Updated at: 06-05-2020 - By: admin

Không chỉ ở những bé đã lớn mà ngay cả trẻ sơ sinh cũng có thể bị táo bón. Tình trạng táo bón này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Nhưng làm sao để mẹ biết được bé đang bị táo bón? Triệu chứng táo bón này gây ảnh hưởng gì tới sức khỏe của bé? Và mẹ cần làm gì để giúp trẻ sơ sinh bị táo bón chóng khỏi? Để biết được chi tiết, mọi người hãy tìm hiểu thông tin trong bài viết này.

Trẻ bị táo bónTình trạng trẻ sơ sinh bị táo bón

Trẻ sơ sinh bú mẹ bị táo bón

Vấn đề đi đại tiện của trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không thường dựa vào trạng thái phân của trẻ chứ không phải số lần đi trong một tuần. Có thể có những bé cách vài ngày sẽ đi đại tiện một lần hoặc chỉ đánh hơi thông thường mà không đi đại tiện. Cho nên, để biết được bé có đang bị tình trạng táo bón hay không, mẹ nên xem dạng phân sau khi bé đi. Nếu bé đi ra phân mềm thì chứng tỏ bé hoàn toàn bình thường. Ngược lại, bé mà ra phân cứng có kèm theo các cơn đau và hay quấy khóc thì có khả năng trẻ đang gặp vấn đề táo bón.

Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng cần biết rằng đối với trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi, thức ăn hằng ngày chủ yếu là sữa mẹ. Và sữa mẹ thì rất ít cặn nên khi bé uống vào đều tiêu hóa dễ dàng và ít khi tạo thành phân. Chính vì vậy, khi bạn thấy bé đã khá lâu mà không đi đại tiện thì không nên quá lo lắng. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều không gây hại.

Có những trường hợp thể hiện hiện tượng táo bón ở bé mà mẹ nên lưu ý:

  • Trẻ không hề đi đại tiện trong suốt 1 tháng đầu sau khi sinh. Điều này được cho là bé đang bị thiếu sữa. Bạn có thể dễ dàng thấy cân nặng của bé giảm dần hoặc không có dấu hiệu tăng cân.
  • Trường hợp khác là bé đã được 1 tháng tuổi nhưng có dấu hiệu của táo bón. Theo như các bác sĩ chẩn đoán, nếu trẻ luôn trong tình trạng thiếu ăn, ăn không được no, bé bị chậm phát triển, tăng cân kém, bị một số bệnh lý đều gây nên tình trạng táo bón.
  • Từ khi ra đời bé đã gặp vấn đề với đại tiện. Lý do là vì bé đã mắc phải bệnh Hirshsprungs. Bệnh này không xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh nhưng nếu mắc phải thường sẽ bị cuối tháng đầu tiên sau sinh.

Biểu hiện trẻ sơ sinh bị táo bón

  • Cách 3-4 ngày bé mới đi ngoài một lần
  • Phân thường có dạng keo lại, không xốp và trở nên dẻo hơn như đất sét
  • Trẻ sẽ có cảm giác khó chịu, hay quấy khóc hơn, không chịu bú sữa mẹ và ngủ không ngon giấc

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón, Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Phòng 1Bé sẽ hay quấy khóc và không thể ngủ ngon khi bị táo bón

  • Bụng bé có xu hướng to hơn vì không thể thải phân ra ngoài

Trẻ sơ sinh bị táo bón làm thế nào?

Dù táo bón không quá nguy hiểm nhưng nếu mẹ không khắc phục bé có thể sẽ chậm lớn và gặp vấn đề với tiêu hóa. Vì thế, mẹ nên áp dụng một trong những cách sau:

  • Tạo ra các vận động nhẹ nhàng cho bé để có thể tiêu hóa dễ dàng hơn
  • Thực hiện bài mát xa bụng
  • Thay đổi sữa ngoài hằng ngày của trẻ thành một loại khác có tác dụng hỗ trợ cho hệ tiêu hóa
  • Cho bé bú nhiều sữa hơn không những bổ sung đầy đủ chất mà còn giúp đường ruột, hệ tiêu hóa của bé ổn định hơn

Trẻ sơ sinh bị táo bón mẹ nên ăn gì?

Vì trong giai đoạn những tháng đầu đời, bé chỉ luôn bú sữa mẹ nên tình trạng táo bón xảy ra cũng có một phần là do chế độ ăn uống hằng ngày của người mẹ. Với những mẹ hay ăn uống tùy ý, không lành mạnh thì khả năng cao sữa mẹ cũng bị ảnh hưởng và làm cho trẻ bị táo bón sau khi bú. Do đó, để giảm thiểu tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, người mẹ cần tìm hiểu và thay đổi cách nạp thực phẩm hằng ngày.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Mẹ Nên Ăn Gì Để Mát Sữa

Uống sữa đậu nành

Các loại sữa được làm từ sữa bò hay một số sữa khác đều có thể gây ra dị ứng ở trẻ sơ sinh. Nên khi mẹ uống những loại sữa này, bé sẽ dễ dàng mắc phải. Vì thế, mẹ nên thay thế bằng một loại sữa khác không làm cho bé bị dị ứng mà mẹ vẫn cung cấp được đầy đủ dinh dưỡng, đó là sữa đậu nành. Nhưng các mẹ cần phải chú ý đến việc lựa chọn sữa đậu nành đúng cách. Để đảm bảo được bé có thể phát triển trí não được tốt, mẹ nên chọn sữa đậu nành nguyên chất thay vì sữa đậu nành ít béo.

Uống nước

Việc đảm bảo lượng nước cho cơ thể hằng ngày luôn là điều quan trọng từ khi mẹ còn mang thai. Sau khi sinh cũng vậy, mẹ cũng nên chú ý uống nước đầy đủ. Nhờ đó, bé sẽ không bị táo bón. Ngoài ra, mẹ cũng cần cho bé bú sữa nhiều hơn để bé được ăn no, không bị thiếu chất.

Ăn mận

Trong các loại trái cây thì mận là loại quả giúp trị táo bón hiệu quả nhất. Bởi trong từng quả mận có chứa nhiều chất xơ, sorbitol, axit neochlorogenic và chlorogenic. Những chất này khi vào được cơ thể bé sẽ giống như một loại thuốc nhuận tràng giúp cho bé dễ đi tiện hơn và hạn chế được tình trạng táo bón.

Trẻ bị táo bónMẹ thường xuyên ăn mận sẽ giúp hạn chế chứng táo bón của bé

Không ăn quá nhiều các món ăn chứa chất sắt

Mặc dù chất sắt là rất cần thiết cho cả mẹ và bé nhưng nó cũng sẽ trở nên gây hại khi nạp vào cơ thể quá nhiều. Biểu hiện rõ nhất chính là hiện tượng táo bón ở trẻ. Vì vậy, mẹ chắc chắn sẽ cần phải điều chỉnh lại lượng sắt cung cấp hằng ngày trong từng bữa ăn của mình.

Tránh ăn uống các món có chứa cafein

Khi mẹ uống cà phê, nước tăng lực…, lượng cafein này có thể di chuyển vào trong sữa mẹ. Đến khi bé bú sữa, vô tình số cafein này cũng theo đó mà vào trong cơ thể của bé. Trẻ lúc này sẽ gặp phải táo bón do gan của bé không đủ sức để chuyển hóa hết chỗ cafein đó. Chính vì thế, các bà mẹ không nên uống nhiều món đồ uống này.

Tránh các món cay nóng

Không chỉ có cafein của cà phê mà chất cay nóng của ớt, hạt tiêu, bột cà ri có trong các món ăn cũng có thể làm cho bé bị nóng và táo bón. Nên mẹ mà muốn bé không bị vấn đề này nữa thì nên hạn chế ăn các thực phẩm có gia vị cay này.

Sữa dành cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Ngoài việc điều chỉnh ăn uống hằng ngày của mẹ, bản thân trẻ sơ sinh cũng có thể trị được chứng táo bón bằng một số loại sữa. Những loại sữa này không chỉ giúp cho tình trạng táo bón của bé được cải thiện mà còn bổ sung thêm được nhiều chất dinh dưỡng có lợi khác.

Xem thêm:

Trẻ Sơ Sinh Bị Táo Bón Nên Uống Sữa Gì

Dùng sữa mẹ

Trong các loại sữa thì sữa mẹ luôn đứng hàng đầu về độ dinh dưỡng cũng như chất lượng. Theo nhiều chuyên gia, sữa mẹ sẽ đóng góp không nhỏ giúp cho sự phát triển toàn diện của bé trong suốt những năm tháng đầu đời. Vì vậy mà dù bé có sinh non hay bệnh tật thế nào cũng đều cần đến nguồn sữa mẹ tuyệt vời này.

Không như trong sữa các loại động vật, sữa mẹ có những thành phần và đặc tính đặc biệt. Không chỉ giúp cho bé phát triển thể lực, trí lực một cách tối ưu mà còn hạn chế được các bệnh cấp tính, mãn tính sau này. Hơn nữa, sữa mẹ vốn đã được vô trùng nên khi vào cơ thể bé sẽ rất dễ hấp thu nên tình trạng táo bón nhờ đó mà được giảm thiểu đáng kể. Vì vậy, các mẹ muốn giúp cho bé không bị táo bón thì nên cho bé bú nhiều sữa mẹ.

Dùng sữa chua

Trẻ sơ sinh lúc mới sinh ra thể trạng thường yếu ớt và dễ gặp nhiều vấn đề, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Những hiện tượng tiêu chảy, táo bón, đầy hơi…  là thường dễ xuất hiện. Do đó, việc bổ sung một lượng các men vi sinh sống (lợi khuẩn) sẽ giúp điều chỉnh, hỗ trợ cho hệ tiêu hóa non nớt, nhạy cảm của bé được tốt hơn. Khi đã có thể tiêu hóa thức ăn tốt, bé sẽ phát triển nhanh hơn và luôn được khỏe mạnh. Thêm vào đó, với sữa chua, sức đề kháng của trẻ còn được tăng cường nhiều hơn.

Dùng sữa non

Không chỉ có sữa mẹ, sữa chua, sữa non của bò cũng rất phù hợp để trị táo bón ở trẻ. Với các hàm lượng cólactoferrin, glycoprotein và proline- rich polypeptide (PRP) có trong sữa non, chứng suy giảm hệ miễn dịch ở bé sẽ được ngăn chặn và sức mạnh thể chất cũng sẽ được tăng lên. Ngoài ra, bé sẽ không bị mắc bệnh tiêu chảy từ khuẩn trùng cầu crypto và bệnh táo bón.

Trẻ bị táo bónSữa non của bò giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm bớt chứng táo bón khó chịu ở bé

Ngoài 3 loại sữa kể trên, mẹ cũng có thể cho bé dùng các loại sữa bột có thể điều trị chứng táo bón như sữa Physiolac của Pháp, sữa sinh học Blemil, sữa Aptamil của Anh, sữa Humana của Đức…

Cách mát xa bụng cho trẻ sơ sinh bị táo bón

Với tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh, bên cạnh một số loại sữa giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, mẹ có thể áp dụng phương pháp mát xa vùng bụng cho trẻ. Chỉ cần thực hiện đều đặn một thời gian, khả năng cao chứng táo bón của bé sẽ được cải thiện rõ rệt. Để mát xa được đúng cách, các mẹ nên làm theo các bước sau:

  • Bước 1: trước khi mát xa, mẹ nên cho bé cởi trần và để bé nằm ngửa. Mẹ cũng có thể cho bé mặc quần áo nhưng việc cởi trần sẽ giúp cho công đoạn mát xa đạt được hiệu quả tốt hơn.
  • Bước 2: để các thao tác thực hiện được thuận tiện, mẹ nên đứng ở vị trí phía dưới chân của bé. Sau đó, lấy cổ tay phải áp lên bụng trẻ.
  • Bước 3: tiến hành xoa phần bụng của bé. Ở bước này, mẹ nên làm thật nhẹ nhàng và đều từ bụng phải sang bụng trái. Tiếp đó, di chuyển tay từ phía bụng dưới bên phải đến bụng dưới bên trái rồi lại trở về mát xa ở phần bụng trên. Mẹ sẽ thấy được đường mát xa sẽ theo hình số 8. Mẹ cứ thực hiện như vậy liên tục trong khoảng 10 phút.

Chú ý rằng, số lần mát xa mỗi ngày chỉ nên làm từ 2 đến 3 lần, mỗi lần chỉ 10 phút. Ngoài ra, tốc độ đưa tay của mẹ không nên quá nhanh và lực tay không được quá mạnh. Nếu làm mạnh và quá nhiều lần trong ngày đều có thể khiến bé đau hơn và không có tác dụng gì. Đến khi nào bé đã đi đại tiện được bình thường, mẹ chỉ cần thực hiện thêm trong 1 đến 2 tuần sau đó nữa là hệ tiêu hóa của bé sẽ hoàn toàn ổn định, chứng táo bón sẽ không còn nữa.

Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?

Triệu chứng táo bón thường khiến nhiều mẹ lo rằng hệ tiêu hóa của bé sẽ gặp vấn đề nghiêm trọng. Nhưng thực tế cho thấy rằng táo bón chỉ là một hiện tượng bình thường, bé con của bạn không cần phải dùng đến thuốc cũng có thể thuyên giảm. Tất cả chỉ cần mẹ điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt, chế độ ăn uống của cả bé và mẹ là đã giúp cho chứng táo bón biến mất. Chính vì vậy mà có thể khẳng định rằng táo bón hoàn toàn không gây nên điều gì nguy hiểm cho trẻ.

Kết luận

Mặc dù tình trạng táo bón không quá nguy hiểm như những bệnh lý thông thường khác nhưng hệ tiêu hóa của bé có thể ảnh hưởng nếu mẹ không kịp thời xử lý. Cho nên, khi trẻ sơ sinh bị táo bón, mẹ nên áp dụng một trong số những giải pháp trên đây, vừa để cải thiện dạ dày của bé vừa giúp bé phát triển tốt hơn. Nhờ đó, mỗi ngày trôi qua bé sẽ luôn khỏe mạnh và vui vẻ.

Xem thêm:

Mắt Trẻ Sơ Sinh Bị Ghèn – Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn

Nguồn tham khảo

  • http://vienyhocungdung.vn/tai-sao-tre-so-sinh-bu-sua-me-bi-tao-bon-20171114172057774.htm
  • http://bekhoemedep.com/nuoi-con/tre-so-sinh-dang-bu-me-bi-tao-bon-me-nen-an-gi.html
  • http://www.bounty.com/a-z-family-illness/baby-illnesses/constipation-in-babies
  • https://www.babycenter.com/0_constipation-in-babies_79.bc

 

5/5 - (1 vote)