Sàng lọc trước sinh là điều quan trọng cần làm với mỗi bà bầu. Điều này giúp mẹ biết được từ sớm trường hợp thai nhi mắc phải các triệu chứng dị tật, hội chứng từ khi còn trong bụng mẹ. Tùy vào mức độ nặng nhẹ để đưa ra được hướng giải quyết hợp lý.
Có điều sàng lọc trước sinh ở đâu? Khi thực hiện sàng lọc cần làm gì? Hay thời gian thực hiện sàng lọc là trong bao lâu?… Đây đều là những vấn đề khiến bà bầu cảm thấy bỡ ngỡ khi trước giờ chưa từng thực hiện sàng lọc lần nào. Vậy hãy để chúng tôi giúp bạn giải đáp thắc mắc này nào.
Sàng lọc trước sinh là gì?
Nhằm biết trước các căn bệnh hội chứng Down, hội chứng Edwards và dị tật ống thần kinh… có thể xuất hiện trên thai nhi khi gặp phải tình trạng rối loạn di truyền nhiễm sắc thể, các chuyên gia đã nghiên cứu ra phương pháp sàng lọc trước sinh.
Phương pháp này sử dụng đồng thời cả biện pháp thăm dò đặc niệu trong thời gian mang thai với các chẩn đoán xác định. Đây là một biện pháp dự phòng hiện đại, có tác dụng tìm ra các bệnh liên quan đến nội tiết và rối loạn di truyền ngay từ khi bé mới sinh.
Sàng lọc trước sinh để làm gì?
Việc đứa bé ra đời không may đã bị mắc bệnh bẩm sinh hay dị tật nào đó là một điều vô cùng thiệt thòi và cũng là nỗi đau đớn cho chính bản thân đứa trẻ và cũng là cả gia đình. Cho nên, để hạn chế tình trạng này xảy ra, các bà mẹ nên tiến hành sàng lọc trước sinh để sớm phát hiện được những thai nhi có hiện tượng không được khỏe mạnh hay phát triển không bình thường ngay khi còn trong bụng mẹ. Nhờ phương pháp này, các mẹ và bác sĩ có thể biết:
Hội chứng Down
Số trẻ có khả năng bị hội chứng này chiếm từ 1/600 đến 1/800. Nếu bị bệnh này, trẻ sẽ có hình dạng đầu nhỏ, mặt bẹt, lưỡi thè… Ngoài ra, sự phát triển tâm thần của trẻ sẽ diễn ra chậm và chuyển từ nhẹ đến trung bình.
Hội chứng down ở trẻ có thể được phát hiện sớm bằng sàng lọc trước sinh
Hội chứng Edwards
Cũng giống hội chứng Down, tỷ lệ trẻ mắc căn bệnh này cũng là một con số tương đương (1/600-1/800). Với hội chứng này, trẻ sinh ra sẽ chậm phát triển tâm thần ở mức độ nặng. Trong số những đứa trẻ này, có đến 50% sẽ tử vong trong 2 tháng đầu và 90% trẻ bị tử vong trong năm đầu tiên. Theo nghiên cứu, trẻ em nữ dễ mắc hội chứng Edwards hơn các bé trai gấp 3-4 lần. Trẻ bị hội chứng này sẽ có trán bé, chỏm nhô, khe mắt hẹp, lỗ tai gắn thấp…
Khuyết tật ống thần kinh
Tỷ lệ trẻ mắc khuyết tật này cao hơn (1/1000-1/2000) so với hai hội chứng được nói đến ở trên. Có 75% trường hợp thai kỳ đã chấm dứt vì sảy thai hoặc chết lưu, 95% thai phụ không có tiền sử gia đình trước đó. Nguyên nhân gây ra căn bệnh khuyết tật này là do mẹ bị thiếu acid folic, có sử dụng thuốc điều trị chống loạn thần, đái tháo đường. Triệu chứng bệnh thường gặp của bệnh là tật hở ống sống, tật vô sọ và bị thoát vị não – màng não.
Ngoài 3 trường hợp trên, các thai nhi cũng có thể sẽ bị hội chứng G6PD, hội chứng suy giáp bẩm sinh, tăng sản tuyền thượng thận bẩm sinh, Thalassemia.
Các giai đoạn sàng lọc trước sinh
Để có thể tầm soát cho thai nhi được chính xác và sớm phát hiện bệnh. Nhiều bà mẹ vẫn luôn băn khoăn rằng sàng lọc trước sinh tháng thứ mấy thì thích hợp? Quá trình sàng lọc trước sinh này cần phải làm những gì? Kiểm tra ra sao?
Thật ra không có gì phức tạp, sàng lọc trước sinh sẽ được thực hiện trong 3 giai đoạn: 3 tháng đầu thai kỳ, 3 tháng giữa thai kỳ và 3 tháng sau thai kỳ. Với từng giai đoạn khả năng mắc các dị tật bẩm sinh cũng sẽ khác nhau. Và để làm cuộc kiểm tra này, các bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm hình thái thai nhi và xét nghiệm máu cho mẹ.
3 tháng đầu thai kỳ
Ở giai đoạn đầu thai nhi sẽ được siêu âm hình thái, đo độ mờ da gáy để kiểm tra hội chứng down có xuất hiện trên trẻ không. Bên cạnh đó, bác sĩ còn có thể xác định các vấn đề như thai nhi không có hộp sọ, kẽ hở thành bụng…
Tiếp đó, mẹ bầu sẽ được xét nghiệm máu để chẩn đoán xem mẹ có bị mắc các bệnh như rubella, HIV cùng những bất thường về gene có thể có trên cơ thể thai nhi.
Nếu sau khi siêu âm và xét nghiệm, kết quả cho ra là bất thường, bác sĩ sẽ xét nghiệm sinh thiết gai rau để biết tình trạng gene cùng các vấn đề khác của thai nhi.
Đo độ mờ da gáy của thai nhi
3 tháng giữa thai kỳ
Thời điểm này thì thai nhi cũng đã phát triển và lớn hơn. Bác sĩ có thể quan sát từng bộ phận trên cơ thể của bé. Các cuộc sàng lọc vào thời kỳ này có thể giúp đưa ra các chẩn đoán về hệ thần kinh (não úng thủy, tật nứt đốt sống…), hệ tim mạch (dị tật van tim, mạch máu, tim… ), hệ tiêu hóa (dạ dày, ruột…), hệ sinh dục (thận đa nang, van niệu đạo…), xương (ngắn chi, loạn sản xương…).
Mẹ bầu cũng sẽ tiếp tục xét nghiệm máu để xem mẹ có bị lây nhiễm bệnh gì không và xem các nhiễm sắc thể mới có sự cố phát sinh hay không. Nếu có vấn đề, bác sĩ sẽ chọc nước ối để cho ra kết quả chính xác về tình hình thai nhi.
3 tháng cuối thai kỳ
Vào thời kỳ cuối này, bà bầu cần làm sàng lọc trước sinh cùng với chẩn chẩn đoán trước sinh, siêu âm trong thai kỳ để cho ra được đánh giá chính xác về sự phát triển của thai nhi, xem có an toàn hay không và đoán thời gian bà bầu sẽ sinh.
Thời điểm sàng lọc trước sinh
Các bạn có biết sàng lọc trước sinh ở tuần bao nhiêu là phù hợp nhất không? Chính là từ tuần thứ 11, tức là vào tháng thứ 3 của thai kỳ. Vậy nếu làm sớm hơn hay muộn hơn có được không? Câu trả lời là không. Theo các bác sĩ thời điểm để thực hiện siêu âm, sàng lọc, chẩn đoán nên được thực hiện từ sớm, tốt nhất là từ ngày tuần thai thứ 11. Vì từ lúc này, các hội chứng bệnh có thể xuất hiện từ đây. Các cuộc siêu âm, xét nghiệm, sàng lọc hay chẩn đoán sẽ được chia thành 3 mốc quan trọng nhất ứng với 3 thời điểm:
- Tuần 12 tiến hành khám thai để tầm soát bệnh down
- Tuần 22 thực hiện siêu âm 4D để phát hiện dị tật ở trẻ
- Tuần 32 tiến hành siêu âm màu
Siêu âm 4D ở tuần 22 để phát hiện các dị tật có ở thai nhi
Đối tượng nào có nguy cơ cao mang thai bị mắc dị tật bẩm sinh
- Những người phụ nữ đã hơn 35 tuổi
- Trong gia đình có người bị khuyết tật bẩm sinh
- Tình trạng kết hôn cận huyết
- Mẹ hoặc bố làm việc hoặc sống trong môi trường độc hại, nhiều hóa chất
- Bà mẹ bị mắc các bệnh như rubella, cảm cúm, nội khoa… khi đang có thai
Sàng lọc trước sinh ở đâu tốt nhất?
Hiện nay có rất nhiều bệnh viện chuyên sàng lọc trước sinh cho các phụ nữ mang thai có chất lượng rất tốt. Bạn có thể tìm hiểu thông tin trên mạng hoặc qua người thân để chọn cho mình bệnh viện phù hợp. Nhưng các chị em cần cẩn thận trong khâu tra cứu thông tin để tránh khám chữa bệnh tại những nơi không đảm bảo vệ sinh thiết bị và chất lượng chuyên môn nghiệp vụ của các bác sĩ, y tá.
Các bệnh viện sàng lọc trước sinh chất lượng tốt ở Hà Nội
Bạn đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội hoặc ở các tỉnh gần thủ đô, bạn có thể đến một trong những bệnh viện sau để thực hiện sàng lọc trước sinh.
- Trung tâm chẩn đoán trước sinh và sàng lọc sau sinh – bệnh viện phụ sản Hà Nội
Để tối đa hóa cho công tác khám và chữa bệnh, bệnh viện có trang bị các hệ thống máy xét nghiệm đồng bộ theo tiêu chuẩn của Mỹ như hệ thống sàng lọc trước sinh và sơ sinh AutoDelfia (Perkin Elmer – Mỹ), hệ thống phổ khối 2 lần Tandem MS, hệ thống sàng lọc không xâm lấn NIPT (Thermo – Mỹ)… Các thai phụ đến đây thăm khám sẽ phát hiện được bệnh nhanh chóng và có công tác can thiệp kịp thời.
- Địa chỉ: Tầng 5 nhà A – Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: số 929 đường La Thành, Đống Đa, Hà Nội
- Website: www.benhvienphusanhanoi.vn
- Trung tâm xét nghiệm Chemedic
Cũng như bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung tâm Chemedic cũng sử dụng hệ thống chuyên biệt, dành cho việc sàng lọc trước sinh Delfia (Perkin Elmer – Mỹ). Hệ thống này giúp cho bác sĩ đưa ra được kết quả chính xác cao, có thể kết hợp với kết quả siêu âm thai kỳ 1 và Triple test (tăng độ chính xác lên gần 90%), thực hiện các tính toán từ Double test và Triple test (độ chính xác đến 97%) và làm được các xét nghiệm với mẫu máu khô.
- Địa chỉ: 129H1 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội
- Điện thoại: 024 85 886 996
- Website: http://chemedic.vn
- Bệnh viện ĐH Y Hà Nội
Bệnh viện này cũng nằm trong top các bệnh viện có độ uy tín về việc xét nghiệm. Các sàng lọc trước sinh đều sẽ được thực hiện trên máy hiện đại với các phần mềm có thể tính ra được phần trăm nguy cơ thai nhi bị mắc dị tật bẩm sinh.
- Địa chỉ: phòng 203 – nhà A3 – ĐH Y (đi thẳng cổng chính của trường, rẽ trái)
Bệnh viện Đại học Y Hà Nội
Những bệnh viện sàng lọc trước sinh uy tín ở TP. HCM
Bạn ở thành phố HCM hoặc ở các tỉnh gần đó, bạn có thể tìm đến một trong các bệnh viện dưới đây. Những nơi này đều được đánh giá là uy tín, bác sĩ tay nghề cao và đảm bảo an toàn.
Trung tâm xét nghiệm y khoa TassCare
- Địa chỉ: Cơ sở 1: 227 đường 9A, KDC Trung Sơn, Nam Sài Gòn, TP. HCM
- Cơ sở 2: 4/3 đường số 3, Cư Xá Đô Thành, P.4, Q.3, TP. HCM
- Cơ sở 3: 375 đường Trần Hưng Đạo, phường 6, tp. Tuy Hòa, Phú Yên
- Điện thoại: 0909 080 168
- Giờ làm việc: thứ 2 đến thứ 7 từ 8h-20h30
- Bộ Y tế viện Pasteur Tp. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ: 167 Pasteur, phường 8, quận 3, TP. HCM
- Điện thoại: 0838 23 03 52
- Website: www.pasteurhcm.gov.vn
Trung tâm Chẩn đoán Y khoa Medic
- Địa chỉ: 254 Hòa Hảo, phường 4, quận 10, TP. HCM
- Điện thoại: 0839 27 02 84
- Website: www.medic.com.vn, www.benhvienhoahao.com
Trung tâm Kiểm chuẩn Xét nghiệm TP. HCM
- Địa chỉ: 75A Cao Thắng, phường 3, quận 3, TP. HCM
- Điện thoại: 08 3839 1019
- Website: www.csql.gov.vn
Xem thêm:
Giá Dịch Vụ Và Chi Phí Sàng Lọc Trước Sinh Tổng Cộng Là Bao Nhiêu
Khám sàng lọc ở bệnh viện huyện, tỉnh
Nếu bạn không ở gần những thành phố lớn, bạn có thể đến khám sàng lọc tại các bệnh viện huyện hoặc bệnh viện tỉnh. Những nơi này cũng có đầy đủ thiết bị phục vụ cho việc sàng lọc trước thai cho mẹ bầu.
Kết luận
Các vấn đề như sàng lọc trước sinh ở đâu, cần phải làm gì và làm khi nào, bạn đã hoàn toàn nắm rõ được rồi. Vì vậy, hãy lựa chọn cho bản thân một địa điểm khám sàng lọc có chất lượng tốt nhé. Có như vậy, bé sinh ra đời sẽ vui khỏe, bạn và gia đình cũng an tâm hơn.
Xem thêm:
Khám Sức Khỏe Tiền Hôn Nhân Là Gì, Ở Đâu Uy Tín
Nguồn tham khảo: vicare.vn, yeutre.vn, marrybaby.vn