Hiện tượng ho ở trẻ sơ sinh thực chất là một phản ứng có lợi của cơ thể giúp loại bỏ các vi khuẩn hay các chất có hại bám vào đường hô hấp. Tuy nhiên, nếu như cha mẹ không chú ý đến việc bảo vệ, chăm sóc trẻ, nhất là khi thời tiết chuyển mùa thì nguy cơ trẻ sơ sinh bị ho rất cao.
Nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh bị ho?
Những cơn ho ở trẻ sơ sinh xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể do bệnh lý hoặc các yếu tố bên ngoài. Tuy nhiên, ho không phải là bệnh mà có thể là triệu chứng của các bệnh lý khác. Trẻ thường bị ho mỗi khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là vào mùa mưa và cuối thu sang đông.
Đồng thời, trẻ sơ sinh bị ho và thở khò khè có thể do dị ứng với khói thuốc lá hoặc do môi trường không khí bị ô nhiễm. Khi đó, trẻ em rất dễ bị viêm đường hô hấp mà chủ yếu là các bệnh nhẹ như: hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi,…
Ở trẻ nhỏ và đặc biệt là trẻ sơ sinh, hệ hô hấp chưa hoàn thiện, khả năng miễn dịch kém cho nên ho là vấn đề thường gặp. Đôi khi cơn ho kéo dài khiến cho tình trạng sức khỏe của trẻ bị suy giảm.
Đặc biệt, trẻ sơ sinh bị ho có đờm khi đường thở bị sưng phù nề. Chẳng hạn khi viêm mũi, viêm họng, viêm tuyến bạch huyết dọc đường thở,… bé cũng đều bị ho. Đôi khi, đường thở có dịch đờm dù là đờm trong, xanh hay vàng thì đều gây ho cho trẻ.
Khi đó, dịch đờm sẽ bám vào đường hô hấp, làm bít chặt đường thở, bám vào lớp lông chuyển làm dính lớp lông này, gây ngứa cổ họng trẻ. Hậu quả là trẻ sơ sinh sẽ ho rũ rượi, ho như cuốc, ho đến nôn trớ, ọc sữa. Bố mẹ cần hiểu rằng tất cả những nguyên nhân nào làm sưng nề đường hô hấp, cản trở đường thở đều khiến trẻ bị ho.
Bất cứ yếu tố nào cản trở đường thở đều khiến trẻ bị ho
Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh bị ho khan loáng thoáng vài cái thì các mẹ đừng quá lo lắng mà hãy giữ ấm, không ra đường và chống cảm cúm là bé sẽ hết ho thôi. Trong trường hợp các mẹ đã tìm đủ mọi cách mà trẻ vẫn không hết ho sau 2-3 ngày, hay tự nhiên xuất hiện đờm và khó thở, thì hãy đưa trẻ đến gặp bác sỹ kịp thời nhé.
Khi trẻ sơ sinh bị ho phải điều trị như thế nào?
Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu ớt, nhạy cảm với các hoạt chất có trong thuốc, thực phẩm, dược liệu và dễ bị mắc các chứng như ho, sổ mũi, cảm, sốt,… Chính vì vậy, trước khi trị ho cho bé, mẹ cần tìm hiểu kỹ nguyên nhân, triệu chứng để chữa khỏi cơn ho cho bé một cách an toàn nhất.
Việc trị ho cho bé là điều cần thiết, nhưng mẹ nên hết sức cẩn trọng để tránh những sai lầm đáng tiếc. Trước hết, mẹ không nên vội vã tự ý sử dụng kháng sinh khi trẻ sơ sinh bị ho nhẹ. Bởi lẽ, việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không theo chỉ định của bác sĩ khiến trẻ có thể bị kháng thuốc, lờn thuốc và gây khó khăn cho việc điều trị các căn bệnh khác sau này.
Bên cạnh đó, mẹ cần thận trọng với các thuốc ho có tác dụng gây ức chế trung tâm thần kinh trung ương khẩn cấp. Vì đây là các thuốc có chứa hoạt chất dextromethorphan, codein,… nếu tùy tiện dùng cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi có thể gây ra khá nhiều tác dụng phụ mà mẹ không lường hết được.
Nếu trẻ bị ho lâu ngày, các mẹ phải đưa bé đến gặp bác sĩ kịp thời
Khi trẻ sơ sinh bị ho, việc mẹ cần làm ngay đó là chăm sóc và theo dõi diễn tiến cơn ho của trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị ho khan, có thể do bị bị dị ứng với thời tiết hoặc thức ăn truyền qua sữa mẹ. Lúc này, mẹ cần tránh cho bé tiếp xúc với bụi bẩn trong nhà, lông súc vật,… Đồng thời, cần thông rửa mũi, mắt cho bé bằng nước muối sinh lý. Khi cho con bú, mẹ cần lưu ý không ăn các thức ăn dễ gây dị ứng cho trẻ như tôm, cua, trứng hoặc các thức ăn lạnh.
Nếu trẻ sơ sinh bị ho đờm, mẹ hãy đặt bé nằm sấp trên hai đùi, nâng đầu bé cao hơn lưng một chút, dùng tay vỗ nhẹ vào lưng để giúp bé long đờm ra khỏi đường hô hấp.
Bên cạnh đó, mẹ cần lưu ý về gió và nhiệt độ nơi bé nằm. Tuyệt đối không để bé bị gió ngoài trời hoặc gió quạt thẳng vào mặt. Chú ý mặc đủ ấm, không để bé bị lạnh 2 bàn chân và tay. Nhiệt độ trong phòng ngủ của bé nên để vừa phải, khoảng 27-29 độ. Nếu đưa bé đi ra ngoài thì cũng không nên để chênh lệch nhiệt độ trong phòng và ở ngoài quá cao có thể khiến bé bị sốc nhiệt.
Khi sử dụng thuốc để giúp bé thuyên giảm cơn ho, các mẹ nên ưu tiên dùng các thảo dược như hạt chanh, lá hẹ, bạc hà,… để trị ho an toàn cho bé dưới đây.
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh đơn giản, không cần dùng thuốc
Cách trị ho cho trẻ sơ sinh bằng tinh dầu tràm: Các mẹ hãy nhỏ một vài giọt tinh dầu tràm vào trong tay và xoa đều trên tay của mình, sau đó tiến hành bôi vào các vị trí như lưng, ngực, cổ cho trẻ. Dùng dầu tràm massage cho bé trước khi ngủ sẽ giúp làm ấm lưng, ngực, cổ cho trẻ dễ ngủ và đánh tan được cơn ho.
Dùng dầu tràm massage để trị ho và làm ấm người cho trẻ
Mặt khác, các mẹ có thể nhỏ 4 đến 5 giọt tinh dầu tràm vào trong chậu nước tắm cho bé sẽ giúp làm sạch, tiêu diệt virus, vi khuẩn, cũng như kích ứng niêm mạc mũi, tạo ra chất nhầy và đẩy chúng ra ngoài.
- Trị ho cho trẻ sơ sinh bằng lá hẹ kết hợp với đường phèn: Cách làm rất đơn giản, các mẹ chỉ cần lấy một nắm lá hẹ bánh tẻ (không non quá cũng không già quá) đem rửa sạch rồi để cho ráo nước. Sau đó, tiến hành cắt nhỏ rồi bỏ toàn bộ lá hẹ vào trong bát, cho thêm vào một lượng đường phèn vừa đủ. Đem hấp cách thủy cho đến khi đường phèn tan hoàn toàn và lá hẹ trong bát được mềm ra.
Cuối cùng, chắt lấy phần nước đường phèn và lá hẹ, bỏ đi phần bã cho bé dễ uống. Mẹ chỉ cần cho bé uống từ 2 đến 3 thìa cafe mỗi lần, một ngày nên sử dụng từ 2 đến 3 lần sẽ giúp đẩy lùi cơn ho nhanh chóng, đồng thời bổ sung được những dưỡng chất rất tốt cho cơ thể của trẻ.
- – Rau diếp cá – “thần dược” cho trẻ sơ sinh bị ho sốt: Khi trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi, các mẹ hãy lấy rau diếp cá đem rửa sạch và cho vào cối giã nhỏ. Sau đó, cho thêm một chút muối vào rồi lọc lấy nước cho trẻ sử dụng từ 2 – 3 lần/ngày.
Rau diếp cá giúp trị ho hiệu quả cho trẻ sơ sinh
Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị ho sổ mũi sốt, các mẹ cũng có thể lấy 30g rau diếp cá đem rửa sạch và giã nát, sau đó thêm nửa bát nước nguội vào đun sôi, để nguội và cho trẻ uống trực tiếp. Còn bã rau diếp cá, các mẹ hãy đắp vào vùng thái dương của trẻ, cách này sẽ giúp trẻ hạ sốt nhanh chóng.
- Trẻ sơ sinh bị ho phải làm sao? Hãy dùng tỏi chưng đường phèn: Các mẹ hãy lấy vài tép tỏi rửa sạch nhưng không bỏ vỏ. Tiếp theo, đập dập các tép tỏi rồi cho vào tô, tiếp đó cho đường phèn vào, cho thêm 1 lượng nước xâm xấp bề mặt các tép tỏi.
Sau đó, các mẹ hãy cho hỗn hợp tỏi, nước và đường phèn lên bếp để chưng cách thủy trong khoảng 20 – 30 phút cho đến khi tỏi mềm nhuyễn và đường phèn tan hoàn toàn. Cuối cùng tắt bếp, nhấc hỗn hợp xuống và để nguội rồi lọc bỏ bã lấy phần dung dịch cho trẻ uống ngày uống 2 – 3 lần sẽ giúp khắc phục được tình trạng trẻ sơ sinh bị ho nghẹt mũi lâu ngày.
- Khi trẻ sơ sinh bị ho, hãy dùng hoa đu đủ đực: Khi trẻ sơ sinh bị ho gà hoặc ho khan nhưng không sốt, các mẹ hãy lấy khoảng 10 bông hoa đu đủ đực rửa sạch cho vào 1 bát nhỏ cùng với 2 thìa đường phèn. Sau đó cho bát hoa đu đủ đường phèn vào nồi hấp cách thủy khoảng 10 phút rồi bắc xuống để nguội.
Hoa đu đủ đực chữa ho cho trẻ sơ sinh rất tốt
Chắt lấy nước hoa đu đủ cho bé dùng 1 lần/ ngày, mỗi lần khoảng 2 thìa. Đây là 1 phương pháp dân gian trị ho cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Tuy nhiên, các mẹ cần theo dõi tình hình tiêu hóa của trẻ vì dung dịch này dễ làm trẻ bị chướng bụng, đầy hơi.
- Dùng hạt chanh chữa ho cho bé an toàn mà hiệu quả: Cách dùng hạt chanh để chữa ho cho trẻ cũng tương tự như cách dùng hoa đu đủ. Các mẹ hãy lấy khoảng 10 hạt chanh nghiền nát rồi chưng cách thủy với đường phèn khoảng 15 phút. Sau đó, bắc xuống để nguội rồi chắt lấy nước rồi cho trẻ uống 3 đến 4 lần 1 ngày, mỗi lần 1 thìa có thể giúp cải thiện nhanh chóng các cơn ho gió, ho khan, ho có đờm đặc, ho dai dẳng lâu ngày không khỏi ở trẻ. Tuy nhiên, các mẹ cần lưu ý là hạt chanh dễ bị đắng nên trẻ có thể khó uống hơn.
