Contents
show
Sự phát triển của thai nhi:
- Bắt đầu từ thời điểm này, kích thước của em bé được đo là từ đỉnh đầu đến gót chân, em bé dài khoảng 21cm, nặng khoảng 0,34kg. Có kích thước bằng 1 quả xoài.
- Ngoại hình của thai nhi 21 tuần tuổi đang càng ngày càng giống với trẻ sơ sinh.
- Các em bé đang rất tích cực chuyển động và nuốt nước ối trong bụng mẹ.
- Khi bé nuốt nước ối, đường tiêu hóa được hoàn thiện hơn. Em bé của bạn cũng nhận được một số lượng dinh dưỡng từ nước ối.
- Cử động của em bé của bạn đi từ rung động sang những cú đá mạnh và chọc vào thành tử cung của bạn.
- Làn da của bé vẫn còn nhắn nheo.
- Nếu thai nhi là gái thì âm đạo đã hình thành gần đầy đủ.
Sự thay đổi thể trạng của mẹ:
- Bụng bạn tiếp tục to ra và bạn sẽ thấy cơ thể nặng nề hơn trước, di chuyển không được dễ dàng, tự nhiên như trước.
- Nếu dùng tay ấn nhẹ ở rốn, bạn có thể cảm nhận được tử cung của mình.
- Do áp lực từ sự phát triển của tử cung lên cơ hoành, bạn sẽ cảm thấy khó thở hoặc thở nhanh hơn.
- Hiện tượng giãn tĩnh mạch sẽ xảy ra, điều này là khá phổ biến khi mang thai, đặc biệt là những người sinh ra trong một gia đình có các thành viên từng bị.
- Bạn sẽ thấy ngứa trên da, các vết rạn da sẽ xuất hiện nhiều hơn, đặc biệt là ở bụng, ngực, mông, đùi.
- Khuôn mặt sẽ tiếp tục bóng nhờn và có thể mụn sẽ xuất hiện, không chỉ mặt và cả ở một số bộ phận khác nữa.
- Một số phụ nữ mang thai sẽ xuất hiện sớm những cơn co thắt ở tử cung, thời điểm này nó chưa nhiều và cũng không quá đau.
- Chân của bạn tiếp tục bị sưng vào cuối ngày.
- Một số phụ nữ có thể nhận thấy một điểm màu tím hoặc xanh không gây đau đớn trên đôi chân của mình.
- Khi tử cung phát triển, trọng lượng tăng lên có thể ngăn chặn sự thoát nước tiểu từ bàng quang, gây nhiễm trùng.
Lời khuyên dành cho mẹ:
- Uống đủ nước mỗi này. Bạn có thể uống thêm nước ép việt quất.
- Tránh mặc quần bó sát, tránh mặc các quần lót có bông.
- Vệ sinh khu vực âm đạo sạch sẽ.
- Ngoài ra để đảm bảo có một cơ thể khỏe mạnh bạn vẫn cần chú ý: tập thể dục nhẹ nhàng tùy thích miễn là tránh những hoạt động mạnh và quá sức.
- Bôi dầu dừa hoặc các kem dưỡng ẩm có thể giảm bớt ngứa và các vết rạn da.
- Lựa chọn những thực phẩm lành mạnh và chế độ ăn uống đầy đủ, cân bằng dinh dưỡng.
- Để phòng tránh bệnh tiểu đường thai kì, bạn nên kiểm tra lượng đường trong tổng số thực phẩm hấp thu vào mỗi ngày không quá 24g, kết hợp với tập thể dục.
- Nhiễm trùng đường tiết niệu không được điều trị có thể dẫn đến nhiễm trùng thận và rất nguy hiểm.
- Do vậy, nếu thấy đi tiểu đau rát, đau bụng dưới thì bạn nên đi khám sớm.
- Đừng quá lo lắng, tự ti nếu vẻ ngoài của bạn không còn đẹp như xưa, mọi vấn đề đều có cách giải quyết.
Sự căng thẳng, lo âu sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi. Hãy chia sẻ với người thân và bạn bè để giải tỏa tâm lý, ngoài ra những kinh nghiệm từ họ có thể sẽ rất bổ ích cho bạn.
Xem thêm:
Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi 20 Tuần Tuổi Có Ảnh Minh Họa