Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé của bạn lúc này dài khoảng 37cm nặng khoảng 1,25kg, chứng tỏ sự phát triển rất nhanh. Kích thước tương ứng với một cái súp lơ vừa.
  • Các cơ bắp và phổi tiếp tục hoàn thiện.
  • Bây giờ trên mọi bộ phận của cơ thể bé đều có chất béo. Các chất béo được đưa vào chất béo trắng và khác với chất béo màu nâu đã phát triển sớm trong thai kỳ. Chất béo màu nâu cho điều chỉnh nhiệt độ và chất béo trắng thực sự là một nguồn năng lượng.
  • Đầu của em bé càng lớn hơn do sự phát triển của bộ não. Thai nhi 29 tuần tuổi càng nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng hơn.
  • Trí thông minh và cá tính của bé trở nên khác biệt, phức tạp hơn rất nhiều. Điều này được thể hiện qua cách các bé phản ứng với thức ăn, âm thanh và ánh sáng.
  • Răng của bé đang được hình thành nướu răng.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-29

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Tổng số cân nặng của bạn cho đến thời điểm này trung bình là khoảng từ 8,6 đến 11,3kg. Em bé đang gây áp lực lên tất cả các bộ phận trên cơ thể bạn như tim, phổi, hệ tiêu hóa, các mạch máu, bàng quang… Do vậy bạn sẽ càng thấy chóng mặt, đi tiểu thường xuyên, đầy bụng, ợ nóng, táo bón, giãn tĩnh mạch, khó thở…
  • Nhức đầu hoặc choáng váng: Bạn có thể bị đau đầu hoặc bị thiếu ngủ. Nhưng nó cũng có thể do đường huyết thấp vì vậy hãy chắc chắn rằng bạn đang ăn uống đều đặn.
  • Ngứa bụng: Da của bạn đang giãn ra mỏng hơn, làm cho nó trở nên nhạy cảm hơn. Dùng lotion và uống nhiều nước. Hãy cho bác sĩ của bạn biết về bất kỳ ngứa dữ dội hoặc phát ban.
  • Bạn có rất nhiều điều phải suy nghĩ, chuẩn bị và thực hiện. Điều đó có thể gây căng thẳng cho bạn, hãy chia sẻ mọi điều với bố em bé.
  • Vì em bé đang phát triển với tốc độ chóng mặt cho nên đòi hỏi phải được cung cấp dinh dưỡng thường xuyên và đầy đủ. Đồng thời bạn cũng phải nghỉ ngơi nhiều hơn nữa.
  • Bệnh trĩ: Em bé cũng gây áp lực lên hệ tiêu hóa của bạn. Hãy chống lại chúng bằng cách ăn nhiều chất xơ, rau củ và uống thật nhiều nước.
  • Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở vùng xương chậu, bắp đùi, bắp chân. Một số ít xảy ra ở trực tràng, vùng âm hộ. Trông nó khá mất thẩm mỹ, nhưng bạn đừng lo lắng hay tự ti vì nó sẽ dần biến mất ngay sau khi sinh.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-29-1

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Tuần thứ 29 là thời điểm tốt để đếm số lần đạp, đá của em bé mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối, khoảng 10 cú vận động trong một giờ là bình thường, nếu ít hơn 10 lần trong khoảng 2 giờ, bạn nên đi khám gấp.
  • Tiếp tục cung cấp đầy đủ lượng dinh dưỡng mỗi ngày cho bạn và em bé của bạn. Lựa chọn những thực phẩm sạch, những đồ ăn dễ tiêu hóa và giàu dinh dưỡng.
  • Các loại thuốc đều được khuyến cáo không nên sử dụng trong suốt quá trình mang thai trừ những trường hợp đặc biệt được đề nghị bởi bác sĩ.
  • Đảm bảo uống đủ 10-12 cốc nước mỗi ngày. Bạn cũng có thể uống nước trái cây thay thế.
  • Thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày khoảng 30 phút, ví dụ như: yoga, đi bộ, bơi…
  • Tránh đứng hoặc ngồi trong một khoảng thời gian dài. Bà bầu nằm ngủ nhiều quá cũng không tốt, chỉ cần đi qua đi lại nhẹ nhàng cũng rất có ích.
  • Nên nằm nghiêng hoặc dùng đệm dành cho bà bầu, bạn sẽ thoải mái khi nằm và có giấc ngủ ngon hơn.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-29-2

Thai nhi 29 tuần tuổi đang lớn nhanh như thổi. Vậy là chỉ còn vài tuần nữa thôi là bạn sẽ sinh em bé, háo hức và nỗi lo lắng đang đan xen, xâm chiếm cơ thể bạn. Đừng quá căng thẳng, hãy chuẩn bị dần dần mọi thứ để đến thời điểm siinh đẻ được mẹ tròn con vuông.

Xem thêm:

Sự Phát Triển Của Thai Nhi 28 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 30 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)