Trong đời sống ngày nay, khi ngoại hình và vóc dáng luôn chiếm lợi thế rất lớn ở nhiều mặt của cuộc sống thì việc giảm cân là một trong những vấn đề làm đau đầu các chị em phụ nữ nhất. Để có được vóc dáng như mong muốn, người ta thường tìm đến nhiều cách khác nhau như: nhịn ăn, hút mỡ, đốt lửa giảm mỡ,… và đặc biệt phải kể đến là dùng thuốc giảm cân.
Tuy nhiên, việc dùng thuốc giảm cân đem lại nhiều hậu quả khôn lường mà nhiều người không lường trước được. Trong đó, việc làm mọi người quan tâm nhất là: uống thuốc giảm cân bị rối loạn kinh nguyệt không? Ở bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp các bạn giải đáp thắc mắc này.
Thuốc giảm cân – kiểm soát cân nặng nhưng liệu có tốt cho kinh nguyệt?
Thuốc giảm cân (hay còn gọi là thực phẩm chức năng giảm cân, viên nang giảm cân, viên uống giảm cân) là những loại thuốc được sản xuất từ những nguyên liệu có nguồn gốc thảo dược, trong đó có các chất như Phentermin, Phedimetrazin, Dethylpropion hay Methycellulose, Sterculia. Đây đều là các chất gây hạn chế thèm ăn, chán ăn, tạo cảm giác no hay làm chuyển hóa các chất béo trong cơ thể,…
Tuy nhiên, thuốc giảm cân đem lại nhiều tác hại nguy hiểm cho sức khỏe. Điển hình của nó là cơ thể mệt mỏi, uể oải, ngủ không ngon, và bên cạnh đó là gây rối loạn kinh nguyệt, làm ảnh hưởng đến nội tiết tố của chị em phụ nữ. Như vậy, uống thuốc giảm cân rối loạn kinh nguyệt là một điều rất phổ biến và thường thấy mà hầu như người dùng nào cũng gặp phải.
Nguyên nhân của việc uống thuốc giảm cân gây rối loạn kinh nguyệt
Việc uống thuốc giảm cân sẽ gây ra các hiện tượng như đầy bụng, trương nở bụng
Hiện tượng trên sẽ khiến người dùng thường cảm thấy không đói, từ đó hạn chế việc ăn uống như bình thường lại. Khi đó, cơ thể sẽ hấp thu ít hơn, cũng như việc thiếu đi các chất dinh dưỡng, một số vitamin và những khoáng chất cần thiết để tạo ra năng lượng nuôi sống bản thân mình.
Chế độ dinh dưỡng trong đó đặc biệt là chất béo có tầm ảnh hưởng quan trọng đến chu kì kinh nguyệt. Khi ăn đủ lượng chất béo cần thiết, cơ thể sẽ tự động cân bằng kích thích tố nên chu kỳ luôn được duy trì đều đặn. Ngược lại, khi bị thiếu chất béo, các hormone sẽ không được sản xuất đầy đủ và dẫn tới việc giảm chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ.
Thuốc giảm cân có thể làm các chị em bị đau bụng, trướng bụng
Việc dùng thuốc giảm cân sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ nguyệt san
Bất kỳ loại thuốc nào tác động đến hormone cũng đều có thể tác động đến chu kỳ kinh nguyệt, đặc biệt là loại thực phẩm chức năng như thuốc giảm cân.
Điều này xuất phát từ việc tất cả các hormone trong cơ thể đều có sự kết nối và tác động qua lại với nhau cho dù được sinh ra ở các tuyến khác nhau. Chưa kể, một số hormone còn giống nhau đến mức khiến các loại thuốc chúng ta uống vào bị lạc mất mục tiêu và tác động nhầm. Khi sử dụng thuốc giảm cân, các thành phần có trong thuốc sẽ ảnh hưởng đến các hormone gây ra cảm giác thèm ăn, từ đó dẫn đến việc rối loạn nội tiết tố trong cơ thể chúng ta.
Việc giảm cân đột ngột cũng là nguyên nhân gây tác động tới chu kỳ kinh nguyệt.
Khi dùng thuốc giảm cân, người dùng thường bị sụt cân đột ngột và đáng kể, điều này sẽ làm cơ thể thiếu cân, không đủ số cân nặng cần thiết. Thiếu cân sẽ làm cơ thể không sản xuất đủ estrogen – một loại hormone giúp lớp niêm mạc tử cung dày lên và có kinh. Ngoài ra, việc thiếu estrogen cũng gây ra nhiều tác hại khác tới phụ nữ như giảm trí nhớ, da nhăn nheo, tóc dễ gãy rụng,… Như vậy, uống thuốc giảm cân sẽ gây ra nhiều tác động xấu đến phái đẹp mà trong đó không thể không kể đến việc làm rối loạn kinh nguyệt.
Căng thẳng và stress
Việc căng thẳng và khó ngủ là điều không khó thấy ở những người phải làm việc với cường độ cao như y tá, bác sĩ, tiếp viên hàng không và những người này thường bị rối loạn kinh nguyệt. Thuốc giảm cân cũng là một trong những nguyên nhân gây khó ngủ và đặc biệt căng thẳng khi người dùng bị ám ảnh với cân nặng hay những đồ ăn mà cơ thể không được hấp thụ. Khi căng thẳng và khó ngủ kéo dài, nhịp sinh học sẽ bị buộc thay đổi, kéo theo đó là sự thay đổi của hormone sinh sản như estrogen, progesterone, hormone luteinizing. Chất lượng và số lượng giấc ngủ cũng ảnh hưởng đến việc kích thích nang trứng và điều hòa nội tiết tố nữ. Đây là nguyên nhân những người làm nhiều công việc hay làm những công việc nặng nhọc thường hay bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt.
Mất ngủ là một tác dụng phụ thường gặp sau khi dùng thuốc giảm cân
Tác hại của việc rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt có thể gây ra nhiều tác hại không thể lường trước được. Có một số hậu quả mà phải trải qua một thời gian dài, thậm chí là đến khi đã có tuổi thì chị em phụ nữ mới nhận thức được độ ảnh hưởng của nó. Sau đâu là một số tác hại mà rối loạn kinh nguyệt mang lại, đồng thời cũng là tác động xấu mà thuốc giảm cân có thể gây nên cho chúng ta:
Hậu quả trước mắt
Một số biểu hiện mà chúng ta có thể dễ dàng nhận ra ngay sau khi có triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, đó là những biểu hiện như:
- Tinh thần suy giảm: Việc thiếu chất do uống thuốc giảm cân nên dẫn tới việc chu kỳ kinh nguyệt không đều sẽ kéo theo hệ lụy là tinh thần sa sút, luôn cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng và chán chường. Điều này cũng khiến hiệu quả khi học tập, làm việc không cao.
- Hay cáu giận: Tinh thần bị suy giảm nhưng công việc và cuộc sống vẫn còn đó, phụ nữ vẫn phải lo toan bộn bề công việc, gia đình, chồng con,… và đấy cũng là nguyên nhân khiến họ phải cáu gắt vì tốn quá nhiều năng lượng để tập trung giải quyết nhiều công việc cùng một lúc.
Việc sử dụng thuốc giảm cân làm các chị em trở nên khó tính, dễ cáu giận
- Trí nhớ giảm sút: Một trong những biểu hiện rõ ràng nhất mà chị em phụ nữ có thể nhận ra là trí nhớ của mình không còn được tốt như lúc trước. Cho dù trước đây họ có khả năng nhớ đáng tự hào đến đâu thì việc rối loạn kinh nguyệt cũng sẽ khiến họ không còn tập trung, ghi nhớ được hiệu quả như xưa. Những người trí nhớ vốn đã kém thì nay lại càng kém hơn, gây hoang mang cực độ cho bản thân họ.
- Nhan sắc trở nên kém đi: Đây là một điều mà bất kỳ một người phụ nữ nào cũng không mong muốn. Chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động của nội tiết tố trong cơ thể, đồng thời khiến bạn đau mỏi khắp cơ thể, mất ngủ, xanh xao,… nên da dẻ kém đi, mụn ẩn xuất hiện nhiều. Đặc biệt là khi cáu gắt, mệt mỏi thì trông bạn sẽ thiếu sức sống và xuống sắc một cách nghiêm trọng.
- Ảnh hưởng đến “chuyện ấy”: Rối loạn kinh nguyệt vì sử dụng thuốc giảm cân là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng cơ thể mệt mỏi, đau nhức và khô rát vùng kín nên dẫn đến cảm giác khó chịu và không đủ sức để đáp ứng nhu cầu tình dục. Khi đó, sự hứng thú và tự tin trong “chuyện ấy” của bạn sẽ bị giảm sút nghiêm trọng. Bạn sẽ không còn hưng phấn hay thích thú trong nhu cầu sinh hoạt thường ngày vì luôn cảm thấy mệt mỏi và suy nhược, không muốn làm bất kì một thứ gì.
Hậu quả có thể ảnh hưởng lâu dài
- Gây thiếu máu: Triệu chứng thường thấy của rối loạn kinh nguyệt là số ngày kinh kéo dài và lượng máu kinh mất đi nhiều trong một chu kỳ nguyệt san. Đây cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn tới bệnh thiếu máu (giảm hồng cầu máu) bởi vì cơ thể bị mất đi một lượng máu lớn và đồng thời không được bổ sung lại (vì đang trong quá trình chán ăn giảm cân). Bình thường, việc mất đi gần 100ml máu trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt cũng có thể dẫn tới việc thiếu máu dù chỉ là thiếu máu nhẹ. Tuy nhiên, vì tác dụng khác của thuốc giảm cân là làm giảm cảm giác thèm ăn và cơ thể không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng (trong đó có thực phẩm bổ sung máu) cho nên tình trạng thiếu máu sẽ nguy hiểm hơn rất nhiều.
- Chức năng sinh sản bị ảnh hưởng: Kinh nguyệt bị rối loạn sẽ làm cho vùng kín bị đau rát, nhiễm khuẩn vì không được vệ sinh sạch sẽ nên sẽ khiến phụ nữ bị mắc các bệnh về phụ khoa như u xơ tử cung, u nang buồng trứng, mất cân bằng hormone,… Các bệnh phụ khoa nếu không được chữa trị kịp thời sẽ chuyển thành các căn bệnh ác tính và gây nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản.
- Nguy cơ vô sinh: Khả năng thụ thai của phụ nữ thường dựa vào ngày rụng trứng, vì vậy người ta thường tính trước những ngày này để tăng khả năng thụ thai. Khi bị rối loạn kinh nguyệt, việc dự tính ngày rụng trứng sẽ gặp nhiều khó khăn, thậm chí có khi là không thể tính được. Việc nhiều người bị vô sinh do rối loạn kinh nguyệt đang ngày càng cao và đáng báo động khi ngày nay có nhiều nguyên nhân làm giảm chu kỳ kinh nguyệt như sử dụng thuốc giảm cân.
Làm gì để hết tình trạng rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc giảm cân?
Để khắc phục tình trạng rối loạn kinh nguyệt và những hậu quả nghiêm trọng mà nó mang lại thì chị em cần làm và lưu ý một số việc như sau:
- Ngưng sử dụng thuốc giảm cân: Đây là hành động đầu tiên và thiết thực nhất. Khi đã biết rõ nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt và những tác hại khôn lường của nó rồi thì không có lý do gì để chúng ta tiếp tục sử dụng nó nữa. Thay vào đó, hãy giảm cân một cách lành mạnh hơn bằng các cách như ăn uống với chế độ và cường độ hợp lý, tập thể dục,…
- Bổ sung các chất dinh dưỡng bằng chế độ ăn hợp lý: Việc bổ sung các chất din dưỡng mà cơ thể cần là một điều rất quan trọng. Hãy trở lại với một chế độ ăn uống hợp lý, cân bằng, đầy đủ dưỡng chất và quan trọng là không được bỏ đói cơ thể để việc trao đổi chất được diễn ra hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, hãy uống thật nhiều nước để việc đào thải các chất độc và chuyển hóa năng lượng được hiệu quả hơn.
Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh làm giảm nguy cơ rối loạn kinh nguyệt khi uống thuốc giảm cân
- Giảm căng thằng, thiếu ngủ: Dù ở chế độ ăn uống nào thì tinh thần và giấc ngủ cũng đều rất quan trọng. Vì vậy, hãy sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, tham gia các hoạt động ngoài trời để giảm thiểu stress và khiến cho cơ thể chúng ta được thoải mái, thư giãn hơn.
- Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng uống thuốc giảm cân chỉ là biện pháp tạm thời. Khi ngưng sử dụng, nó còn có thể kiến người dùng béo lên một cách nhanh chóng và thậm chí là béo hơn lúc trước. Việc khiến kinh nguyệt bị rối loạn cũng đem lại nhiều tác hại và ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe của. Để giữ được vóc dáng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe bạn nên thực hiện chế độ ăn uống và tâp luyện khoa học, cân bằng giữa học tập, làm việc và đời sống tinh thần được tốt nhất.
Xem thêm:
Rối Loạn Kinh Nguyệt Sau Khi Đặt Vòng Tránh Thai, Bạn Nên Làm Gì?