm mạc này sẽ có độ dày từ 812mm, độ dày lý tưởng để có thai và bảo vệ thai. Tuy nhiên, cũng có những người có lớp niêm mạc mỏng hơn hoặc dày hơn. Tùy độ dày mỏng mà việc có con sẽ gặp khó khăn hơn.

Niêm mạc tử cungNiêm mạc tử cung bao quanh phần tử cung phụ nữ

Cấu tạo của niêm mạc tử cung gồm 2 lớp: lớp đáy và lớp nông, trong đó:

Lớp đáy hay còn gọi là nội mạc căn bản: sẽ có các tế bào biểu mô trụ tuyến và mô đệm, không chịu sự tác động của chu kỳ kinh nguyệt.

Lớp nông hay còn gọi là lớp nội mạc tuyến: Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi sự biến đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Thế nào là niêm mạc tử cung dày, niêm mạc tử cung mỏng, bình thường?

Trong điều kiện bình thường, không tính trước, trong, giữa chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung được coi là dày, khó thụ thai khi dày hơn 20 mm

Trong điều kiện bình thường, không tính trước, trong, giữa chu kỳ kinh nguyệt, niêm mạc tử cung được coi là mỏng, khó thụ thai khi mỏng hơn 8mm

Niêm mạc tử cung bao nhiêu là bình thường?

Trong chu kỳ kinh nguyệt, thường thì niêm mạc tử cung mỏng 3mm. Giai đoạn phát triển được tính gần thời gian rụng trứng, giữa chu kỳ kinh nguyệt: niêm mạc tử cung dày 8mm 12mm. Giai đoạn chế tiết, được xác định trước khi có kinh: niêm mạc tử cung khoảng 1216mm.

Trong điều kiện bình thường thì niêm mạc tử cung từ 812mm được coi là bình thường, lý tưởng để có thể thụ thai.

Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai và khó có thai?

Niêm mạc tử cung dày hay mỏng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thụ thai ở người phụ nữ. Để biết bạn dễ hay khó có thai, bạn có thể dựa vào thông tin dưới đây. Tất cả đều tính trong điều kiện bình thường, không tính thời kỳ kinh nguyệt:

 Niêm mạc tử cung dày 6mm 7mm: Nhiều người thắc mắc không biết niêm mạc tử cung 7mm có mỏng không. Nếu bạn có niêm mạc tử cung 7mm được coi là hơi mỏng nên việc có thai cũng sẽ gặp khó khăn nhé. Nếu phôi thai có bám vào được lòng tử cung cũng sẽ dễ bị bong ra. Do đó, nếu đã có thai, các mẹ thường phải nằm im một chỗ, ít khi được đi lại, cử động mới mong giữ được con.

Niêm mạc tử cungNiêm mạc tử cung quá mỏng hoặc quá dày đều khó thụ thai

 Niêm mạc tử cung dày 8mm có thai không: Với những người có niêm mạc tử cung 8mm thì xác suất đậu thai khoảng 70%.

 Niêm mạc tử cung dày 12mm có thai không: niêm mạc tử cung dày 10mm  12mm là độ dày lý tưởng để bạn có thai.

 Niêm mạc tử cung dày 13mm: Nếu niêm mạc tử cung của bạn dày 13mm thì khả năng bạn có thai cũng khá cao. Hoặc nếu niêm mạc tử cung dày 13mm thử que 2 vạch thì chắc chắn bạn có thai rồi đấy, xin chúc mừng bạn nhé.

 Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không: Mặc dù không nằm trong độ dày lý tưởng 812mm, nhưng với độ dày 14mm, khả năng đậu thai của bạn cũng vẫn khá tốt, nên đừng lo lắng quá nha.

 Niêm mạc tử cung dày 16mm: Nếu niêm mạc tử cung của bạn dày 16mm cộng với kỳ kinh đến muộn thì khả năng thụ thai của bạn là khá cao.

 Niêm mạc tử cung dày 17mm  18mm: Đây được coi là niêm mạc tử cung hơi dày, sẽ hơi khó để có thai. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể được làm mẹ nếu nhờ sự can thiệp của bác sĩ.

 Niêm mạc tử cung dày 19mm 20mm có thai không: Nếu bạn siêu âm và phát hiện thấy mình có niêm mạc tử cung trong khoảng này thì cũng đừng quá buồn, vì bạn có thể luyện tập và ăn uống cũng như dùng thuốc cải thiện estrogen để việc thụ thai được dễ dàng hơn.

 Niêm mạc tử cung dày 21mm  22mm có thai không: Thực sự nếu một người phụ nữ có độ dày niêm mạc tử cung ở mức này thì khá khó có thai. Các bạn hãy tới bác sĩ để được tư vấn thêm nhé.

Niêm mạc tử cung mỏng uống thuốc gì?

Để giúp niêm mạc tử cung dày lên, dễ có thai hơn, bạn có 2 cách: Uống thuốc bổ sung estrogen hoặc các vị thuốc tự nhiên

  • Cách làm dày niêm mạc tử cung bằng Đông y

Trong Đông y 3 tạng (can, tỳ, thận) có liên quan mật thiết độ dày mỏng của niêm mạc tử cung. Trong đó, thận đóng vai trò điều hành và quản lý chức năng sinh dục và sinh sản của cơ thể. Vì vậy, nếu thận không được nuôi dưỡng tốt sẽ khiến cho lớp niêm mạc tử cung không được sản sinh gây ra hiện tượng mỏng niêm mạc, lạnh tử cung.

Lương y Vũ Quốc Trung Hội Đông y Việt Nam cho hay: Các bài thuốc làm dày tử cung trong Đông y đều có tác dụng bổ thận tăng lưu thông khí huyết, kích thích tuyến yên, tuyến thượng thận và buồng tử cung để làm dày lớp niêm mạc tử cung trứng dễ làm tổ. Những thực phẩm có estrogen tự nhiên sẽ hỗ trợ làm dày niêm mạc tử cung. Theo đó, các chị em có niêm mạc tử cung mỏng nên bổ sung thực phẩm có estrogen như: mầm đậu nành, sữa ong chúa….

Mầm đậu nành: chứa một lượng lớn estrogen tự nhiên có tác dụng làm dày niêm mạc tử cung. Phụ nữ tiền mãn kinh dùng đậu nành sẽ giảm bớt được triệu chứng bốc hỏa, tim mạch, loãng xương, rối loạn tiền và hậu mãn kinh.

Niêm mạc tử cungMầm đậu nành tự làm an toàn và tốt cho phụ nữ mọi độ tuổi

 Sữa ong chúa: cũng chứa nhiều estrogen, với những phụ nữ vô sinh hiếm muộn mỗi ngày nên pha sữa ong chúa với nước ấm uống vào buổi sáng trước khi ăn sáng hoặc vào buổi tối trước khi đi ngủ.

Cách làm dày niêm mạc tử cung bằng thuốc:

Bên cạnh cách chữa bằng đông y, các chị em có thể bổ sung các loại thuốc có chứa estrogen theo hướng dẫn của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

Giải đáp một số thắc mắc về niêm mạc tử cung

  • Có mẹ hỏi niêm mạc tử cung dày 15mm là có thai phải không

Trả lời: Nếu kinh nguyệt đến chậm kết hợp với niêm mạc tử cung dày trong khoảng từ 816mm thì đây là một dấu hiệu cho thấy bạn đã thụ thai.

  • Uống vitamin e có làm dày niêm mạc tử cung

Trả lời: Niêm mạc tử cung mỏng có thể là một trong những yếu tố dẫn đến vô sinh  ở phụ nữ. Một nghiên cứu được công bố bởi Fertility and Sterility vào tháng 4 năm 2010, cho thấy bổ sung vitamin E có thể giúp tăng độ dày của nội mạc tử cung ở những phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng <8mm. Các nhà nghiên cứu muốn xem liệu vitamin E có thể làm tăng lưu lượng máu động mạch tử cung (uRA) hay không. Kết quả cho thấy vitamin E được cung cấp ở mức 600mg mỗi ngày làm tăng uRA ở 72% bệnh nhân và độ dày nội mạc tử cung (EM) ở 52% bệnh nhân.

  • Niêm mạc tử cung dày bao nhiêu thì rụng trứng

Trả lời: Đối với những bạn có kỳ kinh ổn định, hoàn toàn có thể các định được thời điểm rụng trứng dựa vào độ dày niêm mạc tử cung:

  •  Niêm mạc tử cung 8-12mm: thời điểm rụng trứng
  •  Niêm mạc tử cung 12-16mm: thời điểm gần sạch kinh
  •  Niêm mạc tử cung 35mm: thời điểm ngay sau khi sạch kinh

Đối với những bạn bị viêm niêm mạc tử cung, tử cung quá mỏng hoặc quá dày thì việc xác định thời điểm rụng trứng rồi. khá khó khăn. Ví dụ, với những chị em niêm mạc tử cung mỏng thì niêm mạc 68mm đã rụng trứng. Với những chị em có lớp niêm mạc tử cung quá dày khi rụng trứng, lớp niêm mạc lại có độ dày vượt  trứng được thụ tinh có thể làm tổ, dễ gây khó thụ thai, sảy thai…

  • Niêm mạc tử cung mỏng không nên ăn gì

Trả lời: Những người có niêm mạc tử cung mỏng thì không nên hạn chế ăn những thực phẩm giảm khả năng hấp thụ sắt:

  •  Thực phẩm chứa canxi: Khi ăn thực phẩm chứa canxi cùng với thực phẩm giàu sắt, cơ thể khó hấp thu sắt.
  •  Nhóm thực phẩm giàu phốt pho: thịt gia cầm, cá, sản phẩm từ sữa ngũ cốc nguyên hạt, các loại hạt và các loại đậu…Đây đều là thực phẩm có nhiều chất sắt nhưng cũng chứa nhiều phốt pho. Do đó, bạn nên ăn chúng cùng thực phẩm chứa vitamin C để giúp hấp thu sắt tốt hơn.
  •  Thực phẩm giàu chất xơ: Bạn có thể tìm thấy thực phẩm này trong ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu, hạt và bánh mì không men. Tuy nhiên, thực phẩm loại này cũng chứa nhiều sắt. Bởi thế, bạn nên ăn cùng với thực phẩm chứa vitamin C để giúp hấp thụ sắt tốt hơn.
  •  Các loại thực phẩm chứa oxalat: Oxalat là muối hoặc este của axit oxalic có thể làm giảm hấp thu chất sắt trong cơ thể.
  •  Cà phê và trà cũng có thể làm giảm khả năng hấp thu chất sắt.

Niêm mạc tử cungNiêm mạc tử cung mỏng không nên ăn nhiều thực phẩm này

  • Ăn gì để niêm mạc tử cung dày lên

Trả lời: Niêm mạc tử cung mỏng ảnh hưởng khá nhiều tới việc bạn có thể đậu thai được hay không. Do đó, để tăng khả năng có thai, bạn nên tăng cường ăn một số thực phẩm sau:

  •  Đậu nành: giàu phytoestrogen đặc biệt tốt cho những phụ nữ có nội mạc tử cung mỏng.
  •  Hạt Maca: hỗ trợ kiểm soát estrogen trong cơ thể
  •  Quả sầu riêng:  Trong sầu riêng có lượng estrogen tự nhiên dồi dào hỗ trợ thụ thai thuận lợi. Sầu riêng giàu axit folic, chứa cả sắt và đồng nên giảm nguy cơ thiếu máu, tăng độ dày niêm mạc tử cung mỏng. Chỉ nên ăn tối đa 2 múi sầu riêng 1 ngày, khoảng 150g sầu riêng/ngày.
  •  Quả bơ:  Điều hòa môi trường nội tiết tố trong cơ thể, làm dày lớp niêm mạc tử cung mỏng thuận lợi cho quá trình đậu thai. Chị em nên ăn mỗi ngày 1 quả bơ nhỏ trong quá trình điều trị niêm mạc tử cung mỏng.
  •  Sữa ong chúa: Một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy sữa ong chúa có tác dụng giống estrogen của con người, có thể hỗ trợ những chị em có nồng độ estrogen thấp. Dùng 1 thìa cà phê sữa ong chúa, mỗi ngày 12 lần có tác dụng giúp làm dày niêm mạc tử cung.

Ngoài ra, bạn có thể dùng một số loại thảo dược sau hỗ trợ như:

  •  Dầu hoa anh thảo (Oenothera biennis): Xoa dầu hoa anh thảo vào buổi tối có tác dụng trực tiếp vào các tế bào tử cung, làm tăng sự thư giãn và co thắt cơ trơn của tử cung, tăng khả năng phân chia tế bào trong nội mạc tử cung.
  •  Lá cây tầm ma:  chứa nhiều chất sắt và vitamin C giúp nuôi dưỡng máu, gia tăng lưu lượng máu giữ cho nội mạc tử cung khỏe mạnh và màu mỡ.
  •  Gốc Đông Quai: được khuyến khích sử dụng cho những phụ nữ bị thiếu máu, thiếu sắt. Đông Quai có tác dụng tăng lưu lượng máu về tử cung.
  •  Hoa dâm bụt rất hữu ích trong việc nuôi dưỡng lớp niêm mạc tử cung bởi vì nó giàu vitamin C giúp tăng cường khả năng hấp thu sắt.
  •  Sử dụng thực phẩm giàu chất sắt: Lựa chọn tốt là củ cải đường, rau bina, đậu, thịt đỏ, hạt bí đỏ, mật mía, măng tây, cam, dâu tây, bông cải xanh, cà chua và tiêu xanh…Những thực phẩm này rất tốt cho phụ nữ có niêm mạc tử cung mỏng.
  •  Vitamin E & LArginine: Một nghiên cứu được công bố bởi khả năng sinh sản và vô sinh vào tháng 4/2010, cho thấy bổ sung vitamin E và LArginine có thể giúp tăng độ dày nội mạc tử cung ở phụ nữ có lớp tử cung mỏng <8mm.

Niêm mạc tử cung mỏng sau hút thai liệu có thể có thai nữa không?

Trả lời: Việc nạo, hút thai gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới niêm mạc tử cung. Mỗi lần như vậy, niêm mạc sẽ mỏng đi. Nếu phần niêm mạc mỏng dưới 8mm thì việc bạn có thai sẽ gặp nhiều khó khăn. Chính vì thế, bạn đừng lạm dụng nạo, hút thai hoặc uống thuốc tránh thai cấp tốc nhé.

Kết luận

Trên đây là những thông tin cơ bản về niêm mạc tử cung, hy vọng là tài liệu hữu ích giúp chị em phụ nữ có thể nắm được và áp dụng hiệu quả cho mình nếu cần. Chúc bạn hạnh phúc!

Xem thêm:

Lạc Nội Mạc Tử Cung Điều Trị Thế Nào Hiệu Quả?

Nguồn tham khảo

  • https://benhvienthucuc.vn/niemmactucungdaybaonhieuthirungtrung/
  • https://baomoi.com/chiemdangtruyentainhau3loaigiuptangdayniemmactucungbacsidongylentieng/c/24263177.epi
  • http://thanhtrangpharma.com/nhungnhomthucphamgiamhapthuchatsat.html

 

4.7/5 - (6 votes)