Đau đầu khi mang thai là tình trạng hết sức phổ biến. Vậy nguyên nhân của triệu chứng này là do đâu? Mẹ bầu nên sử dụng những loại thuốc giảm đau nào để hạn chế đau đầu?
Khi mang thai, các mẹ bà bầu thường dễ mắc các chứng bệnh khác nhau tùy theo thể trạng, dưỡng chất tiếp nhận và môi trường sống tác động mang đến. Một trong số đó, phổ biến nhất ở các bà bầu là chứng bệnh đau đầu.
Mặc dù chứng đau đầu rất phổ biến thế nhưng đau đầu khi mang thai tuyệt đối không thể xem thường được. Các mẹ bầu không thể lường hết được các biến chứng nguy hiểm mà cơn đau đầu mang lại. Nếu chủ quan không thận trọng, việc điều trị sẽ khó dứt, gây mệt mỏi kéo dài trong suốt thời kỳ mang thai. Thường chứng bệnh đau đầu xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc cuối thai kỳ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt.
Đau đầu khi mang thai có phổ biến không?
Đau đầu căng cơ xuất hiện rất phổ biến ở các mẹ bầu, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Cảm giác đau như bị bóp chặt hoặc đau âm ỉ liên tục hai bên đầu và sau gáy. Nếu trước đây bạn thường hay bị đau đầu căng cơ, việc mang thai có thể làm cho tình trạng này tồi tệ hơn.
Các chuyên gia hiện vẫn chưa biết chính xác tại sao khi mang thai các mẹ lại có khuynh hướng đau đầu thường xuyên hơn. Nhiều khả năng là do biến động hormone trong cơ thể. Việc lượng máu tăng đột ngột cũng có thể góp phần gây nên triệu chứng này, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Nguyên nhân khiến bạn đau đầu khi mang thai
Cũng giống tình trạng đau bụng dưới hoặc đau lưng khi mang thai, những cơn đau đầu thường xuất hiện ở thai phụ do những nguyên nhân sau đây:
Sự thay đổi về hormone
Nguyên nhân phổ biến nhất của tình trạng nhức đầu khi mang thai là do thay đổi hormone. Có khoảng 80% phụ nữ gặp phải triệu chứng đau đầu khi mang thai và trong số đó thì đến 58% thai phụ bị đau nửa đầu trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Khi mới mang thai, nồng độ hormone trong cơ thể phụ nữ sẽ thay đổi mạnh mẽ. Chính điều này đã dẫn đến hiện tượng căng cơ, thay đổi ngoại hình, vóc dáng… và đau đầu xảy ra như một phản ứng của cơ thể với sự thay đổi này.
Do bệnh lý
Một số căn bệnh nội khoa có thể gây ra chứng đau đầu khi mang thai ở phụ nữ như: bệnh viêm xoang, nghẹt mũi, dị ứng, trầm cảm…
Trọng lượng thai nhi thay đổi
Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối bị nhức đầu thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh (Nguồn: Internet)
Phụ nữ bị nhức đầu khi mang thai 3 tháng cuối thường là do trọng lượng thai nhi tăng lên nhanh chóng làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu của toàn cơ thể cũng như hệ thần kinh. Việc thiếu máu dẫn truyền lên não sẽ gây ra chứng đau đầu ở mẹ bầu.
Thói quen sinh hoạt thiếu khoa học
Những mẹ bầu ăn uống không đúng giờ, thường bỏ bữa, lười uống nước, thường xuyên thức đêm hay sử dụng nhiều đồ uống có chứa cafein cũng có thể gây ra triệu chứng nhức đầu.
Do môi trường sống
Thai phụ sống hoặc làm việc trong môi trường có nhiều tiếng ồn rất dễ bị căng thẳng, bực bội, khó ngủ,… lâu dần sẽ dẫn đến hiện tượng đầu, mệt mỏi khi mang thai.
Những điều bạn cần biết về đau đầu căng cơ
Rất nhiều phụ nữ, ngay cả những người chưa từng bị đau đầu trước đây vẫn có thể mắc tình trạng này trong thai kỳ. Phần lớn các cơn đau không nghiêm trọng và không đáng ngại. Tuy nhiên, nếu cơn đau của bạn kéo dài hơn 4 giờ hoặc bạn xuất hiện các triệu chứng khác như sốt, rối loạn thị giác, tăng cân đột ngột, sưng mặt hoặc tay thì hãy ngay lập tức tới gặp bác sĩ.
Có thể dùng những loại thuốc giảm đau đầu nào?
