Theo thống kê, có đến 75% phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều bị chứng phù chân hay còn gọi là máu xuống chân. Hiện tượng máu xuống chân, đặc biệt là trong 3 tháng cuối khi mang thai được xem là hiện tượng phổ biến mà hầu hết các mẹ bầu đều gặp phải. Tuy nhiên bị xuống máu chân mang lại không ít bất tiện, mệt mỏi và thậm chí là cảm giác đau đớn khó chịu cho các mẹ bầu.
Nguyên nhân bị chứng xuống máu chân khi mang thai?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng phù chân, xuống máu chân ở phụ nữ khi mang thai. Trong đó có thể thấy ngay hai nguyên nhân quan trọng gây ra phù chân:
Sự cản trở máu trở về tim gây phù chân, xuống máu chân
Khi mang thai, cơ thể mẹ cũng trở nên tích nước và máu được sản xuất ra thêm 50% so với bình thường để đảm bảo cân bằng cơ thể và nuôi dưỡng thai nhi. Và càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Mẹ bầu khi mang thai cân nặng cũng thường tăng (từ 8 – 12kg đối với mẹ mang đơn thai và từ 15 – 20kg với mẹ mang song thai) và tất cả trọng lượng đều dồn về đôi chân khiến chúng trở nên sung phù. Thêm vào đó, mẹ bầu cũng có thể bị phù chân do bị mắc một số bệnh như táo bón; bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, tư thế ngồi vắt chéo chân; mặc đồ quá chật; giữ một tư thế quá lâu…
Một số nguyên nhân dẫn đến phù chân, xuống máu chân khi mang thai phải kể đến nữa là do mẹ bầu mặc quần áo quá chặt, chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực.
làm máu không kịp lưu thông.
Giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân
Nguyên nhân thứ hai gây ra phù chân cho các mẹ đó là giảm hoạt động bơm máu của cơ vùng chân, có thể do tính chất công việc phải đứng hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài. Thêm vào đó, thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ và các bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh cũng là nguyên do làm giảm hoạt động bơm máu.
Cho dù là sự cản trở máu trở về tim gây phù chân, xuống máu chân hay hoạt động bơm máu của cơ vùng chân bị giảm đều làm máu ứ trệ trong lòng tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Các mẹ bầu nên chú ý đến các triệu chứng để điều trị kịp thời, giúp giảm hiện tượng sưng phù và và ngăn các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chân bị suy giãn ra.
Nhận biết tình trạng xuống máu chân khi bị mang thai?
Xuống mau chân khi mang thai là tình trạng khá phổ biến, mẹ bầu nên để ý dấu hiệu biện để giúp phát hiện sớm tình trạng xuống máu chân khi mang thai để nhanh chóng điều trị tránh gây hậu quả xấu đến người mẹ và trẻ sau này. Các mẹ dõi theo các dấu hiệu nhận biết tình việc xuống máu chân:
- Kiểm tra xem khuôn mặt có to hơn bình thường, hơi “phị” ra, mi trên hai mắt “nặng như chì”.
- Kiểm tra các ngón tay có to lên chút nào không và đối với chân cần chú ý các vùng như mắt cá, đầu gối của hai chân, nơi có các đầu xương lồi lên tạo ra các hố lõm.
- Dùng ngón tay ấn vào những nơi có xương nằm dưới da như hai mắt cá chân, ống ống quyển, nếu hiện tượng da vùng đó khi ấn bị lõm xuống và lâu đầy lên.
- Phù thường biểu hiện ra bên ngoài và dễ thấy bằng mắt: sưng nhưng thường không kèm đau ở mắt, mặt, chân tay hay ở bụng.
- Khi mang thai bị tăng cân nhanh, quá mức bình thường thì khả năng bị phù nề rất cao. Mẹ bầu có thể theo dõi cân nặng nửa tháng/lần, còn vào ba tháng cuối cần mỗi tuần/lần.
Làm sao để hạn chế việc xuống máu chân khi mang thai?
Để các mẹ bầu có thể giảm bớt cảm giác khó chịu hoặc đau đớn từ chứng phù chân, dưới đây là những biện pháp giảm phù chân trong suốt thời kỳ mang thai để các mẹ tham khảo:
- Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
- Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây,…), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
- Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
- Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù. Bên cạnh đó, mẹ bầu không nên mang vác đồ vật nặng, không làm việc nặng nề mà nên thư giãn nghỉ ngơi thật tốt.
- Không nên mang giày, dép quá chật vì chính những đôi giày, dép sẽ là nguyên nhân phát sinh của chứng viêm tấy kẽ chân, chai, sần ngón chân…Các vết chai sần được hình thành như những đốm da cứng để chống lại sự ma sát của giày dép lên chân. Thời gian mang giày chật càng lâu thì những vết chai này cũng dày lên, sạm đen đi khiến đôi chân mất đi vẻ đẹp và cảm giác bức bối, bó chặt đôi bàn chân sẽ làm bạn không thoải mái.
- Không nên sử dụng những đôi dày cao gót vì độ cao của giày cũng ảnh hưởng tới xương, khiến cho cơ thể của bạn không được cân bằng, xương chậu bị nghiêng đi khiến đau nhiều ở vùng lưng dưới, thậm chí còn mang lại những hậu quả tai hại cho thai nhi nếu chẳng may bạn bị trẹo chân ngã.Bạn nên tìm mua cho mình loại giày phù hợp với kích thước chân và độ cao vừa phải ở khoảng 1-3 cm. Những khi có điều kiện như ngồi trong phòng làm việc hay ở nhà thì nên để chân được thư giãn bằng cách cởi giày, dép ra mà thay bằng dép mềm đi trong nhà.
Máu xuống chân khi mang thai là hiện tượng phổ biến mà đa phần mẹ bầu đều mắc phải. Tình trạng bệnh này gây không mệt mỏi, đau đớn khó chịu cho các mẹ bầu và là dấu hiệu của nhiều bệnh.
Xem thêm: