Updated at: 05-05-2020 - By: admin

Những ngày đèn đỏ đến trễ hay đến quá sớm đều những dấu hiệu của kinh nguyệt không đều mà các bạn nữ cần lưu ý. Hiện tượng kinh nguyệt thất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cũng như các vấn đề liên quan đến việc sinh sản của chị em.

Hiện tượng kinh nguyệt không đều là gì?

Dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là hiện tượng hành kinh không theo một chu kỳ nhất định. Dấu hiệu kinh nguyệt không bình thường được chia làm 3 loại chính là kinh sớm, kinh trễ hay vô kinh. Thời gian và mức độ chảy máu trong mỗi chu kỳ kinh cũng sẽ có sự khác nhau ở mỗi người.

Dấu hiệu kinh nguyệt không đềuRối loạn kinh nguyệt là hiện tượng hành kinh không theo chu kỳ nhất định

Người phụ nữ có dấu hiệu của kinh nguyệt không đều khi chu kỳ kinh quá dài ngày (trên 35 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 21 ngày). Ngày có kinh kéo dài tới 7-10 ngày. Lượng máu kinh khoảng 50-150 ml, lúc ra nhiều, ra ít, không đều. Màu kinh lúc đỏ tươi, lúc đen sẫm, máu kinh đông thành cục.

Nếu chị em nhận thấy dấu hiệu kinh nguyệt bất thường thì cần sớm thăm khám phụ khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân và có hướng điều trị thích hợp.

Ngoài ra, hiện tượng rong kinh khiến cho chảy máu quá có thể khiến chị em bị thiếu máu hoặc thiếu sắt, cảnh báo tình trạng bệnh lý tiềm ẩn.

Các vấn đề kinh nguyệt sẽ liên quan trực tiếp tới vấn đề sinh sản, thụ thai. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ có thể chữa trị dứt điểm kinh nguyệt không đều. Do đó, chị em trong độ tuổi sinh sản không nên chủ quan với các dấu hiệu nhận biết rối loạn kinh nguyệt. Thực tế đã có không ít trường hợp dẫn tới vô sinh, hiếm muộn.

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt được coi là bình thường khi dao động từ 24–34 ngày. Việc ra máu thường kéo dài 4–5 ngày và lượng máu mất đi khoảng 40 ml. Tuy nhiên, có một số chị em có độ dài chu kỳ kinh nguyệt hay lượng máu không nằm trong phạm vi này. Các dấu hiệu của kinh nguyệt không đều bao gồm:

Kinh thưa.

Nếu vòng kinh của bạn kéo dài hơn 39 ngày, đây gọi là hiện tượng kinh thưa. Nguyên nhân của tình trạng này có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường, làm cản trở quá trình tiết ra hormone môn.

Kinh thưa là dấu hiệu kinh nguyệt bất thường

Hiện tượng kinh thưa ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Vì khi trứng rụng ít gây ra tình trạng kinh nguyệt thưa. Kéo theo tỷ lệ có thai của phụ nữ cũng bị giảm theo. Khi phát hiện hiện tượng kinh thưa kéo dài, tốt nhất bạn nên đến các bệnh viện chuyên khoa để tìm ra biện pháp chữa kịp thời.

Xem thêm:

Kinh Nguyệt Không Đều Có Thai Không? Làm Sao Để Chữa Trị?

Kinh mau.

Chu kỳ kinh cách nhau ít hơn 24 ngày là dấu hiệu của kinh nguyệt không đều. Nguyên nhân xuất phát từ chức năng buồng trứng bị yếu hoặc do mất cân bằng nội tiết khi chị em thường xuyên bị stress, căng thẳng, áp lực tâm lý…

Trong một số trường hợp, kinh mau xảy ra do giai đoạn cơ thể bạn đang gặp vấn đề, khiến cho khoảng thời gian rụng trứng và ngày kinh nguyệt rút ngắn lại. Khi mức progesterone thấp, lớp niêm mạc tử cung sẽ không đủ dày gây khó thụ thai. Thậm chí, nếu có thai, người mẹ cũng sẽ khó giữ được em bé.

Kinh nguyệt ra nhiều và kéo dài (rong kinh).

Kinh nguyệt kéo dài là khi kỳ đèn đỏ kéo dài quá 8 ngày. Nguyên nhân chủ yếu là do cơ thể bị mất cân bằng nội tiết hoặc mắc bệnh ở tử cung. Tuy nhiên, bạn cần thận trọng nếu gặp phải các triệu chứng ra máu quá nhiều, máu sẫm màu, vón cục, đau bụng dữ dội. Những biểu hiện này có thể cảnh báo các bệnh u xơ tử cung, viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, ung thư tử cung.2.4. Kinh nguyệt quá ít và ngắn.

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều nếu kỳ kinh chỉ kéo dài trong 1 hoặc 2 ngày với lượng máu kinh ít, dưới 20ml. Các nguyên nhân gây ra đó là rồi loại nội tiết tố; áp lực tâm lý kéo dài…

Dấu hiệu kinh nguyệt không đều Dấu hiệu kinh nguyệt không đều trong thời kỳ tiền mãn kinh.

Các dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt hoặc kinh nguyệt ít cũng thường xảy ra với phụ nữ từ 40 – 50 tuổi. Điều này cho thấy cơ thể bạn đang dần bước sang thời kỳ mãn kinh. Thông tường, đội tuổi mãn kinh là ngoài 50 tuổi. Những người bị mãn kinh xảy ra trước tuổi 40 được coi là mãn kinh sớm. Tình trạng này sẽ dẫn đến lão hóa cơ quan sinh dục và các cơ quan nội tiết sinh dục.

Để ngăn ngừa tình trạng mãn kinh sớm, chị em nên ăn nhiều thực phẩm giúp tăng mức nội tiết tố nữ như đậu nành, đậu xanh, lạc.

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì?

Kinh nguyệt không đều là dấu hiệu cảnh báo bệnh gì

Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu của bệnh gì thắc mắc của không ít chị em trong trường hợp nay. Dưới đây là tổng hợp các bệnh do kinh nguyệt không đều gây ra.

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS).

Buồng trứng lúc này sẽ xuất hiện một số túi nhỏ đầy chất lỏng được gọi là u nang phát triển. Phụ nữ mắc bệnh có lượng hormone sinh dục nam cao bất thường. Phụ nữ bị PCOS không rụng trứng, dẫn đến không có hành kinh hàng tháng. Các biểu hiện đi kèm bao gồm béo phì, mụn trứng cá và mọc lông quá phát ở nhiều vị trí trên cơ thể. Hội chứng buồng trứng đa nang có thể dẫn tới hậu quả nghiêm trọng như tăng nguy cơ vô sinh, hiếm muộn, bà bầu đang có thai dễ bị sảy thai.

Ung thư cổ tử cung.

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều cũng là cảnh báo của căn bệnh ung thư cổ tử cung. Các triệu chứng thường thấy đó là sự chảy máu bất thường của âm đạo, kỳ kinh kéo dài bất thường, dịch nhầy âm đạo có màu vàng hoặc lẫn máu,…

Rối loạn tuyến giáp.

Căn bệnh rối loạn tuyến giáp có thể gây ra sự bất thường của kinh nguyệt. Nguyên nhân là do tuyến giáp là một tuyến tiết hormon quan trọng trong quá trình điều hòa nội tiết của cơ thể.

Bệnh viêm vùng chậu.

Đây là căn bệnh nhiễm trùng của hệ thống sinh sản nữ giới. Một biến chứng phổ biến nhất được gây ra bởi các bệnh lây truyền qua đường tình dục trừ AIDS. Nếu phát hiện sớm, người bệnh được điều trị bằng thuốc kháng sinh. Nếu để bệnh kéo dài, sẽ làm hỏng ống dẫn trứng, tử cung, gây cảm giác đau mạn tính vùng chậu. Có nhiều triệu chứng biểu hiện của bệnh viêm vùng chậu như bất thường kinh nguyệt, chảy máu âm đạo sau quan hệ.

Endometriosis.

Endometriosis là bệnh lý mà các tế bào ở bên trong tử cung phát triển bên ngoài nó. Hiểu đơn giản là lớp lót bên trong tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung. Các tế bào nội mạc tử cung chính là những tế bào rụng đều đặn mỗi tháng trong kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Việc mắc bệnh endometriosis có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh đẻ của chị em.

Nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều.

Dấu hiệu của kinh nguyệt không đều là do những nguyên nhân sau:

Sử dụng thuốc chưa hợp lý.

Một số loại thuốc chống viêm, chống đông máu, thuốc điều hòa hormone. Ngoài ra, tình trạng chảy máu nhiều có thể là tác dụng phụ khi chị em sử dụng dụng cụ ngừa thai trong tử cung.

Dấu hiệu kinh nguyệt không đềuSử dụng thuốc không khoa học – nguyên nhân gây kinh nguyệt không đều

Mất cân bằng hormone.

Sự dư thừa hormone estrogen và progesterone có thể gây chảy máu nghiêm trọng. Sự mất cân bằng hormone đa phần xảy ra ở những bé gái bắt đầu có kinh nguyệt trong khoảng một năm rưỡi hoặc ở phụ nữ gần mãn kinh.

Các nguyên nhân khác.

– Không rụng trứng gây ra thiếu hụt hormone progesterone, dẫn đến chảy máu nhiều.

– Lạc nội mạc tử cung.

– Có thai ngoài tử cung

Tuy nhiên, nếu bà bầu bị chảy máu ồ ạt khi mang thai, cũng có thể là dấu hiệu sảy thai. Bạn nên đến cơ sở y tế để các bác sĩ phát hiện nguyên nhân và tìm biện pháp can thiệp kịp thời.

Tác hại của kinh nguyệt không đều.

Chu kỳ kinh nguyệt không đều rất có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự sinh sản của chị em phụ nữ.

Dấu hiệu kinh nguyệt không đềuKinh nguyệt không đều còn là một trong những dấu hiệu cảnh báo vô sinh

Đầu tiên, khi bị kinh không đều chị em thường cảm thấy mỏi mệt, tính tình bực bội, suy giảm trí nhớ suy giảm. Trong khi đó, vùng kín lại mắc các bệnh u xơ tử cung, viêm buồng trứng. Nếu không điều trị sớm, nó có thể gây ra ung thư, viêm loét hoại tử dẫn tới vô sinh.

Kinh nguyệt không đều dấu hiệu vô sinh, điều này hoàn toàn có thể xảy ra vì nó làm cho ngày rụng trứng thất thường dẫn đến khả năng khó thụ thai. Dấu hiệu mang thai khi kinh nguyệt không đều cũng khó phát hiện hơn.

Chưa kể đến việc, nhiều người ra quá nhiều máu dẫn tới tình trạng thiếu máu, cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, hay bị chóng mặt, đau đầu. Hơn nữa, khi kinh nguyệt thất thường, bạn sẽ luôn cảm thấy bị động. Bạn không biết khi nào ngày đèn đỏ xuất hiện để chuẩn bị, sắp xếp công việc.

Khi nào nên đi khám bác sĩ?

Thông thường, chị em nên kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi năm một lần. Đặc biệt, bạn cần đi khám bác sĩ ngay nếu mình bị chảy máu bất thường trong các trường hợp sau:

  • Giữa hai chu kỳ
  • Sau khi quan hệ tình dục
  • Khi đang mang bầu
  • Sau thời kỳ mãn kinh
  • Dịch máu có mùi bất thường
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn kéo dài hơn một tuần
  • Bạn cần sử dụng nhiều hơn một miếng băng vệ sinh mỗi giờ, kéo dài trong vài giờ liên tiếp.

Bạn cũng nên theo dõi thời gian chu kỳ kinh nguyệt và bao nhiêu băng vệ sinh sử dụng trong mỗi chu kỳ. Đây sẽ là những thông tin hữu ích cung cấp cho bác sĩ khi bạn đi khám phụ khoa.

Chị em nên giữ lối sống thoải mái, vui vẻ, hạn chế tâm lý căng thẳng, tránh thức khuya, sử dụng đồ uống chứa chất kích thích. Bạn có thể tham gia thể dục thể thao để giữ cân nặng ổn định, tự tập cho bản thân thói quen ăn uống cân bằng dinh dưỡng.

Để chăm sóc sức khỏe bản thân thật tốt, bạn cần dành nhiều quan tâm đến các dấu hiệu của kinh nguyệt không đều để phát hiện sớm lý do. Các bác sĩ sẽ đặt ra các câu hỏi chi tiết về tình trạng của bạn để xác định nguyên nhân kinh nguyệt không đều. Dựa vào kết quả đó, bạn sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc làm phẫu thuật kịp thời để can thiệp, mang lại hiệu quả tốt nhất.

FAQ – Câu hỏi thường gặp

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì hiệu quả nhất?

Thuốc tân dược chữa kinh nguyệt không đều 

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tây y (tân dược) có tác dụng điều trị rối loạn kinh nguyệt. Một trong số đó chính là thuốc tránh thai.

Các loại thuốc tân dược dùng để điều hòa kinh nguyệt có nguồn gốc từ thuốc tránh thai chính là các nội tiết tố như oestrogen, progesterone gồm có các loại thuốc: progestatif, estrogen,  phối hợp estrogen – progestatif,… với nhiều loại biệt dược khác nhau.

Các loại thuốc này có tác dụng hỗ trợ cơ thể điều chỉnh nội tiết tố nữ, từ đó điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt.

Kinh nguyệt không đều uống thuốc gì

Xem thêm:

Kinh Nguyệt Không Đều Uống Thuốc Gì Hiệu Quả Nhất?

Sự khác nhau giữa sảy thai và kinh nguyệt bạn nên biết.

Có khá nhiều chị em phụ nữ bị sảy thai mà tưởng đến kỳ kinh nguyệt. Họ không nhận ra mình đang mang thai và chỉ nghĩ đơn giản hiện tượng xuất huyết là kỳ kinh nguyệt bình thường. Một số cách phân biệt giữa kinh nguyệt và sảy thai như sau:

Xem thêm:

Phân Biệt Kinh Nguyệt Bình Thường Và Dấu Hiệu Sẩy Thai

Những khác biệt giữa dấu hiệu có thai và dấu hiệu kinh nguyệt.

Đau ngực.

Trong giai đoạn tiền kinh nguyệt, triệu chứng căng tức ngực thường xảy đến trong nửa đầu của chu kỳ. Cơn đau sẽ từ mức độ nhẹ đến nặng và trở nên nghiêm trọng vào ngày trước khi kinh nguyệt xuất hiện, đặc biệt các biểu hiện này có xu hướng nặng hơn đối với chị em trong độ tuổi sinh đẻ. Ngoài ra, bạn có thể cảm nhận được các mô ở ngực trở nên dày kèm theo cơn đau âm ỉ kéo dài. Tình trạng sẽ thuyên giảm khi hàm lượng progesterone giảm vào ngày đèn đỏ diễn ra.

Dấu hiệu mang thai khác với kỳ kinh nguyệt ở chỗ, đau ngực, nhạy cảm hoặc khó chịu xảy ra trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Hiện tượng này xảy ra từ 1 – 2 tuần sau khi thụ thai thành công và kéo dài một khoảng thời gian vì nồng độ progesterone trong cơ thể chị em lúc này tăng lên do sự xuất hiện của thai nhi.

Xem thêm:

Dấu Hiệu Mang Thai Khác Với Kỳ Kinh Nguyệt Như Thế Nào

10 Điều Cần Biết Về Que Thử Rụng Trứng Đảm Bảo Chị Em Bỏ Qua

 

5/5 - (2 votes)