Tổng Hợp Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 12 Tháng Tốt Nhất Cho Mẹ Update 11/2024

Updated at: 08-05-2020 - By: admin

Sau khi bé chào đời, ngoài vấn đề ăn uống cha mẹ còn phải quan tâm đến chăm sóc trẻ sơ sinh. Vì chỉ ăn uống không mà không chăm sóc cẩn thận, đúng cách bé nhà bạn vẫn có thể bị mắc bệnh hay gặp bất cứ vấn đề sức khỏe khác. Và để có được kiến thức chính xác và đầy đủ cách chăm sóc trẻ em sau sinh được hiệu quả, chúng tôi đã đưa ra cách chăm sóc bé của một số trường hợp thường gặp nhất mà mẹ không nên bỏ qua.

Tổng Hợp Kiến Thức Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Dưới 12 Tháng Tốt Nhất Cho Mẹ 1Làm thế nào chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách?

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau mổ

Không giống với những em bé sinh thường, trẻ sinh mổ thường phải chịu nhiều vấn đề sức khỏe như khả năng phát triển hệ vi sinh trong đường ruột kém, hệ miễn dịch yếu, dễ bị dị ứng, hen suyễn, chàm sữa, thở khò khè, khóc nhiều, hay phải đi khám, chậm phát triển, tay chân không được lanh lẹ, linh hoạt và khả năng tập trung kém. Cũng vì thế mà việc chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần phải cẩn thận và biết cách. Để giúp cho trẻ sinh mổ có được sức khỏe tốt, mẹ có thể tham khảo các gợi ý chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách dưới đây:

  • Tăng cường bú sữa mẹ

Với trẻ sơ sinh thì không có gì bổ dưỡng và tốt hơn sữa mẹ. Nhờ có sữa mẹ, bé có thể phát triển hệ miễn dịch cùng hệ vi sinh trong đường ruột với các vi khuẩn có lợi: Lactobacilli, Bifidobacteria… Thêm nữa, bé còn được cung cấp thêm vitamin cùng các loại khoáng chất tốt cho cơ thể.

  • Khả năng vận động cơ thể

Sau khi sinh mổ, không chỉ có cơ thể mẹ là chịu nhiều mệt mỏi mà ngay cả em bé mới sinh cũng sẽ có những vấn đề bất ổn như đi lại khó khăn hay khó giao tiếp. Lúc này, mẹ cần phải chăm sóc và đợi tới lúc bé đã được 7 đến 8 tháng thì cho tập bám, vịn và đi. Tuy nhiên, thời điểm tập vận động này cũng không nên diễn ra quá sớm vì sức khỏe của bé còn yếu và dễ bị thương.

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 8 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

  • Kích thích xúc giác

Việc sinh mổ không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động và ngôn ngữ của trẻ mà còn làm giảm khả năng cảm nhận. Biểu hiện thường thấy ở những trẻ này là mút tay, cắn đồ chơi… dù đã được 3 tuổi. Do đó, để giải quyết vấn đề này, mẹ nên cho bé chơi với cát, nước…, quấn khăn sau khi tắm cho bé và cho bé tiếp xúc, chơi đùa cùng các bé khác. Chúng sẽ giúp cho trẻ có lại được độ mẫn cảm tốt hơn.

  • Đảm bảo dinh dưỡng

Chắc chắn rằng loại thực phẩm có được nhiều dinh dưỡng tốt cho cơ thể trẻ sơ sinh nhất chính là sữa mẹ. Cho nên, mọi việc làm của mẹ đều có thể ảnh hưởng tới nguồn sữa và sức khỏe của bé. Nên việc ăn uống hằng ngày đều cần phải chú ý, đặc biệt là hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc. Còn với những mẹ bị tình trạng thiếu sữa thì nên bổ sung một số món: chân giò hầm, đu đủ xanh, rau ngót, ngó sen, khoai lang… giúp tăng lượng sữa.

  • Thường xuyên tiêm phòng

Để đảm bảo sức khỏe cho bé, bên cạnh chế độ ăn uống thì mẹ cũng cần nắm được lịch phòng ngừa định kỳ. Điều này sẽ giúp cho trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh. Tuy nhiên, đôi khi vấn đề bất thường vẫn có thể xảy ra nên mẹ cũng nên theo dõi sức khỏe của bé cẩn thận.

Ngoài các cách chăm sóc như trên, các mẹ cũng cần phải biết bế ẵm, tắm rửa bé cho đúng, tránh cho trẻ bị thương tổn và nhiễm trùng da.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa

Tình trạng rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh là điều thường thấy vì hệ tiêu hóa của bé còn non yếu, chưa hoàn thiện. Hơn nữa, chế độ ăn uống, sinh hoạt cùng vệ sinh thực phẩm, môi trường đều có thể ảnh hưởng đến đường ruột của bé, khiến bé bị tiêu chảy, táo bón hay trào ngược dạ dày. Vì thế, khi mẹ cho bé ăn sai cách, chăm sóc không đúng đều khiến bé gặp phải những hiện tượng này. Để tránh cho bé gặp phải vấn đề rối loạn tiêu hóa, mẹ nên chăm sóc trẻ sơ sinh như sau:

  • Lựa chọn các loại thực phẩm tươi tốt, đảm bảo vệ sinh
  • Xử lý thực phẩm sạch sẽ trước khi chế biến
  • Cho trẻ ăn uống phù hợp với độ tuổi: dưới 6 tháng luôn bú sữa mẹ, từ 6 tháng đến 1 tuổi tập ăn dặm với cháo và một số món ăn nhẹ, dễ nuốt, trên 1 tuổi tập ăn cơm mềm và cung cấp thêm nhiều chất xơ, khoáng chất, vitamin.

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 6 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

  • Có thể cho trẻ bị rối loạn tiêu hóa sử dụng men vi sinh theo chỉ định của bác sĩ
  • Giữ vệ sinh môi trường xung quanh luôn sạch sẽ
  • Đảm bảo được 4 nguồn dinh dưỡng chính: chất đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất
  • Cho trẻ bú nhiều sữa mẹ và ăn thêm những sản phẩm từ sữa như sữa chua, phô mai… để phát triển tế bào ruột, tăng khả năng hấp thụ và tiêu hóa. Tuy nhiên, không để trẻ ăn uống quá no, nên giúp bé ợ hơi sau khi ăn để tránh trào ngược dạ dày.

Chăm sóc trẻ sơ sinhCho trẻ bú nhiều sữa mẹ để hỗ trợ khả năng tiêu hóa

  • Không nên cho bé ăn những món cần phải nhai khi chưa mọc đủ răng vì sẽ làm dạ dày tiêu hóa quá sức

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị thủy đậu

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh là rất yếu và chưa đủ khả năng ngăn cản sự tấn công của nhiều loại virus, vi khuẩn gây bệnh. Vì thế, virus thủy đậu càng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể bé một cách dễ dàng. Biểu hiện của bệnh này thường là sự xuất hiện của các mụn nước và triệu chứng sốt. Chúng mang tới cảm giác ngứa ngáy, khó chịu và dễ vỡ. Khi bị vỡ, chúng có thể sẽ để lại sẹo. Vì thế, khi bé nhà bạn mà bị thủy đậu thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ để có những phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh tại nhà hiệu quả.

  • Bôi thuốc chuyên trị bệnh thủy đậu theo hướng dẫn của bác sĩ: dung dịch xanh methylen… lên các nốt mụn nước để làm cho chúng nhanh khô và tránh tình trạng bị vỡ
  • Sử dụng các loại thuốc mà đã được bác sĩ đồng ý như thuốc hạ sốt và giảm ngứa…
  • Mẹ không nên tự quyết định liều dùng, cách dùng của các loại thuốc hay aspirin vì trẻ có thể bị tác dụng phụ và gặp nguy hiểm.
  • Hằng ngày tắm rửa vệ sinh thân thể của bé sạch sẽ và nhẹ nhàng bằng nước ấm bình thường hoặc nước ấm pha muối
  • Luôn giữ cho trẻ ấm nhưng ở mức độ thích hợp chứ không nên ủ quá kỹ gây nên hiện tượng nóng sốt
  • Nếu là trẻ chưa biết ăn thì vẫn bú sữa mẹ bình thường còn những bé mà đang tập ăn dặm thì nên ăn nhiều món chứa chất xơ, vitamin, khoáng chất từ rau xanh.
  • Các sản phẩm, chế phẩm từ sữa như sữa bò, sữa dê… không nên cho trẻ uống khi đang bị thủy đậu
  • Khi đã được 1 ngày kể từ khi bắt đầu bệnh, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về vấn đề sử dụng loại kháng sinh chuyên chống lại virus acyclovir nhằm giúp thời gian bệnh và mức độ nhiễm bệnh được giảm bớt.
  • Đến thời điểm khi các mụn nước đang dần khô lại, cha mẹ nên mang găng tay hoặc cắt móng tay để bé không gãi mỗi khi bị ngứa.
  • Khi có ai đang bị bệnh thủy đậu thì không nên để bé tiếp xúc phải hoặc khi bé đang trong thời gian điều trị bệnh thì cũng cần được cách ly.
  • Nếu như trong trường hợp mẹ là người bị bệnh thì không nên chạm, tiếp xúc với bé sơ sinh vì có thể lây bệnh, thậm chí là việc bú sữa mẹ cũng vậy. Không cho trẻ bú trực tiếp như trước mà mẹ nên vắt sữa ra và để người thân cho bé ăn.
  • Còn khi trẻ chẳng may tiếp xúc phải với người bệnh dù đã được tiêm phòng thì bé vẫn cần phải được ba mẹ cho đi tiêm phòng càng sớm càng tốt, không được để quá 3 ngày để ngăn chặn nhiễm virus gây bệnh.

Chăm sóc trẻ sơ sinh bị viêm phổi

Viêm phổi là bệnh nguy hiểm và dễ gặp ở trẻ sơ sinh do cơ thể bé chưa tạo ra được nhiều kháng thể chống bệnh nên các loại virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… có thể thuận lợi sinh sôi và phát triển. Từ đó, gây ra những thương tổn cho lá phổi khiến chúng càng ngày càng bị ô nhiễm trầm trọng. Chính vì thế, phát hiện càng sớm bệnh thì càng có lợi có việc điều trị và hồi phục, đặc biệt là tránh được chuyển biến nặng và tử vong. Bên cạnh đó, cách chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi cần phải được chú trọng vì nó cũng góp phần giúp cho bệnh nhanh khỏi hơn.

  • Giúp trẻ giảm cơn sốt

Để trẻ có thể hạ sốt, mẹ nên dùng khăn thấm nước ấm và chườm cho bé. Trong trường hợp bé sốt cao hơn khoảng 38,5 độ C hoặc hơn thì chườm sẽ không có tác dụng, thay vào đó thì mẹ nên hỏi bác sĩ việc sử dụng thuốc hạ sốt.

  • Áp dụng vỗ lồng ngực để đẩy đàm ra ngoài

Việc vỗ lồng ngực nên thực hiện trước bữa ăn hoặc sau khi ăn được 1 tiếng để tránh tình trạng bé bị nôn trớ. Mẹ nên khum bàn tay và khép sát các ngón tay rồi mới vỗ. Nếu âm thanh là tiếng bồm bộp thì là đúng còn bèn bẹt là bạn đã làm sai, cần phải điều chỉnh lại. Lưu ý rằng không nên vỗ trực tiếp lên người bé, đờm dãi của bé cần được hút ra trước và sau khi tiến hành vỗ lồng ngực, không nên vỗ khi đang đeo vòng, đồng hồ, nhẫn vì chúng có thể gây xước da và làm bé đau. Hơn nữa, không nên vỗ vào vùng dạ dày, xương sống, xương ức và thời gian vỗ chỉ cần 3 đến 5 phút thì chuyển sang chỗ khác.

Chăm sóc trẻ sơ sinhVỗ lồng ngực đúng cách giúp cải thiện tình trạng viêm phổi ở trẻ

  • Giữ gìn vệ sinh, ăn uống

Sau mỗi lần lau mũi mẹ nên bỏ luôn tờ khăn giấy mềm đó. Còn nếu là dạng khăn thấm nước thì cần thường xuyên giặt sạch sẽ để tránh bệnh quay trở lại. Thêm vào đó, đồ chơi cũng như nhà cửa, môi trường xung quanh luôn phải dọn dẹp sạch sẽ. Người chăm sóc bé cần rửa tay thật sạch bằng xà phòng trước khi chăm sóc hay nấu nướng thức ăn. Nên ưu tiên những món ăn mềm, lỏng, dễ nuốt, dễ tiêu, hợp khẩu vị của trẻ và không ép buộc trẻ ăn hết, nên ăn nhiều lần trong một ngày.

  • Thực hiện biện pháp tránh lây nhiễm

Khi đang có trẻ sơ sinh ở bên, cha mẹ không nên hút thuốc, đun nấu gây khói độc. Cách ly bé với người bị nhiễm bệnh. Giữ cho nhà ở luôn sạch sẽ, thoáng đãng, đầy đủ ánh sáng. Thực hiện tiêm phòng định kỳ.  Luôn theo dõi sức khỏe của trẻ và duy trì việc bú sữa mẹ đến năm 2 tuổi.

Chăm sóc trẻ sơ sinh non tháng

Không được như các bé sinh đủ ngày đủ tháng, những trẻ sinh thiếu tháng thường yếu hơn, dễ bệnh hơn và sự phát triển các cơ quan trong cơ thể bị chậm lại. Cho nên, để chăm sóc trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi bị sinh non sẽ cần sự hỗ trợ của các thiết bị y tế.

  • Bé sẽ luôn phải được theo dõi nhịp tim và oxy máu.
  • Khả năng thở bị kém nên bé sẽ cần đến oxy, NCPAP và máy thở.
  • Bé sẽ cần tới truyền dịch và truyền thuốc.
  • Dạ dày của trẻ sẽ được đặt một ống thông.
  • Bé sẽ cần được bú sữa mẹ nhiều.
  • Bác sĩ có thể chỉ định cho bé dùng thêm kháng sinh và thuốc phù hợp.
  • Ngoài ra, còn phải chụp X-quang, tiến hành xét nghiệm máu, chăm sóc kangaroo cho trẻ.

Chăm sóc trẻ sơ sinh đủ tháng

Khác với trẻ thiếu tháng, bé đủ tháng sẽ khỏe mạnh hơn và việc chăm sóc cũng dễ dàng hơn. Với trường hợp này, mẹ chỉ cần nắm được cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ a đến z sau:

  • Luôn mặc ấm cho bé bằng mũ mềm, tất chân, tất tay, quần áo ấm làm bằng bông. Nhưng cần chú ý không mặc quá kín vì sẽ gây ngộp, khó thở, nóng và phát sốt.
  • Mẹ nên ôm bé vào lòng để truyền hơi ấm và tình cảm của mẹ và cũng để cho mối liên kết mẹ con được thắt chặt.
  • Cho bé bú sữa nhiều và sớm vì nguồn sữa non lúc đầu sẽ cung cấp được nhiều dinh dưỡng, năng lượng hơn: protein, vitamin A, chất kháng khuẩn hỗ trợ hệ miễn dịch… Không chỉ vậy, việc cho trẻ bú sữa sớm còn giúp bé thải ra được phân su nhanh hơn, tránh được bệnh vàng da và tăng khả năng co bóp tử cung để cầm máu sau sinh được hiệu quả.
  • Thường xuyên vệ sinh, tắm rửa cho bé bằng nước ấm (khoảng 32 đến 34 độ C) trong nhiệt độ phòng vào khoảng 28 độ. Nếu có thể thì tắm luôn cho trẻ sau khi mới sinh. Khi tắm cho bé nên lau rửa nhẹ nhàng, không làm mạnh vì bé vẫn còn yếu nên sẽ đau hoặc bị thương, không dùng loại xà phòng chứa nhiều chất kiềm, không cho xà bông trực tiếp lên da bé vì sẽ làm ảnh hưởng đến da. Và luôn lau khô người và mặc quần áo ấm ngay sau khi tắm để không bị nhiễm lạnh.
  • Mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý hay Tobrex để vệ sinh phần mắt cho bé trong tuần đầu tiên.
  • Phải chăm sóc rốn trẻ sơ sinh đúng cách: tối thiểu phải rửa rốn cho bé mỗi ngày một lần bằng chlorhexidine hay iode 0,5%. Khi rốn bé bị dính bẩn phải vệ sinh ngay. Không băng quá chặt mà nên để hở để tránh nhiễm trùng.
  • Bổ sung vitamin K và vitamin D cho trẻ

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè

Vào thời điểm nắng nóng như mùa hè, dù bé sẽ tránh được tình trạng nhiễm lạnh nhưng những vấn đề về da hay tăng thân nhiệt là vẫn có thể xảy ra. Cho nên, mẹ sẽ cần biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh 2 tháng tuổi, chăm sóc trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi cho đúng.

  • Vì trời nóng nên cha mẹ thường sẽ bật điều hòa cho mát. Nhưng cơ thể trẻ còn non nớt và chưa thể tự điều hòa nhiệt độ cơ thể bản thân nên cha mẹ cần lưu ý: không để nhiệt độ máy lạnh quá thấp, chỉ nên để trong khoảng 26 đến 28 độ, khi nằm trong phòng bật máy lạnh, cần mặc đầy đủ quần áo ấm cho bé, không cho bé nằm cùng với hướng gió thổi ra của máy, không nên vừa dùng điều hòa vừa dùng quạt và không đột ngột đi ra và đi vào để tránh cho trẻ bị sốc nhiệt.
  • Không nên tắm quá nhiều lần trong một ngày vì sẽ làm giảm khả năng bảo vệ da tự nhiên của trẻ. Khi tắm thì mẹ nên dùng nước ấm, nhiệt độ trong phòng tắm cũng phải ấm, không bị lùa gió. Hơn nữa, bản thân mẹ trước khi chăm sóc, tiếp xúc với bé đều cần vệ sinh tay sạch sẽ bằng xà phòng và để móng tay gọn gàng, không quá dài. Nếu sử dụng xà phòng tắm thì nên chọn loại phù hợp với da bé.

Chăm sóc trẻ sơ sinhCho bé dùng sữa tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh

  • Khi bé đổ mồ hôi thì cha mẹ nên lấy khăn thấm nhẹ cho bé, nhất là những chỗ như cổ, lưng, bẹn, khuỷu tay, khuỷu chân, mông để hạn chế rôm sảy.
  • Cách chăm sóc trẻ sơ sinh mùa hè khác chính là làn da nhạy cảm của bé là điều mẹ cũng cần quan tâm: thường xuyên kiểm tra tã và thay khi đã gần đầy hoặc rửa lại sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, hăm tã. Nên cho trẻ tắm nắng 30 phút mỗi sáng (6h30-7h30) và chọn những trang phục rộng rãi, có thể thấm mồ hôi.
  • Bên cạnh đó, dù là mùa nào thì vi khuẩn đều có thể sinh sôi và tấn công vào hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ nên mẹ cần cho trẻ bú nhiều sữa mẹ và theo dõi mọi chuyển biến, thay đổi của bé khi chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè.

Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông

Vì thời tiết mùa đông thường rất lạnh nên việc mẹ cần quan tâm đầu tiên sẽ luôn là ủ ấm cho bé. Để việc giữ ấm được tốt, mẹ nên cho bé mặc đồ bó bên trong trước rồi mới mặc thêm lớp áo khoác bên ngoài. Tuy nhiên, khi chọn đồ, mẹ nên lựa những bộ quần áo mềm, nhẹ, dễ thấm hút vì khả năng bé đổ mồ hôi là có thể xảy ra. Làm như vậy trẻ không những được thoải mái, ấm áp mà còn không bị nóng. Bên cạnh đó, dùng thêm bao tay, tất chân để giữ ấm.

Da dẻ vào mùa đông thường dễ bị khô do thời tiết khô hanh và lạnh, đặc biệt là làn da chưa được cứng cáp của trẻ nên mẹ cũng cần phải bảo vệ da bé. Không chỉ có da mà đường hô hấp cũng rất quan trọng. Nếu mẹ không làm đúng, bé có thể bị sổ mũi, ngạt mũi, khó thở dẫn tới biếng ăn, hay khóc. Vì vậy, cha mẹ phải vệ sinh mũi cho bé mỗi ngày bằng nước muối sinh lý ấm và che chắn phần mũi để tránh gió lùa mỗi khi ra đường.

FAQ – Câu Hỏi Thường Gặp

Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 5 Tháng Tuổi

Khi bước sang tháng thứ 5, bé đã dần lớn hơn và bắt đầu có những đổi khác: tinh nghịch hơn, biểu đạt cảm xúc nhiều hơn và nhận biết mọi thứ xung quanh rõ ràng hơn. Cha mẹ cũng có thể thấy được hành trình trưởng thành đầy kỳ diệu của con. Vậy mẹ nên làm gì để chăm sóc trẻ 5 tháng tuổi được tốt nhất và làm sao để bé có thể phát triển tối ưu?

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 5 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Khi trẻ sơ sinh được 7 tháng tuổi, bé bắt đầu tăng trưởng cả về chiều cao lẫn cân nặng. Tuy nhiên, nhiều mẹ không biết trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg và lo lắng không biết con mình có bị nhẹ cân hay không.

Giai đoạn này, đối với bé trai 7 tháng, cân nặng khoảng 7,4 – 9,2 kg và chiều cao trung bình từ 67- 71 cm, còn bé gái thì nặng từ 6,8 – 8,6 kg và cao khoảng 65 – 69 cm. Khác với giai đoạn trước, tốc độ tăng trưởng của bé từ tháng thứ 7 trở đi sẽ chậm hơn, chỉ còn tăng khoảng 0,4 – 0,7 kg mỗi tháng.

Bé yêu được 7 tháng tuổi đã bắt đầu thể hiện tình cảm và cảm xúc một cách rõ ràng hơn. Chẳng hạn, bé bắt đầu tỏ ra không thích bị “kiểm soát” mọi thứ từ việc ăn uống, vui chơi, ngủ nghỉ,…

Bé không ngại biểu lộ sự vui mừng, cáu kỉnh hay khó chịu khi thích/ không thích điều gì đó. Tuy nhiên, bố mẹ đừng lấy làm phiền lòng, vì điều này chứng tỏ con yêu đang phát triển bình thường về cảm xúc.

Trẻ 7 tháng tuổi

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 7 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

Trẻ 9 tháng biết làm những gì?

Nhiều mẹ cho rằng trẻ 9 tháng tuổi chưa nhận biết được gì cả. Thực ra, trong giai đoạn này con của mẹ đã phát triển rất nhiều về trí não và cảm xúc đấy nhé. Con đã hiểu và phân biệt được những từ  như: “có”, “không”, biết đáp lại khi có người gọi tên mình rồi đấy.

Vậy, trẻ 9 tháng tuổi biết làm gì? Con yêu cũng đã biết nhún nhảy, đung đưa theo tiếng nhạc, biết làm trò, đùa giỡn “ú òa” và chỉ tay vào những thứ con thích. Tóm lại, tất cả kĩ năng của con đã tiến lên thêm một bậc mới. Ở giai đoạn 9 tháng tuổi , bé đã rất linh hoạt, hiếu động, tinh nghịch và mong muốn khám phá mọi thứ xung quanh mình.

Trước hết, kỹ năng giao tiếp của con đã phát triển mạnh, con đã biết “hóng hớt” mọi người nói chuyện xung quanh mình bằng cách nhoài người theo. Khi đó, con thích chú ý nhìn vào miệng của người ta một cách say sưa. Đôi khi, trẻ còn ê a, bi bô theo những từ ngữ không rõ.

Chính vì vậy, bố mẹ hãy dành thời gian giao tiếp với con nhiều hơn bằng cách đọc hoặc kể cho con nghe những câu chuyện. Việc này sẽ giúp ngôn ngữ của con yêu phát triển rất tốt. Đồng thời, những trẻ được nhận đủ tình yêu thương của gia đình, cha mẹ sẽ phát triển toàn diện về cảm xúc, tinh thần và trí tuệ.

Trẻ 9 tháng tuổi

Xem thêm:

Tổng Hợp Các Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 9 Tháng Tuổi Mẹ Nên Biết

Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 10 Tháng Tuổi

Mỗi trẻ nhỏ đều có một kế hoạch ngủ, ăn và chơi của riêng mình. Trẻ 10 tháng tuổi cũng vậy, bé cần có những “lịch trình” cụ thể cho các kế hoạch ấy. Vậy mẹ đã biết chăm sóc trẻ 10 tháng tuổi thế nào là đúng chưa? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.

Vấn Đề Thường Gặp Ở Trẻ 11 Tháng Tuổi

Trẻ 11 tháng tuổi đã phát triển vượt trội cả về cơ thể lẫn trí tuệ, chính vì vậy trong khoảng thời gian này, cha mẹ cần thay đổi cách chăm sóc trẻ sao cho phù hợp. Đồng thời, cũng cần chú ý chế độ dinh dưỡng cho bé khoa học, hợp lý và đủ chất để bé có thể phát triển tốt nhất.

Kết luận

Với các phương pháp chăm sóc trẻ sơ sinh trên đây, cha mẹ đã có thể biết mình nên làm gì và không nên làm gì khi thời tiết thay đổi hay khi bé bị bệnh. Từ đó, bé sẽ được chăm sóc đúng, kỹ càng hơn, hạn chế được tình hình nguy hiểm và trẻ sẽ có được một cơ thể khỏe mạnh để vui chơi và phát triển.

Xem thêm:

Hội Chứng Prader-Willi: Nguyên Nhân, Triệu Chứng, Chẩn Đoán

Nguồn tham khảo

  • https://baohaspa.com/cham-soc-be-sau-sinh-mo
  • https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/cach-cham-soc-tre-so-sinh-bi-viem-phoi-giup-tre-mau-hoi-phuc/
  • https://www.top10homeremedies.com/pregnancy/top-10-tips-taking-care-newborn-baby.html
5/5 - (1 vote)

Xem thêm
Chăm Sóc Bé

Bé Bị Đầy Hơi Chướng Bụng Nên Điều Trị Như Thế Nào? Update 11/2024

Bé Mấy Tháng Cứng Cổ, Mẹ Đã Biết Chưa? Update 11/2024

Cách Nhận Biết Trẻ Bị Viêm Màng Não Sớm Để Không Hối Hận Sau Này Update 11/2024

Cách Nhận Biết Trẻ Bị Viêm Màng Não Sớm Để Không Hối Hận Sau Này Update 11/2024

Bạn Đã Biết Về Căn Bệnh Bạch Biến Ở Trẻ Em Chưa? Update 11/2024

Bé Bị Hăm Cổ Có Nặng Đến Mấy Cũng Hết Ngay Nếu Mẹ Chăm Sóc Bé Đúng Cách Update 11/2024

Top 8 Loại Lá Thần Dược Giúp Mẹ Tắm Bé Chữa Chàm Sữa Nhanh Khỏi Update 11/2024

Top 8 Loại Lá Thần Dược Giúp Mẹ Tắm Bé Chữa Chàm Sữa Nhanh Khỏi Update 11/2024

Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì Là Tốt Nhất? Mẹ Đã Biết Chưa? Update 11/2024

Bé Bị Chàm Sữa Bôi Thuốc Gì Là Tốt Nhất? Mẹ Đã Biết Chưa? Update 11/2024

Kiến Thức Chăm Con: Trẻ Bị Chàm Sữa Kiêng Ăn Gì? Update 11/2024

Kiến Thức Chăm Con: Trẻ Bị Chàm Sữa Kiêng Ăn Gì? Update 11/2024

Tuyệt Chiêu Tắm Nước Lá Dưỡng Da Trắng Hồng, Sạch Khuẩn Cho Bé Yêu Update 11/2024

Tuyệt Chiêu Tắm Nước Lá Dưỡng Da Trắng Hồng, Sạch Khuẩn Cho Bé Yêu Update 11/2024

Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng, Nên Hay Không? Update 11/2024

Tắm Cho Trẻ Sau Khi Tiêm Phòng, Nên Hay Không? Update 11/2024

Thời Gian Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Có Quan Trọng Không? Nên Tắm Cho Bé Giờ Nào Là Tốt Nhất? Update 11/2024

Kiến Thức Không Phải Ai Cũng Biết: Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Chưa Rụng Rốn Đúng Cách Update 11/2024

Kiến Thức Không Phải Ai Cũng Biết: Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Chưa Rụng Rốn Đúng Cách Update 11/2024

Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ, Mẹ Cần Can Thiệp Đúng Lúc Để Bảo Vệ Bé Update 11/2024

Hẹp Bao Quy Đầu Ở Trẻ, Mẹ Cần Can Thiệp Đúng Lúc Để Bảo Vệ Bé Update 11/2024

Bí Quyết Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Dành Cho Mẹ Update 11/2024

Bí Quyết Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh Đúng Cách Dành Cho Mẹ Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Vàng, Bình Thường Hay Bất Thường? Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Vàng, Bình Thường Hay Bất Thường? Update 11/2024

Lưỡi Bé Bị Trắng Liên Quan Đến Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Của Bé? Update 11/2024

Lưỡi Bé Bị Trắng Liên Quan Đến Những Vấn Đề Sức Khỏe Nào Của Bé? Update 11/2024

Làm Mẹ Cần Biết: Trẻ Bị Cảm Lạnh Nên Xử Trí Ra Sao? Update 11/2024

Làm Mẹ Cần Biết: Trẻ Bị Cảm Lạnh Nên Xử Trí Ra Sao? Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Trong Có Nguy Hiểm Không? Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Trong Có Nguy Hiểm Không? Update 11/2024

Tuyệt Chiêu Trị Chứng Hay Chảy Nước Mũi Cho Bé Mẹ Cần Biết Update 11/2024

Tuyệt Chiêu Trị Chứng Hay Chảy Nước Mũi Cho Bé Mẹ Cần Biết Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Màu Xanh, Ba Mẹ Lo Lắng Có Phải Là Thừa? Update 11/2024

Trẻ Bị Chảy Nước Mũi Màu Xanh, Ba Mẹ Lo Lắng Có Phải Là Thừa? Update 11/2024