Bạn có thể sử dụng thuốc acetaminophen như hướng dẫn trên bao bì. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai không được dùng các loại thuốc giảm đau khác như aspirin, ibuprofen, các loại thuốc điều trị đau nửa đầu khi chưa có sự cho phép của bác sĩ. Bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ những loại thuốc nào có thể dùng nếu bạn bị chứng đau nửa đầu nặng.
Mẹo đánh bay cơn đau đầu khi mang thai
Chế độ dinh dưỡng
- Tùy vào sở thích ăn uống, khả năng hấp thu của bà bầu, chị em nên chia nhỏ các bữa ăn làm nhiều lần trong ngày, thời gian có thể gần nhau để tránh bị đói khi mang thai gây hạ đường huyết dẫn tới đau đầu.
- Hàng ngày nên uống nhiều nước, ăn trái cây tươi. Thiếu nước cũng dẫn tới đau đầu.
- Hạn chế sử dụng đồ uống có ga, nước ép trái cây đóng chai, thịt chế biến sẵn, socola, bánh kẹo…
Chế độ nghỉ ngơi
- Nếu có thể bạn nên nghỉ ngơi ngủ những giấc ngủ ngắn trong ngày. Nên ngủ ở nơi yên tĩnh, phòng tối giúp giấc ngủ ngon hơn.
- Tìm cho mình những thú vui giải trí như đọc sách, viết nhật ký mang thai, vẽ tranh, nghe nhạc để thư giãn đầu óc.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. Bạn nên cân nhắc giảm bớt khối lượng công việc, thay đổi môi trường làm việc khi mang thai nếu tính chất công việc thường xuyên căng thẳng, đi lại nhiều.
Không thức khuya, sử dụng điện thoại, máy vi tính liên tục.
Chế độ tập thể dục
- Phụ nữ mang thai nên tập thể dục nhẹ nhàng rất có lợi cho tình trạng đau nửa đầu. Chị em có thể tập yoga, đi bộ, thiền, bơi lội đều tốt cho sức khỏe của mẹ và bé..
- Mátxa vùng đầu, vai gáy, gan bàn chân sẽ giúp lưu thông máu và giảm đau đầu hiệu quả. Bạn có thể nhờ người thân hỗ trợ hoặc sử dụng dịch vụ mátxa cho bà bầu tại các spa, thẩm mỹ viện.
Ngâm mình trong bồn tắm.
- Tập thể dục tinh thần bằng cách sống lạc quan, vui vẻ, xem phim hài, đọc truyện cười, đi du lịch ở nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ.
Nhức đầu có thể là dấu hiệu của một bệnh nghiêm trọng?
Hầu hết chứng nhức đầu gây khó chịu trong thai kỳ là vô hại, nhưng đôi khi đây là dấu hiệu của một triệu chứng nghiêm trọng hơn. Hãy liên hệ với bác sĩ nếu bạn bị đau nửa đầu hoặc đau đầu nghiêm trọng nếu đã uống acetaminophen mà không có dấu hiệu suy giảm. Lúc đó, bạn cần được khám bệnh đầy đủ để chắc chắn rằng không có vấn đề gì khác.
Trong tam cá nguyệt thứ 2 hoặc 3 của thai kỳ, đau đầu có thể là một dấu hiệu của tiền sản giật, một triệu chứng vô cùng nghiêm trọng do việc tăng huyết áp trong thai kỳ. Các triệu chứng khác của bệnh này gồm có protein bất thường trong nước tiểu, thay đổi thị giác và bất thường về gan, thận.
Khi nào bạn cần đi khám bác sĩ?
Bạn hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu:
- Bị đau đầu dữ dội ở tam cá nguyệt 2 hoặc 3;
- Bị đau một cách đột ngột, dữ dội, cơn đau làm bạn thức giấc, đau không có dấu hiệu thuyên giảm hoặc bạn cảm thấy chưa từng đau như vậy bao giờ;
- Nhức đầu đi kèm với sốt, cứng cổ;
- Cơn nhức đầu ngày càng nặng hơn, đi kèm với rất nhiều triệu chứng khác như nhìn mờ hoặc rối loạn thị giác, nói mớ, buồn ngủ, cảm giác tê buốt hoặc có thay đổi về cảm giác hay tri giác;
- Đau đầu sau chấn thương;
- Đau đầu ngay khi đọc hoặc nhìn vào màn hình máy tính.
Tóm lại: khi thấy xuất hiện hiện tượng đau đầu khi mang thai, chị em phụ nữ tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi và cải thiện sức khỏe bằng các cách trên. Nếu tình trạng đau đầu diễn ra quá nghiêm trọng, kéo dài và không có dấu hiệu thuyên giảm hãy đến gặp bác sĩ ngay để có được hướng điều trị tốt nhất.
Xem thêm: