Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé lúc này dài khoảng 36cm, nặng khoảng 1,13kg. Tương ứng với quả cà tím lớn.
  • Não bé ngày càng phát triển phức tạp hơn. Lượng mô não bắt đầu tăng, các rãnh dọc trên mắt não sẽ phát triển hơn. Các mô mỡ tiếp tục hình thành dưới da làm cho em bé càng trở nên trông bụ bẫm hơn, làn da bớt nhăn nheo hơn.
  • Tóc, lông mi, lông mày càng mọc dài và nhiều hơn có thể dễ dàng nhìn thấy rõ được.
  • Thị lực phát triển hơn, em bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài và có những hành động như chớp mắt để phản ứng lại.
  • Màu mắt của em bé trông đã rõ ráng hơn, song màu mắt này có thể lại thay đổi cho tới khi bé được 6 tháng đến 1 tuổi.
  • Thai nhi 28 tuần tuổi tiếp tục di chuyển xung quanh trong bụng mẹ, thậm chí ngồi bằng đầu, điều này không có gì là bất thường.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-28

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Lúc này cân nặng của bạn tăng khoảng 7,7-10,8kg.
  • Tử cung của bạn giãn ra khoảng 8,9cm trở nên.
  • Một số triệu chứng khi mang thai sẽ quay trở lại hoặc mức độ tăng lên như: mất ngủ, chuột rút, táo bón, trĩ.
  • Sự gia tăng trọng lượng của em bé và sự biến động của hormone ngày càng khiến cho các cơn đau nhức trở nên nặng hơn và thường xuyên. Đa số là không nghiêm trọng nhưng sẽ khiến bạn mệt mỏi, khó chịu.
  • Khó thở càng trở nên phổ biến hơn vào những tháng cuối cùng của thai kỳ.
  • Một số bà bầu có thể bị rò rỉ sữa non, nó là một chất lỏng màu vàng, đánh dấu việc bạn có thể cho con bú ngay bây giờ.
  • Các cơn co thắt Braxton Hicks sẽ tiếp tục xảy ra, nó giống như bị bó chặt ở bụng. Điều này là cần thiết để chuẩn bị thực hành cho việc sinh đẻ sắp xảy ra.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-28-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Hãy lập kế hoạch khám thai định kỳ vào 3 tháng cuối thai kì và các bà bầu thường phải được khám thai thường xuyên.
  • Việc chuẩn bị những vật phẩm thiết yếu khi bạn ở bệnh viện là rất cần thiết, phòng trường hợp bạn sinh sớm.
  • Dùng những chiếc đệm vú lót ở áo ngực sẽ giúp bạn thoải mái hơn và tránh cho sữa bị dây ra áo.
  • Những bài tập thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp giảm các cơn đau tuần hoàn máu và thư giãn rất tốt.
  • Trò chuyện với những bà mẹ khác để giao lưu, chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm. Điều này sẽ rất hữu ích cho bạn.
  • Tiếp tục chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh. Ngủ nghỉ hợp lý, tránh sự căng thẳng.
  • Bạn đang tiến rất gần đến thời điểm sinh đẻ, do vậy ngay bây giờ hãy chuẩn bị sẵn sàng rất cả mọi thứ, kể cả tinh thần cho sự chào đời của một đứa trẻ.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-28-2

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 27 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 29 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)