Contents
show
Sự phát triển của thai nhi:
- Em bé của bạn lúc này dài khoảng 43-46 cm, nặng từ 2,5-2,8 kg. Bé có kích thước tương ứng với 1 quả dứa lớn. Phần lớn sự tăng trưởng của em bé sẽ hoàn tất gần như đầy đủ vào tuần thứ 35.
- Thai nhi thực sự chú ý và hứng thú với những âm thanh, tiếng động bên ngoài bụng mẹ. Vì không gian đang càng chật chội nên em bé sẽ ít di chuyển hơn.
- 97% thai nhi ở tuần thứ 35 đều đã xoay đầu mình ở vị trí về phía cổ tử cung, gần âm đạo. Phần còn lại ở tư thế sinh ngược, tức là mông hoặc chân đi ra trước trong quá trình sinh.
- Thận và gan phát triển đầy đủ, sẽ xử lý các chất thải, chất độc hại ra bên ngoài cơ thể.
Sự thay đổi thể trạng của mẹ:
- Đến tuần thứ 35, chiều cao của tử cung trung bình là khoảng 15cm, bạn đã tăng khoảng 10-13 kg nhưng tùy vào mỗi bà bầu. Tốc độ tăng cân của bạn sẽ chậm hơn hoặc thậm chí bạn sẽ không tăng cân vào những tuần cuối cùng của thai kỳ.
- Thai nhi sẽ tiếp tục chui xuống vùng xương chậu của mẹ, từ đó giảm áp lực lên cơ hoành, bạn sẽ bớt cảm thấy khó thở tuy nhiên nó cũng sẽ càng gây áp lực lên bàng quang hơn. Điều này dẫn đến việc đi tiểu thường xuyên hơn.
- Bạn vẫn có nguy cơ mất nước, điều này gây hại rất lớn cho các bạn và em bé vì thế bạn vẫn phải uống nước thường xuyên.
- Các cơn cơ thắt Braxton hicks sẽ tiếp tục xảy ra nhiều hơn, điều này là tốt để chuẩn bị cho bạn khi đến thời điểm sinh.
- Bạn sẽ bị cách bệnh phụ khoa vào thời kỳ mang thai, ví dụ như nhiễm vi khuẩn liên cầu nhóm B ở âm đạo. Nếu không được điều trị sớm, nó có thể lây nhiễm sang em bé khi sinh.
Lời khuyên dành cho mẹ:
- Đếm số lần chuyển động của bé sẽ giúp bạn kiểm tra dễ dàng tình trạng sức khỏe của thai nhi. Khoảng 10 lần chuyển động hoặc 10 cú đá tối thiểu 2 giờ là khá ổn định, bình thường. Nếu số lần chuyển động hoặc các cú đá ít hơn thì bạn nên liên lạc với bác sĩ sớm.
- Nên trò chuyện với em bé bất cứ lúc nào bạn có thể.
- Hãy đảm bảo rằng cho đến tuần thứ 35, bạn đã chuẩn bị đầy đủ phòng ngủ, quần áo, tã lót, bỉm, sữa… để chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà.
- Tiếp tục có chế độ dinh dưỡng đầy đủ lành mạnh. Tránh những thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: rượu, cà phê, đồ ăn nhanh, bia…
- Nghỉ ngơi và thư giãn hợp lý, đó là điều bạn luôn đặt lên hàng đầu khi mang thai và song hành là chế độ ăn uống khoa học.
- Mặc dù thời điểm hạ sinh đã được dự đoán khá chính xác song vẫn có những tình huống bất ngờ xảy ra.
- Hãy chuẩn bị các vật dụng cần thiết và tinh thần sẵn sàng cho mọi tình huống.
- Bạn đang dành hết thời gian của mình và công sức cho việc chăm sóc thai nhi 35 tuần tuổi. Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi và áp lực vì không thể làm việc, không thể thực hiện những sở thích riêng tư hoặc giảm các mối quan hệ xã hội thì hãy chia sẻ và tâm sự với người thân xung quanh bạn.
Xem thêm:
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 34 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 36 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa