Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé lúc này của bạn dài khoảng hơn 41cm, nặng khoảng 1,8-2kg. Có kích thước tương ứng bằng một quá bí ngô.
  • Hầu hết tất cả các bộ phận của em bé đã đầy đủ chức năng (ngoại trừ phổi), chúng chỉ cần một ít thời gian nữa để hoàn thiện, trưởng thành hoàn toàn.
  • Nếu bé sinh ra ở tuần thứ 32 này (hoặc sau đó) mặc dù là khá sớm nhưng đa số các bé đều có thể sống khỏe mạnh như những bé bình thường khác.
  • Xương của bé vẫn còn khá mềm và dễ uốn.
  • Đầu của em bé dần di chuyển xuống dưới hơn, để chuẩn bị cho việc chào đời.
  • Các móng chân, móng tay được hình thành đầy đủ hơn.
  • Thai nhi 32 tuần tuổi trở đi sẽ thực hành các kỹ thuật nuốt, hít thở, hút nhiều hơn để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài.
  • Do không gian ngày càng chật hẹp nên các bé sẽ ít đạp, đá hơn so với trước đồng thời cũng do bé ngủ nhiều hơn và điều này là bình thường.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-32

Sự thay đổi về thể trạng của mẹ:

  • Khối lượng máu của cơ thể bạn tiếp tục tăng khoảng 40-50% so với trước khi mang thai. Điều này không chỉ giúp nuôi em bé mà còn giúp cơ thể bạn chuẩn bị cho việc mất một lượng máu khá lớn sau sinh.
  • Chứng ợ nóng sẽ tiếp tục gia tăng do áp lực từ tử cung. Đỉnh của tử cung bây giờ chỉ cách rốn khoảng 13cm.
  • Một số bà bầu sẽ cảm thấy khó thở nhiều hơn so với trước, kèm theo chóng mặt. Nguyên nhân là do tử cung phát triển gây áp lực lên mọi bộ phận trên có thể, ngoài ra có thể bạn bị thiếu máu. Thiếu máu là bình thường khi mang thai, nhưng nếu thiếu máu do thiếu dinh dưỡng, dụ thể là thiếu máu. Bà bầu cần được điều trị vì nó làm gia tăng nguy cơ sinh non và trẻ sơ sinh bị nhẹ cân.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-32-1
  • Dịch tiết âm đạo gia tăng là do tăng lưu lượng máu và tăng hormone estrogen và progesterone.
  • Các bệnh về viêm phụ khoa thường cần được chú ý nhiều hơn khi bạn mang thai.
  • Một số phụ nữ mang thai sẽ bị nhiệt miệng hoặc bị bệnh tưa miệng.
  • Núm vú của bạn trở nên to và tối màu hơn. Điều này để sẵn sàng cho việc cho con bú.

 Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Bắt đầu từ giờ, các bà bầu được khuyến khích khám thai 2 tuần/lần và đến khi sắp sinh thì 1 tuần/lần.
  • Hãy dành thời gian để suy nghĩ về cuộc sống tương lai khi em bé chào đời. Bởi sau khi sinh, bạn sẽ vô cùng bận rộn.
  • Tiếp tục thực hiện chế độ dinh dưỡng và đầy đủ, lựa chọn cá thực phẩm lành mạnh.
  • Tập thể dục nhẹ nhàng và đều đặn sẽ giúp bạn giảm các cơn đau nhức, mệt mỏi, tuần hoàn máu để chuẩn bị cho việc sinh nở.
  • Để giảm các cơn đau do co thắt braxton hicks, bạn có thể áp dụng những cách sau: Ví dụ như đang nằm thì đứng lên mà đang đi thì hãy ngồi nghỉ ngơi, hoặc nằm xuống nghỉ ngơi. Uống thêm nước, các cơ co thắt có thể bị kích hoạt do bị mất nước. Tắm nước ấm dưới 30 phút mỗi ngày. Uống một tách sữa hoặc trà ấm khi bị đau.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-32-2

Bạn và thai nhi 32 tuần tuổi đang mong chờ từng giờ để đến ngày sinh.Mọi thử đều đã gần sẵn sàng cho ngày đó, đừng lo lắng hay căng thẳng. Bạn hãy tiếp tục giữ vững tinh thần và sức khỏe bạn nhé.

Xem thêm:

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 31 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 33 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)