Hiện tượng đái dầm thường xảy ra trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ở các độ tuổi khác nhau. Tình trạng này thường xảy nhiều ra khi trẻ đang ngủ hoặc lúc đang chơi hoặc ăn uống bình thường. Đôi khi vì không thể để ý hết những lần trẻ sắp mắc để cho trẻ đi vệ sinh, trẻ có thể tè dầm mà không biết. Vì thế, nhiều cha mẹ thường hay sử dụng bỉm để con không tè dầm mà ướt quần áo.
Tuy nhiên, vì bỉm thường kín và ôm lấy chân và mông trẻ nên nếu dùng thường xuyên sẽ khiến trẻ khó chịu, thậm chí là vùng da ở mông trẻ sẽ bị hầm hơi và có thể là bị hăm da. Vậy thì liệu có cách nào khác để hạn chế tình trạng này không?
Hiện tượng đái dầm thường gặp ở trẻ nhỏ
Nguyên nhân nào khiến trẻ bị đái dầm
Trước khi tìm hiểu lý do nào khiến trẻ liên tục tiểu dầm như vậy thì cha mẹ cần biết đái dầm ở trẻ gồm những loại nào. Dựa theo các khoảng thời gian trẻ có biểu hiện đái dầm, các bác sĩ đã chia làm hai loại đó là đái dầm tiên phát (trẻ bị đái dầm liên tục từ khi còn nhỏ) và đái dầm thứ phát (sau một khoảng thời gian dài thường là 6 tháng, bé không đái dầm nhưng sau đó lại bị lại). Và với từng loại tiểu dầm này thì cũng sẽ có nguyên nhân gây ra triệu chứng này khác nhau.
- Đái dầm tiên phát ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Tuy rằng, độ tuổi thường bị đái dầm là dưới 3 tuổi nhưng có những trẻ đến 10-15 vẫn gặp tình trạng này. Lý do phải kể đến như sau:
- Bé chưa thể nhận biết và điều chỉnh cơ thể khi cảm giác mắc tiểu xảy đến. Do đó, các vấn đề vệ sinh của bản thân không thể thực hiện. Bàng quang ứ nước sẽ sinh ra hiện tượng mắc tiểu. Lượng nước tiểu ứ trong đó sẽ tăng dần lên theo thời gian và cho đến khi đầy và không thể giữ được nữa. Cơ thể con người sẽ nhận được tín hiệu thông qua não và bắt đầu đi vệ sinh. Nhưng trong trường hợp của trẻ nhỏ, chúng vẫn chưa thể kiểm soát được điều này nên đã vô tình tạo ra tình trạng đái dầm.
- Vấn đề giấc ngủ cũng là một trong những lý do khiến bé đái dầm ban đêm. Như người lớn chúng ta cũng biết, khi ngủ thì chẳng ai giống ai cả. Không chỉ khác nhau trong tư thế ngủ mà việc ngủ sâu được hay không cũng sẽ khác nhau. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng vậy, có những trẻ ngủ chập chà chập chờn và dễ tỉnh giấc bất cứ lúc nào. Nhưng cũng có trẻ ngủ rất sâu, nếu chúng ta có ồn ào xung quanh thì giấc ngủ của bé cũng không bị ảnh hưởng. Và đây chính là trường hợp đái dầm do ngủ say ở trẻ. Vì ngủ sâu như vậy nên dù não bộ có thể tiếp nhận được tín hiệu nhưng lại không được rõ ràng nên đã bỏ qua “cơ hội”.
- Nguyên nhân tiếp theo có thể khiến nhiều người kinh ngạc vì không nghĩ rằng điều này cũng gián tiếp gây nên tình trạng tè dầm ở trẻ. Đó chính là thói quen tắm hằng ngày. Khi tắm, bé thường sẽ đùa nghịch và chơi với các món đồ chơi và điều này có thể khiến bé quá vui thích đến nỗi quên cả việc đi tè. Chính vì vậy, khi tối đang chơi, ăn hay đang ngủ cũng khiến trẻ mắc tè mà không biết.
Việc tắm với đồ chơi sẽ làm bé vui quá mà quên đi tè
- Trong cơ thể mỗi người đều sản sinh ra một loại hormone giúp ngăn cản sự kích thích đường tiểu, chính là hormone chống lợi tiểu (ADH). Do đó, tình trạng tiểu dầm liên tục cả ngày lẫn đêm của trẻ có thể là do thiếu hormone này dẫn đến bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn bình thường và thường xuyên làm trẻ tè dầm.
- Bên cạnh đó, nếu bàng quang trong cơ thể trẻ gặp phải các vấn đề sinh lý hay mắc phải dị tật bẩm sinh nào đó cũng có thể khiến chức năng của bàng quang bị sụt giảm, thậm chí không dùng được gây nên triệu chứng này.
- Chúng ta biết rằng có một số bệnh có thể di truyền từ cha mẹ sang con cái, trong số đó có đái dầm. Trẻ chắc chắn cũng gặp hiện tượng đái dầm không kiểm soát nếu có cha mẹ đã từng bị như vậy lúc nhỏ (tỷ lệ gặp phải đến 70-75%). Ngược lại, nếu cha mẹ không bị đái dầm nhiều thì con của họ cũng sẽ như vậy, vì thế so với trường hợp trên, tỷ lệ trẻ có thể mắc đái dầm chỉ còn 15%.
Có một điều mà các mẹ cần lưu ý chính là tình trạng trẻ đái dầm nhiều hay ít là do cơ thể từng bé và cũng một phần từ cha mẹ nên các ông bố bà mẹ không nên thấy con mình bị hiện tượng này mà la mắng làm cho trẻ sợ hãi và căng thẳng. Thay vào đó, nên quan sát và tìm ra cách chữa trị cho trẻ.
Tình trạng đái dầm thứ phát
Đái dầm thứ phát này không chỉ xảy đến ở trẻ nhỏ mà những bé đã lớn rồi vẫn có thể mắc phải. Việc không thể kiểm soát được khi nào mắc để đi vệ sinh kịp lúc có thể là do:
- Bộ phận bàng quang ở những bé này có kích cỡ nhỏ hơn bình thường nên không thể giữ được nhiều nước tiểu và thời gian giữ nước cũng rất ngắn. Ngoài ra, tình trạng co thắt bàng quang cũng khiến trẻ không điều chỉnh được mà bị tiểu dầm.
- Hormone trong cơ thể trẻ sẽ thay đổi rất nhiều khi tới giai đoạn tuổi dậy thì và điều này cũng gây ảnh hưởng lên hormone ADH. Chính vì vậy, nước tiểu sản sinh vào ban đêm cũng nhiều hơn.
- Ngoài ra, các bệnh liên quan đến đường tiểu như tiểu đường, nhiễm trùng đường tiết niệu, táo bón… cũng khiến cho lượng nước tiểu trong cơ thể trẻ tăng lên và bị đái dầm.
- Vấn đề tâm lý cũng rất quan trọng và có thể khiến tình hình bệnh đái dầm này tồi tệ hơn. Như đã nói ở trên, nếu cha mẹ cứ khiển trách, la lối trẻ mỗi khi trẻ đái dầm thì trẻ sẽ rơi vào căng thẳng, lo sợ. Vì thế, trẻ không những không kiểm soát được mà còn tiểu dầm nhiều hơn.
- Trường hợp này sẽ xảy ra ở những trẻ hay uống cà phê, ca cao, sô-cô-la vào ban đêm. Việc uống thường xuyên trước khi ngủ sẽ khiến trẻ mắc tiểu nhiều hơn bình thường.
Cho trẻ uống ca cao trước giờ đi ngủ có thể khiến trẻ bị đái dầm
- Để biết được khi nào mình mắc tiểu để có thể đi vệ sinh đúng lúc, cơ thể người cần nhận tín hiệu của bàng quang qua hệ thống thần kinh có trên não bộ. Nếu bộ phận này gặp trục trặc cũng có thể khiến bé không biết khi nào thì bàng quang đầy nước và cũng không thể kiểm soát số lần đi tiểu dầm.
Trẻ đái dầm nhiều phải làm sao?
Để có thể giải quyết tình trạng này, trước tiên cha mẹ cần tìm ra nguyên nhân rõ ràng. Đương nhiên, để có kết quả chính xác, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám bác sĩ.
Khi đi khám, chắc chắn rằng bác sĩ sẽ hỏi bạn về các câu hỏi như kể tiểu sử bệnh của bé, tình trạng đái dầm của bé như ngày đi mấy lần, mỗi lần đi nhiều hay ít và có thể trẻ sẽ được xét nghiệm nước tiểu nếu bác sĩ thấy cần.
Dựa vào các thông tin thu thập được, bác sĩ sẽ xác định loại đái dầm bé mắc phải, các bệnh liên quan đến đường tiểu và từ đó tìm ra nguyên nhân.
Sau khi đã khẳng định được bé thường xuyên đái dầm, bác sĩ sẽ đưa cho bạn phương pháp điều trị phù hợp. Với từng tình trạng bệnh khác nhau, bé có thể dùng thuốc, điều trị tâm lý, thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày hoặc chế độ ăn uống.
Với phương pháp dùng thuốc, Desmopressin Acetate (DDAVP), một số thuốc kháng cholinergic, cũng có thể sẽ có Imipramine (thuốc chống trầm cảm) sẽ được sử dụng để giúp cho bàng quang của trẻ hoạt động tốt hơn, hạn chế tình trạng đái dầm.
Cha mẹ cần xây dựng lối sống cho trẻ thế nào để ngăn ngừa hiện tượng này?
- Cho trẻ uống đủ nước vào ban ngày và hạn chế uống nước vào ban đêm, nhất là sau bữa tối và trước khi đi ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cơ thể trẻ không sản xuất ra quá nhiều nước tiểu và không còn bị tiểu dầm nhiều như trước.
- Các loại thực phẩm chứa caffeine như cà phê, ca cao, sô-cô-la đều khiến trẻ mắc tiểu nhiều hơn nên mẹ đừng cho con sử dụng chúng. Ngay cả các loại nước ngọt có hương vị nhân tạo như soda cũng vậy, mẹ cũng không nên cho bé uống, nhất là vào ban đêm.
- Tạo cho bé một thói quen đi vệ sinh đúng giờ, đúng lịch. Cứ 2 tiếng trước khi ngủ mỗi ngày mẹ hãy đưa bé đi vệ sinh vài lần. Lịch trình này cần được duy trì cho đến khi trẻ không bị đái dầm nữa.
- Hãy cùng trẻ chia sẻ vấn đề này. Từ đó, hai mẹ con không những thoải mái, hiểu nhau, nói chuyện dễ dàng hơn mà còn giúp trẻ không còn e dè, mặc cảm. Cả hai sẽ có thể tìm ra được cách giải quyết phù hợp.
- Ba mẹ phải luôn là người động viên giúp đỡ trẻ. Khi sức khỏe trẻ khá hơn và tình trạng này không còn, ba mẹ nên cho trẻ những lời khen và tuyệt đối đừng la mắng nếu trẻ chưa khỏi.
Một số phương pháp dân gian giúp trẻ trị bệnh đái dầm
- Với công dụng chống oxy hóa và phòng được bệnh tiểu đường, việc sử dụng quế sẽ giúp đường tiết niệu bị nhiễm trùng của bé giảm thiểu được tình trạng đái dầm. Để sử dụng hiệu quả, mẹ có thể bẻ một miếng quế nhỏ và cho bé nhai hoặc sử dụng bột quế ăn kèm với bánh mì, sữa, các món tráng miệng. Bài thuốc này nên sử dụng mỗi ngày.
Việc dùng quế mỗi ngày sẽ giúp trẻ hạn chế được tình trạng tè dầm
- Trong trái nam việt quất có chứa chất giúp cơ thể người không bị mắc tiểu nhiều nên đây cũng là cách hỗ trợ trẻ không bị tè dầm. Mua quả nam việt quất về, rửa sạch rồi đem ép lấy nước cho bé uống. Trước mỗi tối khi ngủ, mẹ hãy cho bé uống 1 ly nhỏ.
- Từ lâu, mọi người đã biết quả óc chó và nho có chứa nhiều dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể. Và một trong những tác dụng của chúng là trị bệnh đái dầm ở trẻ nhỏ. Nhưng với nho, mẹ nên dùng nho khô. Khi kết hợp óc chó với nho khô cho bé ăn, bé sẽ có thể hạn chế được việc đi tiểu nhiều. Món ăn này nên được ăn trước giờ đi ngủ để cải thiện việc trẻ đái dầm đêm. Dùng cách này mỗi buổi tối và chỉ nên cho bé ăn hai ba quả thôi. Không nên ăn quá nhiều mà có thể gây hại cho sức khỏe của trẻ.
- Ngoài cách cho ăn óc chó với nho khô hay uống nước nam việt quất, mẹ cũng có thể thử dùng giấm táo. Với công dụng làm giảm axit trong bụng, kích ứng ruột và đái dầm, giấm táo cũng là một lựa chọn hay cho trẻ. Cho bé sử dụng nước giấm này 1-2 lần và dùng hằng ngày. Tuy nhiên phải chú ý là nước giấm này có vị chua nên trước khi cho bé uống bạn hãy pha loãng với ít nước lọc hoặc dùng mật ong.
- Bên cạnh các cách làm này, bạn cũng có thể tham khảo thêm các phương pháp khác như cho bé ăn quả lý gai Ấn Độ, uống mật ong, ăn đường thốt nốt hay dùng hạt mù tạt. Hoặc mẹ có thể mát-xa bằng dầu ô liu và cho trẻ thực hiện các bài tập bàng quang. Cách chữa đái dầm bằng mật ong được đánh giá là khá hiệu quả
Xem thêm: Chữa Đái Dầm Bằng Đông Y Cho Trẻ Nhỏ Và 10 Phương Pháp Khác
FAQ – Câu Hỏi Thường Gặp
Trị đái dầm bằng rau ngót
Dùng rau ngót để trị đái dầm cho trẻ, mẹ có thể tiến hành theo một trong hai cách:
Cách 1
Hái lấy 40g rau ngót tươi. Đem rửa sạch rồi cho vào cối giã đến khi nát hoặc sử dụng máy xay sinh tố để xay nhuyễn nhưng phải đảm bảo cối giã và máy xay đều phải được vệ sinh sạch sẽ trước khi thực hiện. Mục đích của điều này là để trẻ không bị mắc bệnh nhiễm khuẩn. Cho nước đun sôi để nguội vào rau ngót vừa giã, dùng muỗng khuấy đều và lọc lấy nước. Cứ mỗi ngày hai lần, mẹ lại cho bé uống và hai lần uống này nên để cách nhau 10 phút. Không những giúp trẻ trị đái dầm mà còn có thể ngăn ngừa bệnh dị ứng ở trẻ nếu trẻ bị mắc bệnh này.
Cách 2
Cũng dùng 40g rau ngót để làm như trên rồi rửa sạch. Nhưng thay vì giã nát, mẹ có thể vò sống và pha với nước đun sôi để nguội. Sau đó, lọc bã rau ngót để lấy nước và cho trẻ uống. Mỗi lần uống, mẹ cho trẻ uống 1 bát con và uống liên tục như vậy trong vòng 2-3 ngày.
Xem thêm: Mách Mẹ Cách Chữa Đái Dầm Bằng Rau Ngót Cho Trẻ Nhỏ
Kết luận
Với các cách trên, mẹ có thể giúp trẻ thoát khỏi cơn ác mộng tè dầm. Bên cạnh đó, cha mẹ cần hiểu và luôn bên con, giúp trẻ bằng những lời động viên. Có như vậy, tình trạng đái dầm của trẻ sẽ được cải thiện theo cách tốt nhất.
Xem thêm:
Chàm Sữa Ở Trẻ Sơ Sinh Và Cách Điều Trị ‘Lác Sữa’ Hiệu Quả
Nguồn tham khảo
- https://hellobacsi.com/nuoi-day-con/suc-khoe-tre-em/khac-phuc-benh-dai-dam-o-tre-em/
- https://pacifichealthcare.vn/nguyen-nhan-dai-dam-o-tre-em.html
- https://www.emedicinehealth.com/bedwetting/article_em.htm#what_is_bedwetting
- https://www.worldbedwettingday.com/