Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé của bạn lúc này dài khoảng 28-36cm, nặng khoảng 0,45kg. Kích thước bằng 1 quả bưởi.
  • Da của em bé đang bắt đầu dày lên và trở nên đục hơn.
  • Bé dần hồng hào hơn nhờ vào các mao mạch dưới da.
  • Tất cả các cơ bắp của bé đang làm việc và bắt đầu phối hợp với nhau, dó đó bạn sẽ thấy thai nhi 23 tuần tuổi đạp rất mạch và liên tục, thậm chí kết hợp cả tay cứ không phải là cảm giác rung như trước.
  • Hàng tỷ tế bào não sẽ phát triển nhanh trong vài tuần tới. Điều này sẽ kiểm soát tất cả các hoạt động của bé, các chức năng cảm giác và hơi thở.
  • Trong phổi của bé có một chất đặc biệt bắt đầu được sản xuất để chuẩn bị cho hít thở không khí sau sinh. Chất này gọi là chất hoạt động bề mặt (Surfactant).
  • Tai của me bé hoạt động tốt hơn, sau khi sinh các em bé có thể nhận ra một vài tiếng động quen thuộc còn ở trong bụng mẹ.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-23

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Lúc này, phụ nữ mang thai trung bình khoảng 5-7kg so với trước khi mang thai. Hầu hết bạn đều tăng cân khá đều đặn nếu có chế độ ăn hợp lý.
  • Tử cung của bạn đang ngày càng mở rộng, vòng eo tăng khoảng 3,8cm (lớn hoặc nhỏ hơn tùy người). Tử cung ngày càng chiếm không gian của ruột, dạ dày, thực quản và ngây áp lực lên các bộ phận này từ đó ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Tử cung phát triển và trọng lượng ngày càng tăng, nó gây áp lực cho bàng quang ở ngay bên dưới làm bạn thỉnh thoảng bị rò rỉ nước tiểu.
  • Nếu màng túi nước ối đã bị vỡ, bạn sẽ bị rỏ rỉ nước ối, biểu hiện là phun ra đột ngột hoặc nhỏ giọt liên tục. Lúc này bạn cần gọi bác sĩ ngay lập tức. Hơi khó khăn để phân biệt nước ối với nước tiểu. Sự khác biệt duy nhất là mùi, nước ối là không có mùi.
  • Mức hormone progesterone vẫn rất là cao.
  • Sưng mắt cá chân và bàn chân. Một số sưng u là hoàn toàn bình thường. Đối phó với nó bằng cách đặt chân của bạn lên càng nhiều càng tốt, đi bộ thường xuyên, và uống nhiều nước. Gọi cho bác sĩ của bạn nếu bạn bị sưng nặng hoặc đột ngột và có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ nguy hiểm gọi là tiền sản giật.
  • Trên cùng da bụng sẽ xuất hiện một vài vệt dài, thẫm màu, dọc trung tâm bụng như một đường thẳng (là đường cong nếu nhìn nghiêng). Nó sẽ dần mờ đi sau khi sinh.
  • Các triệu chứng như táo bón, giãn tĩnh mạch, chuột rút ở chân, đau lưng và sưng mắt cá chân vẫn tiếp tục xảy ra tùy theo mức độ ở mỗi người.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-23-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Hãy thảo luận cùng gia đình về các lựa chọn sau sinh: phòng ốc, người chăm sóc, thức ăn, vật dụng…
  • Để giảm bớt ợ nóng, bạn nên tránh nằm ngay sau khi ăn, uống nhiều nước.
  • Ăn các thực phẩm dễ tiêu, uống đủ sữa và các loại nước ép trái cây.
  • Tránh ăn nhiều đồ cay, đồ chiên rán và các đồ uống như cà phê, nước ngọt đóng hộp.
  • Luôn cẩn thận khi sử dụng các loại thuốc, kể cả các loại trà thảo mộc.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn mỗi ngày, vừa giúp lưu thông máu, vừa giúp làm săn chắc các cơ bắp, giảm các cơn đau nhức và thư giãn rất hiệu quả.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-23-2Thai nhi 23 tuần tuổi đang thể hiện sự khỏe mạnh của mình rõ nhất thông qua việc chuyển động, đá vào bụng bạn. Hãy chuẩn bị tinh thần, các em bé sẽ còn chuyển động nhiểu hơn nữa vào những tuần tiếp theo.

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 22 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 24 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)