Việc trẻ sơ sinh bị ho hắt hơi sổ mũi khi chuyển mùa hoặc khi có các tác nhân bên ngoài môi trường tác động vào đường thở của bé là điều rất ít khi tránh khỏi. Thậm chí, việc mọc răng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị ho sốt. Tuy nhiên, cấu tạo cơ thể trẻ sơ sinh đặc biệt là các cơ quan có chức năng thải độc như gan, thận của trẻ còn chưa hoàn thiện. Chính vì vậy, trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào để trị ho cho bé, các mẹ cũng cần cân nhắc cẩn thận để tránh quá liều, gây ngộ độc cho trẻ.
Nếu điều trị bằng các phương pháp dân gian tại nhà 1-2 ngày mà các cơn ho của bé vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm, cha mẹ nên đưa con tới gặp bác sĩ để được tư vấn. Điều quan trọng nhất khi trẻ sơ sinh bị ho đó là cha mẹ nên chăm sóc cho bé một cách cẩn thận và không nên lo lắng thái quá.
FAQ – Câu hỏi liên quan
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị ho
Với trường hợp trẻ được 1-4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh thường không bị ho nhiều. Vì thế, khi thấy các triệu chứng ho từ bé, các mẹ có thể nghĩ đến ngay các nguyên nhân sau:
- Trong gia đình có người hút thuốc lá như bố, ông…
- Mẹ dùng than củi để xông sau khi sinh
- Xung quanh chỗ ở có quá nhiều khói bụi gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
- Sự thay đổi của thời tiết
- Bé bị mắc các bệnh: viêm phế quản, viêm phổi, dị ứng, ho gà…
- Trẻ bị sặc hoặc hóc phải một dị vật nào đó
- Bé bị nhiễm virus hợp bào hô hấp (respiratory syncytial virus – RSV)
Có trường hợp nhiều trẻ bị ho thở khò khè. Lý do cho điều này là đường hô hấp của bé tăng tiết dịch nhầy để có thể chống lại các vi khuẩn, virus gây bệnh hoặc dị vật trong khí quản.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh 1 Tháng Bị Ho – Nguyên Nhân, Cách Trị, Xử Lý Như Thế Nào
Làm gì khi trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho có đờm
- Nhỏ mũi cho bé bằng nước muối sinh lý: cách này giúp bé giảm chất nhầy trong mũi, giảm sưng đường hô hấp. Nhờ đó, bé có thể ho dễ hơn và đẩy đờm ra ngoài. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng dụng cụ hút mũi.
Vệ sinh mũi bé bằng nước muối sinh lý
- Mẹ nên cho trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi bị ho sổ mũi bú sữa nhiều hơn bình thường một chút: khi cơ thể trẻ được cung cấp nhiều nước, chất nhầy ở đường hô hấp và mũi sẽ được giảm thiểu và bé cũng sẽ không bị khó thở nhiều nữa.
- Nâng cao đầu cho bé mỗi khi nằm: kê cho bé một chiếc gối cao hơn hoặc thêm khăn trên gối để nâng đầu cao hơn cho trẻ. Trẻ sẽ có thể dễ dàng hơn và giảm được tình trạng ho.
- Sử dụng máy làm ẩm không khí để tăng độ ẩm: sử dụng máy này vào ban đêm trong phòng ngủ giúp bé giảm kích ứng gây ho, dễ thở hơn nhờ tăng độ ẩm cho không khí.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh 2 Tháng Bị Ho – Nguyên Nhân, Cách Trị
Tại sao trẻ sơ sinh 3 tháng bị ho
- Cảm lạnh: đây là bệnh thường gặp ở nhiều trẻ nhỏ mà đi kèm theo đó là các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ngạt mũi, sốt.
- Nhiễm virus hợp bào hô hấp: bệnh này cũng thường xảy ra trên trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Khi mắc bệnh, mẹ có thể thấy các triệu chứng khá giống bệnh cảm lạnh nhưng ở mức độ nặng hơn, có thể khiến trẻ bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi.
Trẻ bị nhiễm virus hợp bào hô hấp có thể bị viêm tiểu phế quản và viêm phổi
- Viêm thanh quản: trẻ bị viêm thanh quản sẽ bị ho khàn tiếng và thường nặng hơn vào ban đêm. Mẹ có thể nghe thấy tiếng huýt sáo mỗi khi trẻ thở ra. Bệnh viêm thanh quản này do các loại virus, vi khuẩn gây ra.
- Dị ứng, hen suyễn: dị ứng này do lông mèo, bụi bẩn gây ra khiến trẻ bị dị ứng làm cho trẻ bị nghẹt mũi hoặc hắt hơi, sụt sịt mũi liên tục, chảy nước mũi. Do đó, trẻ sẽ bị ho. Còn với những trẻ bị hen suyễn, các cơn ho sẽ nhiều hơn và khi đêm xuống tình trạng ho này sẽ nghiêm trọng hơn, ho nhiều hơn nữa. Lý do khiến cho hen suyễn phát sinh và ngày càng trở nặng hơn là do trẻ bị dị ứng, vận động nhiều và mạnh, thời tiết lạnh hơn.
- Bệnh viêm phổi hoặc viêm phế quản: bệnh này bắt nguồn từ việc trẻ bị cảm lạnh hoặc nhiễm virus. Dấu hiệu cho biết điều này là các cơn ho kéo dài dai dẳng, đi cùng với đó là sốt, khó thở và đau nhức cơ thể.
- Viêm xoang: hiện tượng ho và sổ mũi đã trải qua hơn 10 ngày nhưng vẫn chưa khỏi. Bác sĩ cũng đã chẩn đoán rằng trẻ không bị viêm phổi hay viêm phế quản. Lúc này, bạn có thể nghĩ tới bệnh viêm xoang. Các hốc xoang trong mũi lúc này đã bị nhiễm khuẩn khiến cho trẻ ho suốt và có sự xuất hiện của chất nhầy.
- Nuốt hoặc hít phải thứ gì đó: niêm mạc mũi của trẻ có thể bị kích thích và tiết ra chất nhầy do hít phải khói thuốc lá, chất ô nhiễm có trong môi trường. Nếu trẻ chỉ bị ho mà không bị sốt hay chảy nước mũi thì trẻ có thể đã nuốt phải vật gì đó khiến nó mắc kẹt ở cổ họng hoặc phổi. Lúc này, bạn thực hiện các biện pháp sơ cứu giúp trẻ tống vật đó ra hoặc đưa đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Bệnh ho gà: căn bệnh này rất dễ lây lan nhưng cũng đã có vắc xin phòng bệnh. Nó có các triệu chứng giống như bệnh cảm lạnh thông thường. Với trẻ dưới 1 tuổi mà bị ho gà sẽ rất nghiêm trọng. Vì vậy, mẹ nên đưa trẻ đi tiêm phòng đủ lượng, đúng liều để phòng bệnh.
- Xơ nang: bệnh này không thường thấy ở trẻ nhỏ. Khi mắc phải, trẻ sẽ ho liên tục, có chất nhầy màu vàng hoặc xanh lá cây, có thể bị nhiễm trùng xoang, viêm phổi tái phát, trẻ không tăng cân, da có vị mặn và phân như dầu mỡ.
- Thói quen: trẻ đã ho liên tục khi bị bệnh. Tới khi đã khỏi và khỏe mạnh, trẻ có thể vẫn bị ho do có thói quen từ trước.
Xem thêm:
Trẻ Sơ Sinh 3 Tháng Tuổi Bị Ho? Nguyên Nhân, Dấu Hiệu, Cách Xử Lý
Nguồn tham khảo: eva.vn, hellobacsi.com, bekhoemedep.com
Xem thêm: