Trong những tháng đầu, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ sẽ cần tới sự chăm sóc và quan tâm đặc biệt từ những người thân trong gia đình, nhất là từ người mẹ. Bởi đây là giai đoạn dễ phát sinh các loại bệnh tật liên quan đến trẻ em nhất. Nếu không chú ý ngay từ đầu, trẻ có thể bị mắc các bệnh nguy hiểm gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng sau này.
Vấn đề thường thấy nhất là trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người. Tình trạng này xảy ra vì nhiều lý do mà có thể cha mẹ chưa bao giờ nghĩ đến. Do đó, các bậc phụ huynh hãy tham khảo qua bài viết nói về chủ đề này để có cách nhận biết và phòng ngừa cho con của mình.
Các vết mẩn đỏ nổi lên da trẻ sơ sinh
Nổi mẩn đỏ là gì?
Nổi mẩn đỏ là tình trạng da nổi các sẩn phù hoặc những hạt mụn li ti nhỏ do bị tác động gây tổn thương da. Đa số trẻ sơ sinh trong mấy tháng đầu thường chỉ bị nổi mẩn lành tính và tự khỏi sau một thời gian. Tuy nhiên vẫn có trường hợp trẻ có các biểu hiện nổi mẩn nguy hiểm do bị lây nhiễm hoặc bị bệnh tật nào đó. Cho nên, mẹ cần thường xuyên theo dõi quá trình nổi mẩn để kịp thời đưa con đi khám bác sĩ.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người là bệnh gì?
Các bệnh có thể khiến trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ:
Cảm lạnh
Khi bé bị cảm lạnh ở mức độ nặng, trẻ sẽ thường bị sốt và có thể có phát ban sau đó. Phát ban thường xuất hiện dưới dạng các nốt mụn nhỏ màu đỏ và có nhiều ở hai bên má của bé. Trường hợp nổi mẩn đỏ này không quá nghiêm trọng và có thể tự khỏi sau 1 tuần.
Bệnh tay chân miệng
Đây là bệnh thường gặp hiện nay và thường là do vấn đề vệ sinh chỗ ở, đồ chơi và cơ thể của bé không được giữ sạch sẽ. Khi bị bệnh tay chân miệng, da bé sẽ xuất hiện các mụn nước ở tay, chân và miệng. Ngoài ra, trẻ còn có biểu hiện sốt nhẹ và viêm họng. Bên cạnh các nốt mụn nước này, trẻ còn bị các vết loét nhỏ trên da như những vết phồng rộp nhỏ có ở trên tay, chân và trong miệng của bé. Các vết loét này có thể lan ra khắp chân, tay và gây đau. Nó có thể ảnh hưởng tới việc ăn uống của bé. Vì vậy, mẹ cần cẩn thận khi chó bé ăn hay uống nước.
Bệnh sởi
Dấu hiệu để nhận biết bệnh sởi thường là triệu chứng sốt. Nhưng nó vẫn có thể gây nhầm lẫn với bệnh cảm lạnh thông thường. Vì vậy, để có thể khẳng định được bé đang mắc bệnh sởi, mẹ có thể thấy khi bé có cảm giác đau mắt, hay lấy tay dụi lên mắt, mắt bé trở nên nhạy cảm với các đốm sáng hơn. Sau đó vài ngày, trên da bé đột nhiên có các đốm màu nâu đỏ (phát ban) bắt đầu từ trên đầu, cổ và sau đó là lan ra khắp cơ thể. Khi bé bị sởi mẹ không nên tự ý chữa trị mà hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được điều trị đúng cách.
Nổi mẩn do nhiệt
Việc ra nhiều mồ hôi, nhất là vào những ngày nắng nóng mà cơ thể trẻ lại không thoát ra được hết có thể là vì quần áo khiến trẻ nổi các mẩn đỏ. Những đốm đỏ nhỏ này có thể làm cho trẻ cảm thấy ngứa. Vì thế, khi bạn thấy bé nhà mình đưa tay gãi liên tục thì bạn có thể biết tình trạng của bé. Khi đó, bạn cần thay sang bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát hơn và quạt nhè nhẹ cho bé bớt nóng. Từ từ, các đốm đỏ này sẽ lặn hết sau vài ngày.
Bệnh chàm
Khi bị bệnh chàm, da người bệnh thường trong tình trạng đỏ, khô, nứt nẻ và gây cảm giác ngứa. Những chỗ xuất hiện biểu hiện này nhiều nhất thường là ở sau đầu gối, khuỷu tay và cổ. Đôi lúc, nó cũng xuất hiện ở những nơi khác trên cơ thể. Cho nên, ba mẹ cần đưa trẻ đi khám và trao đổi với bác sĩ nếu thấy những dấu hiệu này.
Thủy đậu
Bệnh thủy đậu cũng sẽ có những nốt mụn đỏ trên người. Những mụn đỏ này thường là mụn nước và ngứa, rất dễ bị vỡ nếu chạm mạnh hoặc dùng tay gãi. Đi kèm với nó là các triệu chứng sốt, buồn nôn, đau đầu, đau cơ và ăn không ngon. Vị trí có thể thấy thủy đậu là ở bất cứ đâu trên cơ thể. Trong số đó thì ở bộ phận sinh dục, da đầu và trong miệng là những nơi khiến bé khó chịu và đau nhất.
Xuất hiện các mụn nước khi bị thủy đậu
Bệnh chốc lở
Mẹ sẽ thấy các mụn nước có ở quanh miệng và mũi của bé và càng về sau nó sẽ lan ra toàn bộ cơ thể. Tùy vào loại bệnh chốc lở mà các mụn nước này có thể sẽ vỡ lúc nhỏ hoặc để lớn hơn mới vỡ. Khi chúng vỡ ra và seo lại sau vài ngày, mẹ có thể thấy một lớp vỏ sạm hoặc có màu nâu vàng. Khi bị bệnh này, trẻ sẽ không có cảm giác đau nhưng lại có thể thấy ngứa. Thêm vào đó, mặt hoặc cổ của bé có thể bị nhiệt, sưng hạch bạch huyết.
Bệnh ghẻ
Nguyên nhân gây nên bệnh này là những con ve nhỏ. Chúng thường trú ngụ trên những con thú cưng trong nhà của bạn. Khi trẻ nhỏ ốm ấp và chơi với chúng, những con ve này có thể nhảy sang người bé gây ra các mụn nhỏ màu đỏ. Chính vì vậy, để trị được bệnh ghẻ, bạn có thể ra các tiệm thuốc tây mua thuốc bôi ngoài da cho trẻ và không để trẻ tiếp xúc với thú cưng nữa.
Vệ sinh cho trẻ và thú cưng hằng ngày. Có thể mua thuốc tiêm phòng để trị ve cho thú cưng. Đảm bảo hơn, mọi thành viên trong nhà cũng cần bôi thuốc ngoài da này vì có khả năng bị lây nhiễm mà không biết hoặc để ngăn ngừa bệnh phát triển. Trong trường hợp, trẻ dưới 2 tháng tuổi thì bạn cần đến bác sĩ khoa nhi để khám và chữa trị kịp thời.
Viêm màng não
Căn bệnh này là một loại bệnh gây nhiễm trùng rất nhanh và vô cùng nghiêm trọng. Khi nhiễm trùng đã phát triển tới một giai đoạn nhất định, các vết phát ban sẽ hiện ra là những nốt mụn đỏ với kích cỡ to nhỏ khác nhau. Tuy rằng, lúc mới bị viêm màng não, bé sẽ khóc thét thất thường, không cho ai chạm vào người mình, ăn vào lại nôn ra hoặc không chịu ăn, da chuyển sang màu nhợt nhạt và luôn có cảm giác buồn ngủ chứ chưa nổi ban. Mẹ mà thấy những biểu hiện này ở trẻ thì nên đưa bé đến khám bệnh viện luôn.
Phát ban do nấm
Tình trạng này là do một loại nấm men phát triển trong hệ thống tiêu hóa làm cho bé bị tưa miệng. Nấm men này có thể xuất hiện khi trẻ đang sử dụng thuốc kháng sinh vì chúng diệt vi khuẩn có lợi và tạo điều kiện để vi khuẩn, nấm có hại có cơ hội phát triển và lây lan. Lúc đầu sẽ chỉ là những đốm đỏ nhỏ xíu. Lâu dần các đốm này phát triển nhiều thêm theo cấp số nhân và tạo thành các khối đốm đỏ dày đặc và bị sưng mủ.
Mẹ nên làm gì khi trẻ bị nổi mẩn đỏ?
- Vì nguyên nhân bị nổi mẩn có một phần là do vấn đề vệ sinh hằng ngày nên đây là điều mẹ cần chú ý đầu tiên. Nếu bệnh trẻ mắc phải không cần kiêng nước thì mẹ có thể lấy khăn thấm nước và vắt khô. Sau đó, lau thật nhẹ nhàng cho bé. Tránh lau quá mạnh có thể khiến các vết nổi mẩn bị xây xát dẫn đến nhiễm trùng và khiến da bé bị tổn thương nghiêm trọng. Việc vệ sinh cơ thể này mẹ cần làm thường xuyên mỗi ngày thay cho việc tắm rửa thông thường. Và phải chú ý tới cách vệ sinh đúng cách cho trẻ phù hợp với từng loại bệnh.
- Để tránh cho tình trạng nổi mẩn của bé có thể chuyển biến nghiêm trọng, mẹ cần hết sức chú ý và tránh để trẻ tiếp xúc với những chất có thể gây dị ứng cho da của bé.
- Mẹ nên lựa chọn những bộ quần áo rộng rãi, thoáng mát cho bé mặc để hạn chế tiếp xúc giữa quần áo với da của bé. Vì các mụn đỏ này vốn đã khiến bé khó chịu, ngứa ngáy nên đồ mặc bình thường có thể làm cho bé bức bối, nếu là mụn nước thì chúng có thể vỡ ra gây đau rát cho trẻ.
Lựa chọn những bộ quần áo giúp trẻ cảm thấy thoải mái, không bị bí hơi và hạn chế được tình trạng tiếp xúc với mụn đỏ
- Các nổi mẩn đỏ này sẽ tạo cảm giác rất ngứa ngáy nên mẹ cần chú ý không để trẻ đụng vào chúng. Vì chẳng may trẻ gãi gây vỡ mụn thì những chỗ có mụn vỡ sẽ thành nơi cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng.
Những điều cần lưu ý khi trẻ bị nổi mẩn
- Tình trạng nổi mẩn đỏ có thể là dấu hiệu của bệnh sởi, chân tay miệng, thủy đậu… nên mẹ cần nhận biết để xác định rõ bệnh của trẻ hoặc mẹ có thể đưa bé đi khám để được chẩn đoán chính xác ngay khi trên da trẻ xuất hiện các mụn đỏ này. Từ đó, có được cách chữa trị chính xác cũng như có biện pháp cách ly để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh.
- Vì không thể biết chính xác bệnh bé mắc phải cũng như liều thuốc điều trị nên mẹ cần đưa trẻ đi khám tại bệnh viện. Bác sĩ sẽ khám cho bé và đưa ra hướng chữa trị phù hợp. Mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua và cho bé dùng thuốc vì có thể khiến bệnh tình của trẻ nghiêm trọng hơn.
- Chế độ dinh dưỡng cũng rất quan trọng, vì thế mẹ nên cho trẻ bú sữa nhiều hơn vào lúc này vì sữa mẹ có thể giúp trẻ tăng sức đề kháng, được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nhờ đó, trẻ sẽ nhanh khỏe bệnh hơn và hạn chế được các bệnh tật khác.
- Giữ sạch sẽ vệ sinh nhà ở, vệ sinh các đồ chơi của bé, vệ sinh cơ thể của bé hằng ngày. Và đặc biệt là cha mẹ cũng cần rửa tay xà phòng sạch sẽ để tránh lây truyền vi khuẩn sang con.
Thường xuyên vệ sinh sạch sẽ cho đồ chơi của bé
- Ba mẹ cũng cần lưu ý tiêm phòng vắc xin định kỳ, đúng lịch và theo chỉ dẫn của bác sĩ cho bé để ngăn ngừa các loại bệnh.
FAQ – Câu hỏi thường gặp
Nguyên nhân bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt
Trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt do rôm sảy: Thời tiết nước ta ở vùng nhiệt đới nóng ẩm rất dễ khiến da trẻ sơ sinh nổi rôm sảy ở mặt, đầu và lưng khiến bé ngứa ngáy khó chịu. Khi bé bị rôm sảy, mẩn đỏ quanh mắt, các mẹ nên thường xuyên lau người cho bé, không quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật. Đặc biệt, phòng ngủ của bé cần thông thoáng, có thể bật quạt nhẹ để không khí lưu thông. Nếu cho bé bú, các mẹ không nên ăn các loại thức ăn gây nóng như: mít, nhãn, sầu riêng, vải,… mà nên uống nhiều nước và ăn rau xanh cho hạ nhiệt.
Phát ban cũng khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ quanh mắt: Khi bị phát ban do thời tiết nóng nực hoặc do dị ứng, làn da của trẻ sơ sinh thường có những vết đỏ như muỗi đốt kèm đầu mủ li ti trắng hoặc vàng trên da mặt trông rất mất thẩm mỹ. Các vết ban này thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày, cho nên các mẹ cần tránh cọ xát vùng da này và đặc biệt không được nặn mụn để cho da bé không bị tổn thương.
Phát ban cũng khiến bé bị nổi mẩn đỏ quanh mắt
Dấu hiệu nào cho biết trẻ bị nổi mẩn xung quanh miệng
- Đó là khi mẹ thấy trên da bé có các vết mẩn đỏ xuất hiện. Tùy theo từng bệnh mà bé mắc phải, có thể có nhiều hoặc ít các nốt đỏ này và chúng sẽ tập trung ở những khu vực khác nhau trên cơ thể.
- Bé sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi. Bố mẹ có thể thấy rằng trẻ không còn hiếu động như bình thường, sức ăn bị giảm sút, có thể dẫn đến hiện tượng biếng ăn.
- Nhiệt độ cơ thể của bé bị tăng lên giống như triệu chứng cảm lạnh nhưng nặng hơn. Trẻ sẽ sốt đến 38, 39 độ C, kèm theo chứng đau họng.
- Trẻ sẽ cảm thấy ngứa và khó chịu. Tần suất bé gãi là rất nhiều nên mẹ có thể dễ dàng phát hiện ra.
Những nốt mụn đỏ sẽ làm cho trẻ có cảm giác khó chịu, ngứa ngáy
- Lúc đầu, mẹ sẽ thấy bé bị nổi mẩn đỏ xung quanh miệng nhưng sau đó ở tay, chân, cổ hoặc mông cũng xuất hiện các nốt tương tự. Đây có thể là bệnh tay chân miệng thường gặp.
- Trong trường hợp bị nấm, các vị trí ở lưỡi, bên trong má và môi thường có các mảng dày màu trắng nhìn như phô mai. Ngoài ra, góc miệng của bé còn bị các vết nứt nhỏ. Có một vài bà mẹ vì không biết trẻ bị bệnh nấm mà chỉ nghĩ trẻ đang bị dính gì đó nên lấy khăn lau sạch chúng. Nhưng khi làm như vậy sẽ càng khiến những chỗ bị nổi chảy máu. Chúng rất khó biến mất và thường tăng số lượng theo thời gian.
Triệu chứng trẻ bị nổi mẩn đỏ khắp người không sốt, không ngứa
Khi trẻ gặp phải tình trạng nổi mẩn đỏ khắp người thì bố mẹ sẽ nhìn thấy những triệu chứng cơ bản sau trên cơ thể trẻ như: nổi mẩn đỏ khắp cơ thể, từ đầu, mặt xuống bụng, ngực, tay, chân,… đều đỏ nhìn khá “đáng sợ”. Do không ngứa và không sốt nên sức khỏe của trẻ vẫn trong tình trạng khá tốt, trẻ không quấy khóc mà vẫn ăn uống và chơi đùa vui vẻ như bình thường.
Lúc này, cha mẹ cần theo dõi những triệu chứng kèm theo để can thiệp kịp thời. Bởi lẽ, sau một vài ngày, các nốt đỏ ở đầu, mặt, 2 bên gò má, trán sẽ có dấu hiệu bị bong vảy hoặc nhũng vùng nổi mẩn đỏ có thể bị loét, chảy nước khiến trẻ bị đau nhức. Nếu cha mẹ không chú ý vệ sinh và bôi thuốc khử trùng thì các nổi mẩn trên da có thể bị viêm nhiễm, gây ngứa ngáy, khó chịu, khiến trẻ gãi nhiều và càng làm cho các đốm mẩn này trở nên trầm trọng hơn.
Thậm chí, nếu không được chữa trị kịp thời, các dấu hiệu trên sẽ trở nên nguy hiểm hơn với các biến chứng khó lường. Hơn nữa, khi tổn thương lan rộng, vi trùng theo dòng máu có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như nhiễm trùng máu, viêm cầu thận, viêm nội tâm mạc, viêm xương tủy xương, thấp khớp cấp (do liên cầu), nhiễm độc nặng, nhiễm trùng máu,… đều là các căn bệnh dễ gây tử vong (do tụ cầu) cho trẻ.
Khi trẻ bị nổi mẩn đó, cần chú ý chăm sóc tốt để không bị biến chứng
Xem thêm:
Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Khắp Người Không Sốt, Không Ngứa, BS Trả Lời
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn đỏ có mủ có biểu hiện như thế nào?
Mụn đỏ có mủ thường gặp ở trẻ sơ sinh khi thời tiết nắng nóng, thường tồn tại ở các dạng dưới đây:
- Mụn trứng cá ở trẻ sơ sinh: Thông thường sau khi sinh khoảng 2- 4 tuần, trên mặt trẻ sẽ xuất hiện những nốt mụn màu đỏ có mủ, mọc nhiều ở má, mũi và trán. Không cần tác động gì nhiều, các nốt mụn này sẽ tự biến mất sau vài ngày, vài tuần, nếu lâu hơn có thể là vài tháng.
- Mụn kê, mụn sữa ở trẻ: là những mụn đỏ có mủ trắng thường mọc nhiều ở đầu, hoặc vùng cánh tay, chân, má, cổ, cằm và mũi của trẻ sau khi mới chào đời.
Trẻ sơ sinh bị nổi mụn kê, mụn sữa có mủ
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân là dấu hiệu của bệnh gì?
Làn da của trẻ sơ sinh vốn rất nhạy cảm nên rất dễ bị tổn thương, nhiễm trùng hay nổi mẩn đỏ nếu không được bố mẹ chú ý chăm sóc con cẩn thận. Những nốt mẩn đỏ thường xuất hiện ở chân của trẻ, có màu đỏ hồng hoặc hơi thâm đỏ, ngứa hoặc không ngứa, có thể lan rộng khắp người,… và có những dấu hiệu đi kèm khác nhau.
Nếu bé yêu nhà bạn bỗng nhiên bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt, rất có thể bé đã mắc một số bệnh ngoài da dưới đây:
- Dị ứng: Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt có thể bắt nguồn từ việc bé bị dị ứng với những thực phẩm qua thức ăn từ mẹ chuyển thành sữa cho bé bú. Thậm chí, có một số trẻ cũng bị dị ứng với những thực phẩm có thành phần từ sữa bò.
Không chỉ có vậy, bé cũng có thể bị dị ứng khi tiếp xúc với các chất dễ gây kích ứng da như: xà phòng, nước giặt, sữa tắm,… Có khi bé vô tình tiếp xúc với lông chó, mèo và các vật nuôi khác. Cũng có khi mẹ đang sửa dụng thuốc chống trầm cảm, thuốc tránh thai,… cũng có thể lây lan sang cơ thể em bé qua đường sữa mẹ, dẫn đến các phản ứng dị ứng như nổi mẩn đỏ giống như muỗi đốt.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ như muỗi đốt ở chân có thể do bị dị ứng
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh Bị Nổi Mụn Đỏ Có Mủ Bố Mẹ Nên Làm Gì?
Nguyên nhân khiến các bé bị nổi mẩn đỏ ở chân, tay, lưng bụng?
Có nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ bị nổi mẩn đỏ ở bụng và lưng, có khi còn ngứa toàn thân. Trong đó phổ biến là do bé bị dị ứng thực phẩm. Cho dù bé chưa ăn được gì nhưng mẹ vẫn cho con bú mà sử dụng những thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, trứng,… cũng có thể khiến bé bị nổi mẩn đỏ. Hoặc khi bé sử dụng sữa và các chế phẩm từ sữa như bơ, phô mai cũng có thể bị mẩn đỏ và ngứa.
Trẻ bị nổi mẩn đỏ ở lưng, bụng có thể do dị ứng thời tiết, thức ăn
Xem thêm:
Trẻ Bị Nổi Mẩn Đỏ Ở Bụng Và Lưng Do Đâu? Nguy Hiểm Không
Nguyên nhân nào khiến bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy?
Những vết nổi mẩn đỏ ở trên mặt, cổ và sau gáy của bé thường là những vùng da mỏng, có nếp gấp nên dễ bị ẩm ướt do mồ hôi khiến cho việc điều trị trở nên khó khăn và phức tạp. Trước khi tìm ra các phương pháp điều trị cho trẻ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân, từ đó mới có hướng giải quyết phù hợp, triệt để nhất.
Thông thường, bé bị nổi mẩn đỏ ở mặt và cổ, sau gáy do dị ứng với tác nhân bên ngoài như: sự thay đổi thời tiết, phấn hoa hoặc lông thú trong nhà,… Nếu môi trường sống ẩm mốc, không sạch sẽ cũng rất dễ khiến bé bị dị ứng.
Trong trường hợp trên cổ bé có những vết mẩn đỏ (còn gọi là vết cò mổ) do bẩm sinh thì không đáng lo ngại. Bởi lẽ, đến khi bé lớn lên, các vết này sẽ tự khỏi mà không cần đến bất cứ sự can thiệp nào cả.
Bên cạnh đó, bé bị nổi nhiều mụn đỏ quanh mặt còn do dị ứng với các loại thức ăn “lạ”. Đối với trẻ sơ sinh, chức năng tiêu hoá vẫn chưa ổn định nên nếu mẹ cho con bú mà ăn nhiều các thực phẩm dễ gây dị ứng như: hải sản, tôm, cua, đồ tanh,… cũng rất dễ khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ trên mặt, cổ và sau gáy.
Ngoài ra, nếu không chăm sóc cẩn thận, để cho bé bị côn trùng cắn hoặc là do sốt phát ban cũng khiến cho vùng da ở dưới cánh tay và cổ của bé mọc các mụn mẩn đỏ. Đối với các bé bị dị ứng với sữa bò, sữa mẹ hoặc bị khô da sẽ dẫn tới các vết chàm sữa, làm hình thành nên các nốt mẩn đỏ ở tay và chân, ngoài ra còn có thể mọc ở hai bên má, mặt, hoặc khắp người.
Chàm sữa cũng là một nguyên nhân khiến trẻ bị nổi mẩn đỏ ở mặt
Xem thêm:
Bé Bị Nổi Mẩn Đỏ Trên Mặt Là Bị Bệnh Gì Vậy, Có Nguy Hiểm
Kết luận
Khi bố mẹ thấy trẻ sơ sinh bị nổi mẩn đỏ khắp người mà có kèm theo các biểu hiện như trên thì mọi người có thể đoán được trẻ đang gặp tình trạng gì. Từ đó, có được cách xử lý để bệnh của bé không bị nặng hơn. Hoặc nếu rơi vào trường hợp trẻ có triệu chứng nguy hiểm, bố mẹ hãy đưa con đến ngay các cơ sở y tế hay bệnh viện để bác sĩ khám, chẩn đoán và điều trị ngay.
Xem thêm:
Trẻ Bị Viêm Phổi: Dấu Hiệu Nhận Biết, Cách Điều Trị Và Chăm Sóc
Nguồn tham khảo:
- https://www.nhs.uk/conditions/rashes-babies-and-children/
- https://www.babycentre.co.uk/l1038755/childhood-rashes-skin-conditions-and-infections-photos