Contents
show
Sự phát triển của em bé:
- Em bé của bạn lúc này dài khoảng 32cm, nặng khoảng 0,6-0,7kg. Kích thước tương ứng với 1 quả dưa lưới.
- Não của bé đang phát triển nhanh chóng trong thời gian này.
- Phổi đang phát triển hơn và phúc tạp hơn. Các chi nhánh của phổi đang bắt đầu hình thành cũng như các tế bào đặc biệt sẽ sản xuất surfactant ( là chất giảm hoạt bề mặt có tác dụng duy trì tính ổn định của phế nang, giúp cho các phế nang không bị xẹp. Chất giảm hoạt bề mặt ở phổi của bào thai xuất hiện tương đối vào tuần thứ 20. Nó phủ vách trong của phế nang và có trong nước ối vào tuần thứ 28-36). Những em bé sinh non thường bị khó thở vì thiếu chất này.
- Lông mày, lông mi và tóc của thai nhi 24 tuần tuổi chưa có bất kỳ sắc tố nào.
- Các bé có thể phản xạ với giọng nói nhẹ nhàng của bạn bằng cách cọ xát bụng của bạn, trong khi âm thanh lớn hoặc một dòng nước chảy trên bụng của bạn có thể khiến em bé trở nên cảnh giác.
- Hầu hết thai nhi dành khoảng 95% thời gian ngủ trong tử cung và các bé dần có một mô hình ngủ-thức rõ ràng trong bụng bạn.
- Các mô mỡ tiếp tục được bồi đắp dưới da, đó là lí do bạn cảm thấy dường như tăng cân nhanh hơn so với giai đoạn trước.
Sự thay đổi thể trạng của mẹ:
- Bụng bạn tiếp tục phình to ra, da bạn kéo căng, càng làm cho bạn bị ngứa và vết nứt rạn trở nên rõ hơn.
- Bạn có thể trải nghiệm sự khó chịu, thậm chí đau do các dây chằng ở phần dưới của tử cung của bạn bị căng quá.
- Progesterone tăng cao là nguyên nhân chính dẫn đến táo bón khi mang thai. Kéo dài và mức độ nặng hơn có thể dẫn đến bệnh trĩ cũng như vết nứt hậu môn gây đau đớn.
- Bắt đầu từ tuần thứ 24, có thể xuất hiện hội chứng ống cổ tay (Carpal tunnel syndrom. Là hội chứng do thần kinh giữa bị chèn ép ở vùng cổ tay, phần lớn là vô căn, thần kinh giữa bị dây chằng ngang cổ tay chèn ép khi nó đi qua dưới sợi dây chằng này, nó gây ra do chèn ép thần kinh giữa tại cổ tay, làm đau và yếu bàn tay, thần kinh giữa chịu cảm giác ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa và một vài cơ bàn tay)
- Trong khi mang thai, hormone được sản xuất bởi nhau thai sẽ làm giảm tác dụng và phản ứng với insulin trong cơ thể của bạn. Đây được gọi là kháng sinh insulin và hầu hết không phải là một vấn đề quan trọng. Tuy nhiên nó làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường ở bà bầu.
- Nếu bạn 30 tuổi trở nên, có tiền sử gia đình bị bệnh tiểu đường, là người bị béo phì, bạn có nguy cơ gia tăng bệnh tiểu đường thai kỳ.
Lời khuyên dành cho mẹ:
- Dùng các loại kem dưỡng ẩm (loại dành cho bà bầu) lên vùng da bị ngứa và bị rạn giúp giảm ngứa, giảm rạn da.
- Nhỏ thuốc nhỏ mắt sẽ giúp mắt bạn bớt khô và ngứa. Lưu ý nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
- Để giảm các chứng ợ nóng, táo bón, bạn hãy tiếp tục uống đủ nước, chia thành các bữa ăn nhỏ, chọn loại thực phẩm dễ tiêu.
- Đi nghỉ dưỡng ở 1 nơi nào đó bạn muốn vào cuối tuần để giúp thư giãn và tăng cường mối quan hệ vợ chồng.
- Có một chế độ ăn uống lành mạnh, không thừa cần và không hút thuốc lá. Sẽ giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, béo phì, cao huyết áp và giảm nguy cơ xấu cho cả em bé.
- Tránh tiêu thụ đường và sản phẩm lúa mì chế biến. Ví dụ như: Bánh mì, mì, bánh ngọt, bánh quy…) và lựa chọn các loại thực phẩm bổ dưỡng.
- Ăn nhiều rau xanh, rau tươi, các loại củ, chất béo tốt (bơ, trứng, cá hồi, dầu dừa), các loại hạt và protein từ thịt, đậu, cá.
Thai nhi 24 tuần tuổi đang tiếp tục lớn lên và phát triển rất nhanh trong bụng của bạn. Chế độ dinh dưỡng và lối sống của mẹ vẫn ảnh hưởng rất lớn đến em bé. Do vậy hãy tiếp tục thực hiện các kế hoạch đã đề ra và phòng tránh mọi yếu tố có thể tác động xấu, thậm chí gây nguy hiểm.
Xem thêm:
Sự Phát Triển Của Thai Nhi 23 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 25 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa