Updated at: 31-03-2020 - By: admin

Sự phát triển của thai nhi:

  • Em bé của bạn bây giờ dài khoảng 38,5cm, nặng khoảng 1,4kg. Cỡ bằng trái bí ngòi.
  • Bây giờ tất cả các bộ phận đều đã hình thành đầy đủ, ở đúng vị trí của mình là thực hiện đúng chức năng.
  • Lúc này bạn sẽ cảm thấy trong tử cung khá là chật chội do kích thước thai nhi đang ngày càng một lớn. Thể tích nước ối bao quanh bé chỉ còn một nửa so với trước.
  • Đôi mắt của bé dần trưởng thành hơn, các bé có thể phân biệt được giữa ngày và đêm. Các nếp nhăn trên não ngày càng phát triển.
  • Thai nhi 30 tuần tuổi có thể điều chỉnh thân nhiệt tốt hơn trước rất nhiều.
  • Các bé sẽ dần rụng tóc, rụng các lông tơ trên cơ thể, do vậy khi sinh ra bạn sẽ thấy có rất nhiều lông rụng, đặc biệt là ở lưng và vai bé.
  • Thai nhi ngày càng lớn mạnh, thể hiện ở lực nắm tay, lực đạp, đá.
  • Tủy xương đang tiếp tục sản xuất rất nhiều tế bào hồng cầu cho cơ thể bé.
  • Em bé đang dần chui xuống thấp hơn trong khung xương chậu, để chuẩn bị cho việc sinh đẻ.
  • Các cử động của em bé thường ít hơn nhưng mỗi lần thì khá mạnh. Chạm tay lên bụng, bạn cũng có thể cảm nhận được rõ ràng chuyển động của em bé.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-30

Sự thay đổi thể trạng của mẹ:

  • Càng vế cuối thai kì, cơ thể bạn càng mệt mỏi hơn. Bạn sẽ bị mất ngủ, khó ngủ và ngủ không ngon giấc. Thỉnh thoảng sẽ gặp những giấc mơ rất kỳ lạ. Đó chính là kết quả của sự thay đổi hormone trong cơ thể.
  • Bạn vừa háo hức đến ngày sinh và cũng lo lắng không nguôi về tất cả mọi thứ, dù chỉ là những điều nhỏ nhặt nhất.
  • Các khớp của bạn trở nên lỏng lẻo hơn, các cơ bắp cũng giãn ra để chuẩn bị cho việc sinh nở.
  • Các cơn đau nhức sẽ tiếp tục làm phiền bạn cho đến khi sinh.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-30-1
  • Bàn chân của các bà bầu thường sẽ to lên, do vậy trung bình cỡ giày sẽ tăng lên khoảng 1 size.
  • Hiện tượng ợ nóng vẫn diễn ra thường xuyên, tùy vào mỗi người mà mức độ sẽ khác nhau.
  • Thai nhi 30 tuần tuổi càng lớn gây áp lực lên tất cả bộ phận quanh đó, đặc biệt là lưng và hông của bạn.
  • Một số dây đai dành cho bà bầu hiện nay sẽ giúp bạn nâng đỡ vùng bụng hay nói cách khác là nâng đỡ thai nhi khá hiệu quả.

Lời khuyên dành cho mẹ:

  • Tắm nước ấm, matxa, tránh ăn quá nhiều trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn, hạn chế được triệu chứng ợ nóng và có thể được thư giãn hơn.
  • Thay đổi tư thế nằm, tập thể dục đều đặn sẽ giúp bạn bớt đau lưng hơn.
  • Tuần thứ 30, bạn nên đi khám tại bệnh viện để xét nghiệm máu, thử nước tiểu, làm thủ tục đăng ký đẻ, tiêm phòng uốn ván (AT1), siêu âm 2D.
  • Uống bổ sung một số chất dinh dưỡng như canxi, sắt, vitamin… nếu thấy cần thiết và theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Lên kế hoạch về việc sinh thường hay sinh mổ, ghi nhớ các kỹ thuật cần thiết để sử dụng trong sinh đẻ.
  • Chuẩn bị sẵn các vật dụng mang theo khi sinh, phòng trường hợp bạn sinh sớm. Càng về cuối thời kỳ mang thai, bạn cần dành hết sự quan tâm và thời gian cho bé.su-phat-trien-cua-thai-nhi-tuan-30-2

Một danh sách dài bạn cần lưu ý và phải làm. Điều này có thể khiến bạn căng thẳng, đừng ôm đồm hết một mình mà hãy chia sẻ mọi thứ với bố em bé, người thân, bạn bè.

Xem thêm:

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 31 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 29 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa

5/5 - (1 vote)