Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của bé:

  • Em bé của bạn lúc này dài khoảng 25cm, nặng khoảng 0,4kg. Kích thước tương ứng với 1 quả dừa.
  • Khuôn mặt của em bé được hình thành đầy đủ: môi, lông mày, lông mi, mí mặt rõ nét hơn. Các sắc tố màu mắt chưa được hình thành, lúc này trông bé đã giống với trẻ sơ sinh hơn nhiều.
  • Một số em bé sẽ có cái đầu với mái tóc ngắn, lưa thưa. Song một số ít bé tóc lại rất nhiều, dày, rậm và sẫm màu. Một số thì trông giống như bị hói.
  • Da của thai nhi 22 tuần tuổi không còn trong suốt nữa, nó vẫn khá nhăn nheo, đỏ và được bảo vệ bởi lớp vernix.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-22
  • Lượng chất béo vẫn chưa được đạt đủ để lấp đầy dưới da và các bộ phận khác.
  • Từ thời điểm này, các em bé bắt đầu phát triển ý thức, khám phá mọi thứ, ví dụ: nắm tay vào dây rốn, chạm tay vào khuôn mặt….
  • Tuyến tụy tiếp tục phát triển rất nhanh.

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Bước sang tuần thứ 22, các tử cung của bạn bây giờ chỉ cách rốn khoảng 2cm.
  • Một số bà bầu sẽ thấy rằng các triệu chứng như đau bụng, đau lưng, đau hông, chuột rút, sưng ở chân… xảy ra mạnh mẽ và nhiều hơn so với trước. Đây là điều bình thường, nó sẽ tiếp tục tồi tệ hơn khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3. Nếu như bạn lo lắng đó là dấu hiệu của sinh non thì bạn nên đi khám bác sĩ. Bác sĩ có thể kiểm tra được điều này.
  • Ợ nóng, ham muốn tình dục, chảy máu chân răng, sẽ tiếp tục xảy ra ở tuần 22.
  • Bắt đầu từ giai đoạn này, phụ nữ mang thai có thể xuất hiện nguy cơ bị bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân. Mặc dù hiện tượng xảy ra chủ yếu ở những nước phát triển nhưng gần như đây là sự gia tăng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Các bệnh kể trên sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi, do vậy bạn cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng cân bằng.Bạn có nguy cơ cao bị táo bón hoặc bị bệnh trĩ.
  • Bạn sẽ bị khó thở. Em bé sẽ khiến phổi của bạn có thêm áp lực. Vậy nên bạn sẽ gặp khó khăn trong việc ho hấp đôi chút.
  • Nếu bạn 35 tuổi trở nên, nếu bệnh huyết áp hoặc tiểu đường hoặc bội thực, nguy cơ xảy ra tiền sản giật (chủ yếu xảy ra vào 3 tháng cuối thai kì) là cao hơn.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-22-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Trung bình bạn nên bổ sung 300 calo mỗi ngày, có nghĩa là bạn phải ăn chính xác ba bữa ăn, cộng thêm một hoặc hai bữa ăn nhẹ nhỏ. Trong thực tế, bạn nên xem xét thay đổi và ăn năm hoặc sáu bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày của bạn. Bằng cách đó, bạn có thể dễ dàng và quen với một chế độ ăn uống toàn diện hơn . Ngoài ra, bằng cách ăn các bữa ăn nhỏ hơn và thường xuyên hơn, bạn sẽ giảm nguy cơ bị tụt năng lượng, hoặc ợ nóng, khó tiêu và các vấn đề khác với bụng khi mang thai 22 tuần đó.
  • Tham gia các lớp học sinh đẻ sẽ rất hữu ích cho bạn. Nó không chỉ giúp cung cấp kiến thức mà còn dạy các kĩ thuật thư giãn, cách sinh và đồng thời tạo cơ hội cho các cặp vợ chồng trò chuyện với nhau.
  • Từ tuần 21-24 bạn nên đi khám thai để kiểm tra sức khỏe, đồng thời phát hiện các bất thường về hình thái của thai nhi như: sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.
  • Hãy dành thời gian với bố của bé như: xem một bộ phim, đi bộ trong công viên, nghỉ ngơi ở bãi biển… để giải tỏa áp lực.
  • Lên kế hoạch cho con bú sữa, chọn loại sữa và các vấn đề khác liên quan khi bé sinh ra.
  • Để tránh các bệnh về tiểu đường, béo phì và thừa cân, bạn vẫn luôn kiểm tra cân nặng và lượng dinh dưỡng mỗi ngày và tiếp tục các bài tập thể dục nhẹ nhàng đều đặn.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-22-2

Thai nhi 22 tuần tuổi đang tiếp tục phát triển rất nhanh trong bụng và bạn có thể dễ dàng cảm nhận được chuyển động của bé. Những chuyển động này ngày càng mạnh và diễn ra thường xuyên hơn vào những tuần tiếp theo.

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 21 – Phôi Thai Tuần 3

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 23 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)